Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm chính thức Thụy Điển
10:04, ngày 12-04-2014
Ngày 9-4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Stockholm, bắt đầu chuyến thăm chính thức Thụy Điển theo lời mời của Chính phủ Thụy Điển.
Tháp tùng Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển Trần Văn Hính, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 10-4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có cuộc làm việc với Quyền Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển, bà Kerstin Af Jochnick và Bộ trưởng Thị trường tài chính Thụy Điển Peter Norman. Hai bên đã trao đổi về vai trò của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển trong kiểm soát lạm phát, bình ổn tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ và nhân dân Thụy Điển đối với Việt Nam trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước trước đây và công cuộc đổi mới hiện nay, mong muốn hai bên tăng cường hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế và tài chính.
Tại cuộc gặp với Quyền Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển Kerstin Af Jochnick, hai bên đã trao đổi về vai trò của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển trong kiểm soát lạm phát, bình ổn tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô.
Quyền Thống đốc ngân hàng Trung ương Thụy Điển chia sẻ với đoàn về kinh nghiệm và các giải pháp của Chính phủ Thụy Điển nhằm phục hồi, ổn định và phát triển thị trường tài chính sau khủng hoảng năm 2008.
Thời gian gần đây, Chính phủ Thụy Điển đã nỗ lực nâng cao tỷ lệ dự trữ vốn, hỗ trợ hệ thống ngân hàng đảm bảo thanh khoản, quyết liệt xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã giúp nước này lành mạnh hóa hệ thống tài chính và vượt qua khủng hoảng. Mặc dù không tham gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), kinh tế Thụy Điển cũng bị ảnh hưởng vì xuất khẩu sang thị trường châu Âu chiếm tới 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Thị trường tài chính Peter Norman, phía Thụy Điển cho biết thị trường tài chính Thụy Điển có mức vốn hóa đứng thứ 2 châu Âu với 400% GDP. Hai bên trao đổi kinh nghiệm về quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng Thụy Điển trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ; chia sẻ bài học về sự cần thiết duy trì một tỷ lệ vốn cao, trong đó các ngân hàng Thụy Điển có tỷ lệ vốn cao hơn so với các ngân hàng Liên minh châu Âu; và chính sách quản lý các doanh nghiệp nhà nước của Thụy Điển.
Bộ trưởng Norman khẳng định Chính phủ và các doanh nghiệp lớn của Thụy Điển rất quan tâm đến quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và coi Việt Nam là một thị trường triển vọng với nhiều tiềm năng tăng cường hợp tác.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh một trong những định hướng lớn của Chính phủ Việt Nam là tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững; tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức tín dụng và mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Thụy Điển, nhất là kinh nghiệm phát triển thị trường tài chính.
Phó Thủ tướng đề nghị Thụy Điển tích cực thúc đẩy sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) và công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Phó Thủ tướng hoan nghênh và kêu gọi Chính phủ Thụy Điển tiếp tục khuyến khích các tập đoàn đầu tư, kinh doanh của Thụy Điển tham gia vào thị trường Việt Nam .
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và đoàn đại biểu Chính phủ đã đến thăm cơ sở sản xuất của Tập đoàn Viễn thông Ericsson. Tối 10-4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển, gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển.
Phó Thủ tướng đã thông báo những nét chính về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong những năm gần đây cũng như quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Phó Thủ tướng hoan nghênh và biểu dương tấm lòng của bà con người Việt tại Thụy Điển luôn hướng về Tổ quốc, có nhiều đóng góp tích cực, giúp đỡ đồng bào trong nước khi gặp khó khăn, thiên tai.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kêu gọi bà con tiếp tục chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, tích cực hỗ trợ nhau trong làm ăn kinh tế và ngày càng có nhiều người về Việt Nam tham gia đầu tư để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Sáng 11-4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và đoàn công tác Chính phủ Việt Nam đã đến chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Per Westerberg.
Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã thông báo với Chủ tịch Quốc hội Per Westerberg về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng GDP cũng như những biện pháp kìm chế lạm phát và tái cơ cấu hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam coi trọng củng cố và phát triển quan hệ với các nước bạn bè truyền thống ở Bắc Âu, trong đó có Thụy Điển.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã cảm ơn sự ủng hộ của nhân dân Thụy Điển dành cho Việt Nam trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt cũng như viện trợ phát triển chính thức (ODA) trị giá hơn 3 tỷ USD của Thụy Điển trong những năm qua. Phó Thủ tướng đề nghị Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển, với tư cách cá nhân, tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Thụy Điển.
Thông báo về tình hình hợp tác thương mại, việc đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các nước, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cảm ơn Quốc hội Thụy Điển đã phê chuẩn Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên minh châu Âu (PCA), đồng thời bày tỏ mong muốn Quốc hội Thụy Điển thúc đẩy FTA giữa EU và Việt Nam.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đã mời đoàn cấp cao của Thụy Điển sang Việt Nam dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132) dự kiến được tổ chức vào tháng 3-2015. Phó Thủ tướng cũng chúc Thụy Điển tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9-2014.
Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Per Westerberg đã thông báo với đoàn về tình hình phát triển kinh tế của Thụy Điển với GDP tăng trưởng trung bình 2-3% so với mức trung bình 1,5% của EU. Chủ tịch Quốc hội cho biết Thụy Điển mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại tự do, thúc đẩy dân chủ và coi trọng việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt là mong muốn giúp đỡ, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với các nước nghèo và các nước đang phát triển trên thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Per Westerberg khẳng định Thụy Điển ủng hộ việc thương mại hóa quốc tế nhưng phải theo đúng tiêu chuẩn và đáp ứng các tiêu chí đề ra, và mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam vì lợi ích của cả hai dân tộc. Thụy Điển quan tâm đến việc tái cơ cấu và cải cách hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam, cho rằng việc đảm bảo hoạt động tốt, ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng sẽ góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển trung và dài hạn của Việt Nam.
Ngoài ra, Thụy Điển cũng quan tâm đến vấn đề cải cách kinh tế của Việt Nam, trong đó có vấn đề minh bạch hóa và chống tham nhũng.
Nhân dịp này, Ông Per Westerberg cho biết Quốc hội Thụy Điển sẽ cử đoàn cấp cao do một Phó Chủ tịch Quốc hội đến Việt Nam tham dự IPU 132./.
Ngày 10-4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có cuộc làm việc với Quyền Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển, bà Kerstin Af Jochnick và Bộ trưởng Thị trường tài chính Thụy Điển Peter Norman. Hai bên đã trao đổi về vai trò của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển trong kiểm soát lạm phát, bình ổn tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ và nhân dân Thụy Điển đối với Việt Nam trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước trước đây và công cuộc đổi mới hiện nay, mong muốn hai bên tăng cường hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế và tài chính.
Tại cuộc gặp với Quyền Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển Kerstin Af Jochnick, hai bên đã trao đổi về vai trò của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển trong kiểm soát lạm phát, bình ổn tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô.
Quyền Thống đốc ngân hàng Trung ương Thụy Điển chia sẻ với đoàn về kinh nghiệm và các giải pháp của Chính phủ Thụy Điển nhằm phục hồi, ổn định và phát triển thị trường tài chính sau khủng hoảng năm 2008.
Thời gian gần đây, Chính phủ Thụy Điển đã nỗ lực nâng cao tỷ lệ dự trữ vốn, hỗ trợ hệ thống ngân hàng đảm bảo thanh khoản, quyết liệt xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã giúp nước này lành mạnh hóa hệ thống tài chính và vượt qua khủng hoảng. Mặc dù không tham gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), kinh tế Thụy Điển cũng bị ảnh hưởng vì xuất khẩu sang thị trường châu Âu chiếm tới 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Thị trường tài chính Peter Norman, phía Thụy Điển cho biết thị trường tài chính Thụy Điển có mức vốn hóa đứng thứ 2 châu Âu với 400% GDP. Hai bên trao đổi kinh nghiệm về quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng Thụy Điển trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ; chia sẻ bài học về sự cần thiết duy trì một tỷ lệ vốn cao, trong đó các ngân hàng Thụy Điển có tỷ lệ vốn cao hơn so với các ngân hàng Liên minh châu Âu; và chính sách quản lý các doanh nghiệp nhà nước của Thụy Điển.
Bộ trưởng Norman khẳng định Chính phủ và các doanh nghiệp lớn của Thụy Điển rất quan tâm đến quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và coi Việt Nam là một thị trường triển vọng với nhiều tiềm năng tăng cường hợp tác.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh một trong những định hướng lớn của Chính phủ Việt Nam là tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững; tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức tín dụng và mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Thụy Điển, nhất là kinh nghiệm phát triển thị trường tài chính.
Phó Thủ tướng đề nghị Thụy Điển tích cực thúc đẩy sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) và công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Phó Thủ tướng hoan nghênh và kêu gọi Chính phủ Thụy Điển tiếp tục khuyến khích các tập đoàn đầu tư, kinh doanh của Thụy Điển tham gia vào thị trường Việt Nam .
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và đoàn đại biểu Chính phủ đã đến thăm cơ sở sản xuất của Tập đoàn Viễn thông Ericsson. Tối 10-4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển, gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển.
Phó Thủ tướng đã thông báo những nét chính về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong những năm gần đây cũng như quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Phó Thủ tướng hoan nghênh và biểu dương tấm lòng của bà con người Việt tại Thụy Điển luôn hướng về Tổ quốc, có nhiều đóng góp tích cực, giúp đỡ đồng bào trong nước khi gặp khó khăn, thiên tai.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kêu gọi bà con tiếp tục chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, tích cực hỗ trợ nhau trong làm ăn kinh tế và ngày càng có nhiều người về Việt Nam tham gia đầu tư để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Sáng 11-4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và đoàn công tác Chính phủ Việt Nam đã đến chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Per Westerberg.
Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã thông báo với Chủ tịch Quốc hội Per Westerberg về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng GDP cũng như những biện pháp kìm chế lạm phát và tái cơ cấu hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam coi trọng củng cố và phát triển quan hệ với các nước bạn bè truyền thống ở Bắc Âu, trong đó có Thụy Điển.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã cảm ơn sự ủng hộ của nhân dân Thụy Điển dành cho Việt Nam trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt cũng như viện trợ phát triển chính thức (ODA) trị giá hơn 3 tỷ USD của Thụy Điển trong những năm qua. Phó Thủ tướng đề nghị Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển, với tư cách cá nhân, tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Thụy Điển.
Thông báo về tình hình hợp tác thương mại, việc đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các nước, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cảm ơn Quốc hội Thụy Điển đã phê chuẩn Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên minh châu Âu (PCA), đồng thời bày tỏ mong muốn Quốc hội Thụy Điển thúc đẩy FTA giữa EU và Việt Nam.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đã mời đoàn cấp cao của Thụy Điển sang Việt Nam dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132) dự kiến được tổ chức vào tháng 3-2015. Phó Thủ tướng cũng chúc Thụy Điển tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9-2014.
Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Per Westerberg đã thông báo với đoàn về tình hình phát triển kinh tế của Thụy Điển với GDP tăng trưởng trung bình 2-3% so với mức trung bình 1,5% của EU. Chủ tịch Quốc hội cho biết Thụy Điển mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại tự do, thúc đẩy dân chủ và coi trọng việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt là mong muốn giúp đỡ, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với các nước nghèo và các nước đang phát triển trên thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Per Westerberg khẳng định Thụy Điển ủng hộ việc thương mại hóa quốc tế nhưng phải theo đúng tiêu chuẩn và đáp ứng các tiêu chí đề ra, và mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam vì lợi ích của cả hai dân tộc. Thụy Điển quan tâm đến việc tái cơ cấu và cải cách hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam, cho rằng việc đảm bảo hoạt động tốt, ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng sẽ góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển trung và dài hạn của Việt Nam.
Ngoài ra, Thụy Điển cũng quan tâm đến vấn đề cải cách kinh tế của Việt Nam, trong đó có vấn đề minh bạch hóa và chống tham nhũng.
Nhân dịp này, Ông Per Westerberg cho biết Quốc hội Thụy Điển sẽ cử đoàn cấp cao do một Phó Chủ tịch Quốc hội đến Việt Nam tham dự IPU 132./.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế  (11/04/2014)
Sơ kết thực hiện nghị quyết Trung ương 6 ở các tỉnh phía Nam  (11/04/2014)
Triển khai đề án đưa 500 trí thức trẻ về nông thôn, miền núi  (11/04/2014)
Tổ chức Đại pháp hội quốc tiêu tai và cầu siêu tại Khe Sanh  (11/04/2014)
Truy tặng huân chương Đại đoàn kết dân tộc cho cố đại lão hòa thượng Thích Thanh Bình  (11/04/2014)
Đầu tư công kém hiệu quả: Người có thẩm quyền phải bồi thường  (11/04/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên