EC đưa ra đề xuất về xây dựng liên minh ngân hàng
Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra các đề xuất liên quan đến Cơ chế giải quyết chung (SRM), được coi là trụ cột thứ hai trong tham vọng thành lập liên minh ngân hàng khu vực cùng với trụ cột thứ nhất là Cơ quan giám sát chung được đặt dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), để cứu vãn hoặc đóng cửa các ngân hàng có vấn đề.
Cụ thể, SRM sẽ trao cho EC quyền đóng cửa bất kỳ ngân hàng nào trong số hơn 6.000 ngân hàng ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), ngay cả khi các cơ quan chức năng ở nước bị ảnh hưởng không đồng ý.
SRM bao gồm một ủy ban chịu trách nhiệm giải thể ngân hàng và các quỹ được sử dụng khi ECB lên tiếng báo động về bất kỳ ngân hàng nào có vấn đề.
Ủy ban giải thể - bao gồm đại diện của ECB, EC và các cơ quan giải thể quốc gia - sẽ quyết định cách thức giải thể ngân hàng và đưa ra các kiến nghị lên EC để ủy ban này đưa ra quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, ủy ban này sẽ không được áp đặt các quyết định lên các quốc gia như yêu cầu đóng cửa một ngân hàng nếu quyết định này ảnh hưởng đến người đóng thuế. Chi phí cho các công việc xử lý ngân hàng có vấn đề sẽ là từ tiền thuế thu được trong lĩnh vực ngân hàng, nhờ đó làm nhẹ gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Trong một thập niên tới hoặc lâu hơn nữa, quỹ dành cho việc giải thể có thể lên tới 55-70 tỷ euro (60-90 tỷ USD).
Tuy nhiên, những đề xuất của EC về SRM sẽ cần phải thuyết phục được Đức, nước đang cho rằng một cơ chế như vậy là không phù hợp với các hiệp ước của EU.
Về điều này, EC khẳng định ưu tiên vẫn là tuân thủ các hiệp ước hiện nay và sẽ điều chỉnh SRM nếu thấy rằng việc thay đổi hiệp ước là cần thiết.
Ngoài ra, Đức cũng không ủng hộ ý tưởng về quỹ giải thể chung bởi các ngân hàng của nước này sẽ được yêu cầu đóng góp cho quỹ dùng cho việc giải thể hoặc cứu trợ ngân hàng ở các nước yếu hơn ở Eurozone.
Bên cạnh đó, việc EC có quyền quyết định cuối cùng sẽ khiến một số nước thành viên không đồng tình.
Đồng thời, một bất cập nữa là SRM sẽ được thành lập vào năm 2015 nếu các nước châu Âu đồng ý, trong khi các quy định về trao quyền hành động cho cơ chế này sẽ chưa được thực thi trước năm 2018. Cuối cùng là bản thân quỹ giải thể cũng cần vài năm trước khi có đủ số tiền cần thiết.
Ý tưởng về SMR là nhằm cắt đứt mối liên quan giữa khủng hoảng ngân hàng và nợ công để gánh nặng cứu trợ ngân hàng không bị đặt lên vai người đóng thuế bởi các nước đã chi một lượng lớn tiền thu thuế để đổ vào các ngân hàng có vấn đề.
Cuối tháng 6 vừa qua, 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về một bộ quy định, trong đó yêu cầu các trái chủ, các cổ đông và người gửi tiền ngân hàng sẽ chịu mất mát trước tiên khi một ngân hàng cần được cứu trợ, nhưng các quy định này vẫn còn chờ Nghị viện châu Âu thông qua./.
IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng kỷ lục  (12/07/2013)
Thế giới những ngày qua: Gia tăng bãi công, biểu tình, bạo loạn  (12/07/2013)
Nâng cao chất lượng công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử Đảng bộ địa phương, ngành khu vực Nam Bộ  (12/07/2013)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án luật; chấp thuận điều chỉnh tổ chức Viện Kiểm sát  (11/07/2013)
Đồng bằng sông Cửu Long phải đi lên sản xuất hàng hóa lớn  (11/07/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên