EU cam kết sẽ tiếp tục dành viện trợ cho Việt Nam
Theo đặc phái viên TTXVN, tối 25-3 theo giờ Việt Nam, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Hà Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ của hai bên.
Trong bối cảnh kinh tế Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam gặp khó khăn, kim ngạch thương mại hai bên vẫn tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 34 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2012. Ngoài ra, EU vẫn giữ vững vị trí là một trong những đối tác thương mại lớn nhất, nhà đầu tư hàng đầu và nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.
Nhân dịp này, Chủ tịch EC Manuel Barroso khẳng định cam kết của EU tiếp tục dành viện trợ cho Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2020, thể hiện việc EU coi trọng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn và nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, trong đó có EU, đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong công tác giảm nghèo và đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Chủ tịch EC Manuel Barroso cũng khẳng định sẽ nỗ lực thúc đẩy Nghị viện châu Âu (EP) và các nước thành viên EU sớm phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU, qua đó chính thức tạo khuôn khổ pháp lý cho quan hệ hai bên, phù hợp với quy mô quan hệ hợp tác và đối tác đang phát triển mạnh mẽ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Manuel Barroso cũng trao đổi về tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Hai bên đều đang tập trung nguồn lực để có thể kết thúc đàm phán trước Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Á - Âu lần thứ 10 (ASEM 10) vào tháng 10 tới như mục tiêu mà hai bên mong muốn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị EU tiếp tục cân nhắc sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên, dành cho Việt Nam sự đối xử linh hoạt, đặc biệt trong một số lĩnh vực thương mại hàng hóa Việt Nam có lợi ích như nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép,... hoặc những lĩnh vực đàm phán còn mới mẻ với Việt Nam như mua sắm chính phủ, chỉ dẫn địa lý. Việt Nam mong muốn EVFTA sẽ là một hiệp định cân bằng, đem lại lợi ích thực sự cho hai bên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Chủ tịch EC Manuel Barroso chỉ đạo các cơ quan của EC tích cực hợp tác, đẩy nhanh việc xem xét công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam không muộn hơn thời điểm hai bên kết thúc đàm phán EVFTA.
Về đề nghị của Chủ tịch EC Manuel Barroso muốn tăng cường quan hệ giữa EU với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, với tư cách là Điều phối viên quan hệ ASEAN - EU, Việt Nam coi trọng và sẽ phối hợp chặt chẽ với EU thúc đẩy quan hệ đối thoại ASEAN - EU phát triển hiệu quả và thiết thực, đưa quan hệ hai bên lên tầm cao mới, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Nhân dịp này, Chủ tịch EC Manuel Barroso mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm EC nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEM 10 vào tháng 10 năm nay./.
“Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ xây khu vực phòng thủ”  (26/03/2014)
Việt Nam chia buồn cựu Thủ tướng Adolfo Suarez từ trần  (26/03/2014)
Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với New Zealand  (26/03/2014)
Australia đánh giá cao quan hệ hợp tác với Việt Nam  (26/03/2014)
Tuổi trẻ Thủ đô với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh  (25/03/2014)
Trưng cầu dân ý ở Crưm và nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh mới  (25/03/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên