Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
TCCSĐT - Hoạt động ngoại giao sôi động của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác.
Sáng 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam đã rời La Hay, Hà Lan kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 3.
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã có nhiều hoạt động, cả đa phương và song phương, không chỉ đóng góp vào thành công chung của Hội nghị mà còn góp phần thắt chặt quan hệ và đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam với nhiều quốc gia tham dự Hội nghị.
Với chủ đề “Tăng cường an ninh hạt nhân, giảm thiểu nguy cơ khủng bố hạt nhân, các biện pháp quốc gia và hợp tác quốc tế” Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 3 thu hút sự tham gia của các nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ 53 cường quốc hạt nhân và các nước có nhiều ứng dụng hạt nhân dân sự, như Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Pháp… và các tổ chức quốc tế, như Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
Tham dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu, một lần nữa khẳng định rõ chính sách nhất quán của Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân với những động thái tính cực, cả trong xây dựng và hoàn thiện thể chế quốc gia cũng như tham gia một cách trách nhiệm đối với các công cụ pháp lý và các sáng kiến quốc tế có liên quan đến an ninh hạt nhân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức mình để cùng các đối tác đóng góp tích cực cho việc bảo đảm an ninh hạt nhân trên toàn cầu, nhất là trên cương vị thành viên và là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nhiệm kỳ 2013 - 2014.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị, song song khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp tự nguyện phù hợp với khả năng của mình cần có những chương trình, giải pháp cụ thể và phù hợp để hỗ trợ các nước đang phát triển trong lĩnh vực này và tiếp tục tăng cường vai trò của các thể chế đa phương, đặc biệt là IAEA và Liên hợp quốc. Điều này cũng phù hợp với nhu cầu chính đáng và tiến trình phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ở Việt Nam.
Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo thế giới tái khẳng định cam kết về các mục tiêu chung trong giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến hạt nhân và điều quan trọng mà dư luận quốc tế quan tâm là các biện pháp tăng cường an ninh hạt nhân sẽ không cản trở quyền của các quốc gia phát triển.
Cùng với việc tham dự 7 phiên họp toàn thể trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 3, liên tục trong 2 ngày diễn ra Hội nghị, xen kẽ cả trong thời gian nghỉ giải lao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiến hành hàng loạt các cuộc tiếp xúc song phương với nhiều nguyên thủ và người đứng đầu các cường quốc, như Tổng thống Mỹ Obama; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Hoàng hậu Hà Lan Maxima; Tổng thống Pháp, Hàn Quốc, Kazakhstan, Thủ tướng Nhật Bản, Na Uy, New Zealand…
Thủ tướng cũng đã gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso…
Các hoạt động ngoại giao của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chỉ góp phần thắt chặt sự hiểu biết, tin cậy chính trị mà còn thúc đẩy hợp tác song phương giữa Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế, nhất là trên các lĩnh vực và vấn đề trọng tâm liên quan đến đẩy nhanh tiến tình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu cũng như thống nhất các biện pháp đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư song phương giữa Việt Nam với các quốc gia.
Nhiều thành viên Chính phủ Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong những ngày ở Hà Lan cũng đã gặp gỡ, tiếp xúc song phương với các bộ, ngành Hà Lan nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại, ngân hàng, y tế, khoa học và công nghệ…
Tiếp nối Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 2 diễn ra tại Hàn Quốc năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự hội nghị lần này một lần nữa ghi dấu ấn sâu đậm với cộng đồng quốc tế về Việt Nam, một thành viên có trách nhiệm, chủ động và tích cực đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm giảm nguy cơ đối với an ninh và an toàn hạt nhân.
Sự hiện diện và các hoạt động ngoại giao sôi động của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam không chỉ góp phần nâng cao vai trò, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam với các nước đối tác, đem lại lợi ích thiết thực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
* Tối cùng ngày (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thủ đô La Habana, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Cuba từ ngày 26 đến ngày 27-3 theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Ra-un Cat-xtơ-rô (Raul Castro Ruz).
Đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn tại sân bay quốc tế Jose Marti ở thủ đô La Habana có lãnh đạo Bộ Ngoại giao Cuba, đại diện Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Cuba; Đại sứ Việt Nam tại Cuba Dương Minh; cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại Cuba.
Trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Cuba, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo Cuba sẽ trao đổi những biện pháp lớn nhằm tiếp tục củng cố quan hệ bạn bè truyền thống đặc biệt Việt Nam - Cuba; nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế, thương mại; thúc đẩy mở rộng hợp tác đầu tư song phương và trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Ngay sau khi đến thủ đô La Habana, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến đặt vòng hoa tại Tượng đài Anh hùng dân tộc Cuba Jose Marti. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1960, quan hệ đoàn kết, ủng hộ và hợp tác toàn diện anh em Việt Nam - Cuba không ngừng được củng cố, phát triển, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực.
Thời gian qua, hai bên duy trì cơ chế hoạt động của Ủy ban hợp tác liên Chính phủ thường niên, tăng cường trao đổi đoàn các cấp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Năm 2010, hai bên tổ chức nhiều hoạt động trọng thể kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cuba (02-12-1960 - 02-12-2010). Năm 2013, hai nước phối hợp tổ chức tại Quảng Trị và Quảng Bình lễ kỷ niệm 40 năm chuyến thăm Vùng Giải phóng miền Nam của Lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô (Fidel Castro) và 50 năm ngày thành lập Ủy ban Cuba Đoàn kết với miền Nam Việt Nam (9-1973 - 9-2013).
Việt Nam và Cuba đã phối hợp tổ chức thành công Kỳ họp lần thứ 31 Ủy ban hợp tác liên Chính phủ tại Hà Nội (9-2013) và thống nhất nội dung Chương trình hợp tác kinh tế song phương trung hạn.
Hợp tác về cung cấp gạo, phát triển sản xuất lương thực, khoa học - công nghệ, sinh học - dược phẩm, an ninh - quốc phòng giữa hai nước tiếp tục đà phát triển và mở ra nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, xây dựng, viễn thông.../.
Việt Nam và Tây Ban Nha thúc đẩy quan hệ hợp tác  (26/03/2014)
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản thăm Việt Nam  (26/03/2014)
EU cam kết sẽ tiếp tục dành viện trợ cho Việt Nam  (26/03/2014)
“Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ xây khu vực phòng thủ”  (26/03/2014)
Việt Nam chia buồn cựu Thủ tướng Adolfo Suarez từ trần  (26/03/2014)
Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với New Zealand  (26/03/2014)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên