Nhật Bản đứng đầu về thu hút đầu tư cho năng lượng sạch
16:32, ngày 04-04-2014
Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về khả năng thu hút đầu tư cho lĩnh vực năng lượng sạch trong năm 2013, với tỷ lệ vốn huy động tăng tới 80% so với một năm trước đó.
Báo cáo hàng năm của Quỹ Tín thác Pew Charitable Trusts công bố ngày 03-4 cho biết Nhật Bản đầu tư 28,6 triệu USD cho các dự án nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng Mặt Trời.
Đất nước Mặt Trời mọc đang có kế hoạch đa dạng hóa các nguồn năng lượng sau sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong trận động đất - sóng thần hồi năm 2011.
Tuy nhiên, xét về tổng số vốn đầu tư, Nhật Bản lại xếp thứ ba sau Trung Quốc và Mỹ.
Theo báo cáo, Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng về đầu tư cho năng lượng sạch trong năm vừa qua, mặc dù giảm 6% so với một năm trước đó.
Trong khi đó, vốn đầu tư cho năng lượng sạch của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm thứ hai liên tiếp, chủ yếu do tác động của các biện pháp kinh tế khắc khổ.
Cụ thể, đầu tư cho lĩnh vực này của Đức giảm 55%, Pháp giảm 42%, Italy giảm 75% và Tây Ban Nha giảm 84%.
Anh là nước EU duy nhất đi ngược xu hướng, với tổng vốn đầu tư tăng 13% lên 12,4 tỷ USD, trong đó hơn 50% dành cho phát triển năng lượng gió.
Canada và các nước không thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) cũng nằm trong số các quốc gia thành công trong việc thu hút đầu tư vào năng lượng sạch, với mức tăng lần lượt 45% và 15%.
Cũng theo báo cáo của Pew, các nước ngày càng chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất năng lượng Mặt Trời hơn so với năng lượng gió.
Riêng trong năm 2013, công suất điện năng từ năng lượng Mặt Trời tăng 20%, trong khi công suất năng lượng gió giảm 40%.
Ngoài ra, năng lượng Mặt Trời sẽ trở thành lĩnh vực đi đầu trong đầu tư và phát triển năng lượng sạch trong những năm tới./.
Đất nước Mặt Trời mọc đang có kế hoạch đa dạng hóa các nguồn năng lượng sau sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong trận động đất - sóng thần hồi năm 2011.
Tuy nhiên, xét về tổng số vốn đầu tư, Nhật Bản lại xếp thứ ba sau Trung Quốc và Mỹ.
Theo báo cáo, Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng về đầu tư cho năng lượng sạch trong năm vừa qua, mặc dù giảm 6% so với một năm trước đó.
Trong khi đó, vốn đầu tư cho năng lượng sạch của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm thứ hai liên tiếp, chủ yếu do tác động của các biện pháp kinh tế khắc khổ.
Cụ thể, đầu tư cho lĩnh vực này của Đức giảm 55%, Pháp giảm 42%, Italy giảm 75% và Tây Ban Nha giảm 84%.
Anh là nước EU duy nhất đi ngược xu hướng, với tổng vốn đầu tư tăng 13% lên 12,4 tỷ USD, trong đó hơn 50% dành cho phát triển năng lượng gió.
Canada và các nước không thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) cũng nằm trong số các quốc gia thành công trong việc thu hút đầu tư vào năng lượng sạch, với mức tăng lần lượt 45% và 15%.
Cũng theo báo cáo của Pew, các nước ngày càng chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất năng lượng Mặt Trời hơn so với năng lượng gió.
Riêng trong năm 2013, công suất điện năng từ năng lượng Mặt Trời tăng 20%, trong khi công suất năng lượng gió giảm 40%.
Ngoài ra, năng lượng Mặt Trời sẽ trở thành lĩnh vực đi đầu trong đầu tư và phát triển năng lượng sạch trong những năm tới./.
Mấy vấn đề về đạo đức nghề báo trong cơ chế thị trường  (04/04/2014)
Chiến thắng Điện Biên Phủ - biểu tượng của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh  (03/04/2014)
Lễ truy điệu và tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh  (03/04/2014)
Lễ Thượng cờ cấp quốc gia tại Quân cảng Cam Ranh  (03/04/2014)
Hiện đại hóa quân đội là để phòng thủ và bảo vệ Tổ quốc (*)  (03/04/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên