An ninh ở eo biển Đài Loan và vấn đề thống nhất Trung Quốc
Tháng 3-2008, Đài Loan dự định tiến hành bầu cử Tổng thống và trưng cầu dân ý về việc hòn đảo này gia nhập Liên hợp quốc. Đây là sự kiện được dư luận rất quan tâm, bởi nó có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh ở eo biển này cũng như an ninh khu vực và vấn đề thống nhất đất nước của Trung Quốc.
Điểm nóng tiềm tàng về an ninh trong khu vực và thế giới
Năm 1949, cuộc nội chiến “Quốc - Cộng” ở Trung Quốc kết thúc với thắng lợi của phe Cộng sản được Liên Xô giúp đỡ, phe Quốc dân Đảng được Mỹ giúp sức thất bại chạy ra đảo Đài Loan lánh nạn hòng xây dựng đảo này thành “vương quốc” độc lập, thành “hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm”, chờ thời cơ được gọi là “phản Cộng phục quốc”. Trong khi đó, Trung Quốc đại lục không ngừng lớn mạnh, đang “trỗi dậy” thành cường quốc khu vực và thế giới, luôn tỏ rõ thái độ thu hồi Đài Loan (kể cả bằng biện pháp quân sự nếu cần thiết) hoặc theo công thức “một nước hai chế độ” theo kiểu như Hồng Công.
Trung Quốc, cho đến nay, vẫn bị chia cắt thành hai vùng lãnh thổ có chế độ chính trị - xã hội đối lập, hai bên đều tăng cường thực lực, chạy đua vũ trang, đều muốn “thống nhất đất nước” theo quan điểm, đường lối, mô hình của mình. Bắc Kinh luôn khẳng định chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất trên thế giới và Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Còn Đài Loan, từ 10 năm qua, nhất là dưới hai thời Tổng thống gần đây thường xuyên tự nhận Đài Loan là một thực thể có chủ quyền và độc lập.
Căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan đã từng khiến hai bên đã có cuộc đấu pháo dài ngày qua eo biển Đài Loan vào năm 1958, suýt lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến tranh tổng lực với Trung Quốc làm chấn động cả thế giới. Từ đó đến nay, tuy không xảy ra xung đột vũ trang lớn, nhưng thỉnh thoảng lại dấy lên cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan mỗi khi thế lực “Đài Loan độc lập” tăng cường hoạt động, và Trung Quốc phản ứng gay gắt. Lập trường của Trung Quốc là rõ ràng, trong “Luật chống ly khai” năm 2005 cho thấy, nếu thế lực “Đài Loan độc lập” cố tình thực hiện ý đồ của mình, dứt khoát tuyên bố Đài Loan độc lập và Mỹ ủng hộ việc đó thì việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc là điều không tránh khỏi. Trên thực tế, các “kịch bản” chiến tranh, phương án tác chiến của hai bờ eo biển đã được vạch ra và luôn được điều chỉnh, bổ sung. Tờ “Đông Phương” xuất bản ở Hồng Công, ra ngày 25-12-2007 đã viết về kế hoạch “đánh đòn phủ đầu” của Trung Quốc. Theo báo này, mới đây các chuyên gia quân sự Mỹ đã thảo luận sôi nổi về sách lược “đánh đòn phủ đầu” của Trung Quốc đối với Mỹ, thậm chí còn dự đoán Trung Quốc có thể dùng cả vũ khí hạt nhân đe dọa, nếu Mỹ can thiệp vào cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan… Dù độ chính xác của những thông tin như vậy đến mức nào thì điều này cũng cho thấy nếu xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh ở eo biển Đài Loan, an ninh ở khu vực Đông Bắc Á và thế giới sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Vấn đề thống nhất Trung Quốc
Việc thống nhất đất nước, hoà hợp dân tộc luôn luôn là niềm khát khao cháy bỏng của nhân dân và dân tộc Trung Hoa. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã và đang có những nỗ lực không mệt mỏi, không ngừng phấn đấu cho “đại nghiệp thống nhất đất nước”.
Đầu năm 1979, Quốc hội Trung Quốc công bố “Thư gửi nhân dân Đài Loan”, lấy phương châm “hoà bình thống nhất” thay phương thức “giải phóng bằng vũ lực”. Năm 1982, Đặng Tiểu Bình đưa ra ý tưởng “một nước hai chế độ” thể hiện quan điểm cơ bản về chính sách đối với Hồng Công và Đài Loan. Từ sau đó, chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan có thể chia làm ba giai đoạn: thời kỳ tiếp xúc, bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, dẫn tới “hội nghị Cô Uông” năm 1993. Sau khi Đài Loan đưa ra chính sách ngoại giao thực dụng có khuynh chia cắt đất nước, Bắc Kinh bước vào “thời kỳ quan sát” dưới sự chỉ đạo theo “tám điểm” của Giang Trạch Dân để kiềm chế Đài Loan độc lập. Hồ Cẩm Đào đưa ra lý luận “hài hoà” và “bốn điểm” về vấn đề Đài Loan, nhấn mạnh tính chủ động, thực hiện giao lưu chính đảng giữa hai bờ eo biển, tăng cường hợp tác kinh tế, triển khai hiệp thương ở nhiều cấp. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2006 kim ngạch mậu dịch hai bờ đạt tới 107,8 tỉ USD, trong đó, Đại Lục nhập siêu tới 66,4 tỉ USD; 8 tháng đầu năm 2007 nhập siêu tới 33,5 tỷ USD. Có nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, tình trạng nhập siêu trong buôn bán quá lớn của Đại Lục đối với Đài Loan không đơn thuần là vấn đề tranh chấp mậu dịch mà đằng sau đó còn là cuộc đọ sức chính trị gay gắt.
Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển, người tiêu biểu cho thế lực “Đài Loan độc lập” chủ trương sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về việc Đài Loan gia nhập Liên hợp quốc trong cuộc bầu cử dự định vào tháng 3-2008. Lại có tin, Trần Thuỷ Biển đã từng ra lệnh bí mật phát triển vũ khí hạt nhân. Bắc Kinh rất quan tâm đến những động thái này. Các nhà phân tích cho rằng, chính sách đối với Đài Loan của Hồ Cẩm Đào “tổng thể thì mềm mỏng, như thủ đoạn rất cứng rắn”, quyết không dung túng cho thế lực “Đài Loan độc lập”.
Ngày 12-1-2008, Đài Loan tiến hành cuộc bầu cử Viện Lập pháp (Quốc hội) và sẽ tiến tới cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 3-2008. Quốc dân Đảng (KMT), đảng đối lập ở Đài Loan ủng hộ quan điểm xích lại gần hơn với Trung Quốc đại lục, đã giành được thắng lợi vang dội. KMT được 81/113 ghế, Đảng Dân tiến (DPP) của ông Trần Thủy Biển sau 7 năm cầm quyền chỉ được 27 ghế, số còn lại là các đảng khác. Thắng lợi này mang lại nhiều cơ hội cho KMT giành lại ghế Tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 3-2008. Theo giới phân tích, kết quả bầu cử Viện Lập pháp ở Đài Loan vừa qua có lợi cho quan hệ hai bờ eo biển, tình hình sẽ êm dịu hơn nếu KMT giành trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Đa số cử tri Đài Loan đã xa lánh đảng cầm quyền của đương kim Tổng thống Trần Thủy Biển, người chủ trương chơi con bài “bỏ phiếu trưng cầu dân ý xin gia nhập Liên hợp quốc” mà đơn xin gia nhập Liên hợp quốc của họ đã từng không được tổ chức này chấp nhận.
Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam kiên trì ủng hộ chính sách “một nước Trung Quốc”, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, phản đối hành động chia rẽ của các thế lực đòi “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, trong đó có việc trưng cầu dân ý gia nhập Liên hợp quốc với danh nghĩa Đài Loan độc lập.
Chúng ta tin tưởng đường lối hòa bình thống nhất đất nước do Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra “Hiệp thương chính thức chấm dứt tình trạng thù địch giữa hai bờ, đạt được hiệp định hòa bình…” là phù hợp nguyện vọng của nhân dân hai bờ, có lợi cho an ninh khu vực Đông Bắc Á và thế giới, sẽ sớm trở thành hiện thực.
Ông Met-vê-đép đã đắc cử Tổng thống Nga  (03/03/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Cộng hòa Liên bang Đức, Ai-len  (03/03/2008)
“Chiếc nón ngược”  (03/03/2008)
10 số liệu toàn cảnh phát triển của Trung Quốc 5 năm (2002-2007)  (03/03/2008)
10 số liệu toàn cảnh phát triển của Trung Quốc 5 năm (2002-2007)  (03/03/2008)
Những chuyển biến tích cực trong công tác lịch sử Đảng  (02/03/2008)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên