“Âm sắc Hương Bình” - Lễ hội tôn vinh nghệ thuật ca Huế
22:21, ngày 17-04-2014
TCCSĐT - Trong khuôn khổ Festival Huế 2014, tối 16-4-2014, tại Nghinh Lương Đình, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế diễn ra Chương trình nghệ thuật “Âm sắc Hương Bình” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế tổ chức, thu hút khá đông đảo du khách và nhân dân đến xem và thưởng thức.
Chương trình được bắt đầu với màn hát múa “Âm vang nguồn cội”, múa “Dâng chúc chén quỳnh”, thể hiện sự tri ân tổ tiên, các bậc tiền nhân đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật ca Huế, góp phần phát triển sự nghiệp và hóa nghệ thuật đất nước. Đặc biệt, khán giả đã xúc động khi nghe các "bậc tiền bối" làng ca kịch Huế như nghệ sĩ Thanh Tâm, 70 tuổi, người dành cả cuộc đời cho nghệ thuật ca Huế, thể hiện lời tri ân qua Hò mái nhì và Nam ai; nghệ sĩ ưu tú Khánh Vân, người có 45 năm gắn bó với nghệ thuật ca Huế thể hiện bài Cổ bản “Non nước Hương Bình” và nghệ sĩ ưu tú Thu Hằng hát Hầu văn “Nhớ công đức tổ tiên”.
Tiếp bước lớp người đi trước, lớp nghệ sĩ trẻ cũng thể hiện thành công tại Lễ hội các bài hát, múa: “Giã gạo đêm trăng”; trích đoạn ca kịch Huế “Ngọn lửa tình yêu” và hát múa “Nón bài thơ - Tà Áo Dài Xứ Huế”, tạo nên những âm điệu ngọt ngào, sâu lắng và cho thấy, ca Huế không chỉ có trong thính phòng, mang tính chất tri âm, tri kỷ mà còn lan tỏa và phát triển nhiều hình thức diễn xướng khác nhau.
“Âm sắc hương Bình” là một trong những lễ hội chính của Festival Huế 2014, nhằm tôn vinh những giá trị của nghệ thuật ca Huế, tôn vinh các bậc nghệ nhân tiền bối; khẳng định chất lượng nghệ thuật cũng như bản sắc độc đáo của nghệ thuật ca Huế; đồng thời quảng bá một sản phẩm văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, vốn đã trở thành thương hiệu du lịch của địa phương cho du khách trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Nhằm tôn vinh các bậc "cây cao bóng cả" trong làng ca kịch Huế, xen giữa chương trình, tại Lễ hội, đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tặng quà tri ân cho 37 nghệ nhân, nghệ sĩ tiêu biểu, ghi nhận thành tích của họ trong việc giữ lửa để thắp sáng cho nghệ thuật của vùng đất Cố đô, cũng như tôn vinh giá trị của nghệ thuật ca Huế. Ngoài ra, nhiều hoạt động như thăm hỏi, tặng quà, viếng mộ các bậc tiền bối của nghệ thuật ca Huế; diễu hành trên đường phố của hơn 400 diễn viên, nghệ sỹ đang hoạt động trong lĩnh vực ca Huế cũng được tổ chức trong thời gian này./.
Nghệ sĩ Thanh Tâm, 70 tuổi, với lời tri âm qua Hò Mái nhì và Nam ai. |
Tiếp bước lớp người đi trước, lớp nghệ sĩ trẻ cũng thể hiện thành công tại Lễ hội các bài hát, múa: “Giã gạo đêm trăng”; trích đoạn ca kịch Huế “Ngọn lửa tình yêu” và hát múa “Nón bài thơ - Tà Áo Dài Xứ Huế”, tạo nên những âm điệu ngọt ngào, sâu lắng và cho thấy, ca Huế không chỉ có trong thính phòng, mang tính chất tri âm, tri kỷ mà còn lan tỏa và phát triển nhiều hình thức diễn xướng khác nhau.
“Âm sắc hương Bình” là một trong những lễ hội chính của Festival Huế 2014, nhằm tôn vinh những giá trị của nghệ thuật ca Huế, tôn vinh các bậc nghệ nhân tiền bối; khẳng định chất lượng nghệ thuật cũng như bản sắc độc đáo của nghệ thuật ca Huế; đồng thời quảng bá một sản phẩm văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, vốn đã trở thành thương hiệu du lịch của địa phương cho du khách trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Các nghệ nhân và nghệ sĩ tiêu biểu được trao bằng tôn vinh và tặng hoa tại Lễ hội |
Nhằm tôn vinh các bậc "cây cao bóng cả" trong làng ca kịch Huế, xen giữa chương trình, tại Lễ hội, đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tặng quà tri ân cho 37 nghệ nhân, nghệ sĩ tiêu biểu, ghi nhận thành tích của họ trong việc giữ lửa để thắp sáng cho nghệ thuật của vùng đất Cố đô, cũng như tôn vinh giá trị của nghệ thuật ca Huế. Ngoài ra, nhiều hoạt động như thăm hỏi, tặng quà, viếng mộ các bậc tiền bối của nghệ thuật ca Huế; diễu hành trên đường phố của hơn 400 diễn viên, nghệ sỹ đang hoạt động trong lĩnh vực ca Huế cũng được tổ chức trong thời gian này./.
Tích cực luyện tập phục vụ Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ  (17/04/2014)
Báo Hànộimới vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động  (17/04/2014)
Đổi mới chính sách, pháp luật đất đai, tạo động lực cho đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (16/04/2014)
Chiến lược phát triển công nghiệp du lịch tàu biển Việt Nam  (16/04/2014)
Hiệu quả, thiết thực trong học tập và làm theo Bác ở Quảng Bình  (16/04/2014)
Đưa quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga phát triển thực chất  (16/04/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay