IMF kêu gọi các nền kinh tế đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng
22:19, ngày 03-04-2014
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 02-4-2014 đã hối thúc các nền kinh tế hàng đầu thế giới triển khai các bước đi mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới vốn đang trên đà phục hồi ''khiêm tốn.''
Phát biểu tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), bà C. Lagarde cho rằng, kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi ''ổn định'' kể từ sau cuộc khủng hoàng tài chính - kinh tế bùng phát năm 2008 từ Mỹ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này vẫn còn yếu và tồn tại nhiều nguy cơ, nhất là khi các nước có thể đưa ra những quyết sách sai lầm hoặc các nỗ lực phục hồi kinh tế có thể bị đẩy lùi cho những căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Do đó, người đứng đầu IMF khuyến cáo các nước cần tích cực hợp tác trong việc đưa ra các chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm giải quyết các ''điểm nóng'' chính trị, đồng thời thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng bền vững để giúp cải thiện thị trường lao động và nâng cao điều kiện sống của người dân.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng Giám đốc IMF cũng khuyến cáo các nền kinh tế phát triển và mới nổi theo đuổi các chính sách linh hoạt và phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Riêng với nền kinh tế lớn nhất thế giới, bà C. Lagard cho rằng, dù kinh tế Mỹ đang có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực và mạnh mẽ, nhưng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn cần có những bước đi thận trọng khi thực thi lộ trình thu hẹp gói kích thích kinh tế và tăng lãi suất cơ bản vốn đang duy trì ở mức thấp kỷ lục 0-0,25%.
Đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà C. Lagard kêu gọi thực hiện chính sách giảm tỷ lệ lãi suất tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để bảo đảm lạm phát thấp không kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bà cũng bày tỏ hy vọng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như đã cam kết trong cuộc gặp hồi tháng Hai vừa qua tại Australia, theo đó đặt mục tiêu đưa GDP toàn cầu lên hơn 2.000 tỷ USD trong 05 năm tới.
Đối với các nền kinh tế mới nổi, Tổng Giám đốc Christine Lagarde lưu ý tốc độ tăng trưởng tại những nước này có thể bị tác động mạnh bởi chính sách cắt giảm chương trình thu mua trái phiếu của FED. Ngoài ra, việc FED có khả năng nâng lãi suất cơ bản cũng sẽ khiến các dòng vốn đổ vào các thị trường mới nổi bị đình trệ. Vì vậy, bà hối thúc các nước sở hữu nguồn lực tài chính lớn cần có những chính sách hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ứng phó hiệu quả trước những biến động trên.
Bà C. Lagard đưa ra nhận định trên trước thềm Hội nghị thường niên mùa Xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), sự kiến sẽ khai mạc tại Washington vào tuần tới. Hội nghị sẽ quy tụ hàng trăm nhà lãnh đạo các nền kinh tế thế giới với mục đích thảo luận các vấn đề liên quan đến chính sách của hai thể chế tài chính lớn nhất thế giới trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai./.
Do đó, người đứng đầu IMF khuyến cáo các nước cần tích cực hợp tác trong việc đưa ra các chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm giải quyết các ''điểm nóng'' chính trị, đồng thời thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng bền vững để giúp cải thiện thị trường lao động và nâng cao điều kiện sống của người dân.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng Giám đốc IMF cũng khuyến cáo các nền kinh tế phát triển và mới nổi theo đuổi các chính sách linh hoạt và phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Riêng với nền kinh tế lớn nhất thế giới, bà C. Lagard cho rằng, dù kinh tế Mỹ đang có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực và mạnh mẽ, nhưng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn cần có những bước đi thận trọng khi thực thi lộ trình thu hẹp gói kích thích kinh tế và tăng lãi suất cơ bản vốn đang duy trì ở mức thấp kỷ lục 0-0,25%.
Đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà C. Lagard kêu gọi thực hiện chính sách giảm tỷ lệ lãi suất tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để bảo đảm lạm phát thấp không kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bà cũng bày tỏ hy vọng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như đã cam kết trong cuộc gặp hồi tháng Hai vừa qua tại Australia, theo đó đặt mục tiêu đưa GDP toàn cầu lên hơn 2.000 tỷ USD trong 05 năm tới.
Đối với các nền kinh tế mới nổi, Tổng Giám đốc Christine Lagarde lưu ý tốc độ tăng trưởng tại những nước này có thể bị tác động mạnh bởi chính sách cắt giảm chương trình thu mua trái phiếu của FED. Ngoài ra, việc FED có khả năng nâng lãi suất cơ bản cũng sẽ khiến các dòng vốn đổ vào các thị trường mới nổi bị đình trệ. Vì vậy, bà hối thúc các nước sở hữu nguồn lực tài chính lớn cần có những chính sách hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ứng phó hiệu quả trước những biến động trên.
Bà C. Lagard đưa ra nhận định trên trước thềm Hội nghị thường niên mùa Xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), sự kiến sẽ khai mạc tại Washington vào tuần tới. Hội nghị sẽ quy tụ hàng trăm nhà lãnh đạo các nền kinh tế thế giới với mục đích thảo luận các vấn đề liên quan đến chính sách của hai thể chế tài chính lớn nhất thế giới trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai./.
Khai mạc Diễn đàn khu vực về hợp tác kinh tế Pháp ngữ  (03/04/2014)
Rượu vào, lời ra  (03/04/2014)
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc gắn kết hiệu quả trên nhiều lĩnh vực  (03/04/2014)
Làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia  (03/04/2014)
Khi phụ nữ học tập và làm theo gương Bác  (02/04/2014)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên