Làm rõ quy định về quy hoạch phát triển kinh doanh casino
Lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý thu, chi
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012 của Chính phủ. Về trình tự, thủ tục quyết toán ngân sách nhà nước, các đại biểu cho rằng về cơ bản các bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã thực hiện tốt công tác hạch toán, kế toán thu, chi ngân sách nhà nước, thực hiện khoá sổ và lập báo cáo quyết toán, thẩm định, phê duyệt quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012 đã được cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiểm toán, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp. Nhiều kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã được các cơ quan của Chính phủ xem xét, tiếp thu và thực hiện theo quy định.
Tuy nhiên, các đại biểu nhận thấy còn nhiều vấn đề Chính phủ cần lưu ý như một số đơn vị thuyết minh quyết toán chưa rõ ràng; lập báo cáo quyết toán chưa đúng biểu mẫu. Công tác thẩm định của cơ quan tài chính chưa chặt chẽ, kịp thời, chất lượng chưa cao. Công tác tổng hợp, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012 của một số địa phương còn chậm theo quy định...
Về thu ngân sách nhà nước, theo báo cáo của Chính phủ, quyết toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2012 tăng 1,9% so với dự toán và tăng 11.382 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ năm, bảo đảm nguồn lực để quản lý nhà nước, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Năm 2012, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng chỉ đạo công tác thu ngân sách, đặc biệt là sự nỗ lực của ngành thuế, hải quan trong triển khai thực hiện các giải pháp quản lý thu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách và xử lý các vi phạm về thuế, đưa công tác quản lý thu ngân sách nhà nước dần đi vào nề nếp, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng do chưa tính đủ số tiền hoàn thuế nên thực chất thu ngân sách nhà nước năm 2012 không đạt dự toán được Quốc hội quyết định, một số khoản thu quan trọng không đạt dự toán được giao, nguồn thu chưa ổn định, vững chắc. Công tác quản lý thu thuế vẫn có mặt hạn chế, chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ đọng thuế còn lớn.
Các đại biểu đề nghị thời gian tới, Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo, có giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý thu đã và đang diễn ra từ nhiều năm nay.
Về chi ngân sách nhà nước, quyết toán chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2012 là 1.170.924 tỷ đồng, trong đó chi theo dự toán được Quốc hội quyết định là 978.463 tỷ đồng, tăng 8,3% so với dự toán và tăng 72.673 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ năm. Các đại biểu nhận thấy công tác quản lý, chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2012 có tiến bộ. Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012 của Chính phủ đã tổng hợp đầy đủ và thuyết minh khá chi tiết nguyên nhân tăng, giảm từng khoản chi so với dự toán được giao. Việc lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước về cơ bản được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Các cấp, các ngành đã chỉ đạo, điều hành thực hiện ngân sách nhà nước bám vào Nghị quyết của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp về dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, góp phần giảm bớt khó khăn về đời sống của nhân dân.
Chi ngân sách nhà nước cơ bản tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ. Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương bám sát chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy công tác quản lý chi ngân sách nhà nước năm 2012 còn một số tồn tại trong chi thường xuyên; chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi cho chương trình mục tiêu quốc gia...
Làm rõ quy định về quy hoạch phát triển kinh doanh casino
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với các nội dung tiếp thu và giải trình thể hiện tại Tờ trình số 49/TTr-CP của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về việc ban hành Nghị định về hoạt động kinh doanh casino.
Tuy nhiên, một số nội dung còn ý kiến khác nhau, cụ thể Điều 21 của Dự thảo Nghị định quy định về quy hoạch phát triển kinh doanh casino tại Việt Nam, trong đó giao “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển kinh doanh casino tại Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”. Quy hoạch phát triển kinh doanh casino là vấn đề lớn, tác động đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Một mặt, hoạt động này khuyến khích các nhà đầu tư có uy tín đầu tư vào Việt Nam, mặt khác kinh doanh casino là lĩnh vực nhạy cảm, cần được quản lý chặt chẽ.
Do vậy, các đại biểu cho rằng giao Chính phủ phê duyệt quy hoạch kinh doanh casino là đúng thẩm quyền, nhưng cần thiết phải quy định ngay trong Nghị định nguyên tắc xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển kinh doanh casino. Việc cấp phép cho các dự án đầu tư kinh doanh casino mới chỉ được thực hiện sau khi có quy hoạch phát triển kinh doanh casino và chỉ cấp phép cho các dự án thuộc quy hoạch đã được phê duyệt.
Một số vấn đề về kỹ thuật, từ ngữ trong Dự thảo Nghị định kinh doanh casino, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định./.
Chính trường Mỹ lại dậy sóng vì dự luật cải cách nhập cư  (17/04/2014)
“Âm sắc Hương Bình” - Lễ hội tôn vinh nghệ thuật ca Huế  (17/04/2014)
Tích cực luyện tập phục vụ Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ  (17/04/2014)
Báo Hànộimới vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động  (17/04/2014)
Đổi mới chính sách, pháp luật đất đai, tạo động lực cho đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (16/04/2014)
Chiến lược phát triển công nghiệp du lịch tàu biển Việt Nam  (16/04/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay