Nâng cao chất lượng công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử Đảng bộ địa phương, ngành khu vực Nam Bộ
TCCSĐT - Ngày 12-7-2013, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp tổ chức Hội nghị “Nâng cao chất lượng công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử Đảng bộ địa phương, ngành các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ”. PGS, TS. Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Hoàng Phong Hà, Phó Giám đốc Thường trực - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật; TS. Nguyễn An Tiêm, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương, chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có hơn 60 đại biểu đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia khu vực 4, lãnh đạo thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS. Nguyễn An Tiêm, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh: Hội nghị này nhằm tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Hội nghị tập trung đánh giá thực trạng công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành ở các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ thời gian qua, đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đến nay; đánh giá công tác phối hợp giữa các đảng bộ địa phương, ngành với cơ quan nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ; đề ra phương hướng, giải pháp và đề xuất, kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao chất lượng công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành trong thời gian tới.
Theo PGS, TS. Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư, công tác nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản lịch sử đảng bộ địa phương, ngành có nhiều chuyển biến, ngày càng đi vào nền nếp. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò, vị trí của công tác nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng được nâng cao; sự chú ý, ủng hộ và tham gia của đông đảo các nhà khoa học, cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử và nhân dân được tăng cường. Ban Tuyên giáo nhiều tỉnh, thành đã xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai bài bản hơn, hạn chế tình trạng biên soạn, biên tập, xuất bản mang tính tự phát. Nâng cao một bước trong sự phối hợp giữa các ban, ngành trong tỉnh, thành và giữa các tỉnh, thành với các cơ quan ban, ngành hữu quan Trung ương. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng được củng cố, kiện toàn, có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, đầu tư kinh phí phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng ngày càng được quan tâm. Các công trình nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, góp phần tích cực vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng…
Từ năm 2002 đến năm 2012, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã xuất bản 365 công trình lịch sử đảng bộ địa phương, ban, ngành, đoàn thể; trong đó công trình lịch sử đảng bộ địa phương được xuất bản là 254, tăng 2,73 lần so với 9 năm trước đó. TS. Hoàng Phong Hà, Phó Giám đốc Thường trực - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, nhận định: Công tác biên tập và xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành ngày càng được sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Sự tham gia biên soạn, thẩm định của các cơ quan, viện nghiên cứu theo đúng chức năng, nhiệm vụ, có uy tín đã giúp nâng cao chất lượng nội dung các bản thảo, bảo đảm tính đảng, tính chính xác, tính khoa học, phản ánh chân thực, khách quan, thống nhất các sự kiện lịch sử Đảng, không có sai sót về quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước; góp phần quan trọng trong việc tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của từng đảng bộ nói riêng và của toàn Đảng nói chung trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Riêng khu vực miền Nam, trong những năm qua, công tác biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ tại các địa phương đã đạt một số kết quả tích cực. Tỉnh Tây Ninh có 9/9 huyện, thị xã, 17 xã anh hùng đã triển khai sưu tầm, biên soạn và xuất bản lịch sử đảng bộ. Tỉnh Bình Dương: 4/7 huyện, thị, 45/79 xã, phường, thị trấn đã xuất bản được lịch sử đảng bộ và lịch sử đấu tranh cách mạng. Thành phố Hồ Chí Minh: 22/24 quận, huyện hoàn thành biên soạn lịch sử đảng bộ; 68/322 xã, phường, thị trấn đã biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ. Tỉnh Đồng Nai: 9/11 huyện, thị xã, thành phố đã biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 8/8 huyện, thị xã, thành phố đều đã hoàn thành biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ. Tỉnh Tiền Giang: 69 xã, phường, thị trấn biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ và lịch sử đấu tranh cách mạng. Tỉnh Bến Tre: ngoài các công trình cấp tỉnh, huyện, thị xã, đã có 85/164 xã, phường, thị trấn xuất bản lịch sử đảng bộ. Tỉnh Trà Vinh: 71/106 xã, phường, thị trấn đã xuất bản lịch sử đảng bộ. Tỉnh Vĩnh Long: bên cạnh các công trình lịch sử đảng của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và các ngành, đến nay có gần 100 công trình lịch sử đảng bộ xã, phường, thị trấn được biên soạn, xuất bản. Thành phố Cần Thơ: 9/9 quận, huyện đã hoàn thành biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ; 30/85 xã, phường, thị trấn, 46/85 xã, phường, thị trấn đang triển khai biên soạn lịch sử đảng bộ giai đoạn 1975-2005. Tỉnh Hậu Giang: 7/7 huyện, thị xã, 74/74 xã, phường, thị trấn và 9 cơ quan đã hoàn thành biên soạn lịch sử đảng bộ đến năm 1975. Tỉnh Sóc Trăng: nhiều công trình lịch sử đảng bộ được biên soạn, xuất bản từ cấp tỉnh, quận, huyện, thành phố đến cấp xã, phường, thị trấn. Tỉnh Cà Mau: 9 huyện, thị xã, thành phố, 30 xã anh hùng đã biên soạn lịch sử đảng bộ…
Bên cạnh việc khẳng định những thành tựu đã đạt được, hội nghị cũng tập trung phân tích, làm rõ những hạn chế trong công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành thời gian qua. Đó là:
Số lượng sách lịch sử đảng bộ địa phương được chuyển đến biên tập, xuất bản ở Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật còn hạn chế. Theo điều tra, khảo sát của Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, từ năm 2009 đến năm 2011, cả nước biên soạn được khoảng 1.200 công trình lịch sử nhưng chỉ có 168 công trình được xuất bản tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.
Một số công trình phải làm gấp nên chất lượng chưa cao, chưa hấp dẫn, chưa thu hút được sự quan tâm của bạn đọc.
Nguồn kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, biên soạn, thẩm định và công tác biên tập, xuất bản lịch sử địa phương còn eo hẹp, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng núi và hải đảo còn nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công trình nghiên cứu, đến sản phẩm xuất bản, nhiều ấn phẩm sau khi xuất bản khó đến được với đông đảo nhân dân các địa phương.
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhất là cấp xã, phường, thị trấn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Không ít địa phương, ngành chỉ quan tâm đến công tác nghiên cứu, biên soạn mà chưa coi trọng công tác thẩm định bản thảo, biên tập, xuất bản. Đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác lịch sử Đảng ở các quận, huyện, thị xã một số nơi còn thiếu và yếu.
Phương pháp nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức chỉ đạo thực hiện có nơi còn lúng túng, chưa chủ động. Công tác biên soạn, biên tập, xuất bản của không ít sách lịch sử đảng bộ địa phương chưa bảo đảm chất lượng.
Sự phối hợp giữa địa phương, các cơ quan nghiên cứu biên soạn, các nhà xuất bản ở một số nơi chưa thực sự được gắn kết chặt chẽ và hiệu quả…
Hội nghị thống nhất đề xuất một số giải pháp cần tập trung thực hiện để nâng cao chất lượng công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành thời gian tới:
- Trước hết, cần làm tốt công tác tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư; qua đó nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản lịch sử đảng bộ các cấp.
- Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật và Viện Lịch sử Đảng cần có kế hoạch tổng thể và kế hoạch phối hợp theo từng giai đoạn; đồng thời kết hợp chặt chẽ với các địa phương nhằm nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ban, ngành, đoàn thể.
- Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu có văn bản hướng dẫn cụ thể về tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác lịch sử Đảng ở các cấp; có chế độ, chính sách động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng.
- Đầu tư hợp lý về nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, đặc biệt là bảo đảm số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử đảng tại các địa phương. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ động phối hợp với các tỉnh, thành ủy có kế hoạch tổ chức các khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lịch sử Đảng; hướng dẫn quy trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn, thẩm định lịch sử đảng bộ.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Viện Lịch sử Đảng và các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng địa phương, ngành.
- Tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử đối với các đảng bộ chưa biên soạn, xuất bản sách lịch sử đảng bộ. Tổ chức sửa chữa, bổ sung, cập nhật để tái bản sách lịch sử đảng bộ địa phương đã xuất bản từ trước năm 2000.
- Nghiên cứu, đề xuất với Ban Bí thư có cơ chế hỗ trợ kinh phí xuất bản sách lịch sử đảng bộ các cấp; rút ngắn thời gian ra sách nhưng vẫn bảo đảm chất lượng biên tập; đề xuất Ban Bí thư giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo thống nhất công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ các cấp; giao cho Viện Lịch sử Đảng và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật tổ chức, hướng dẫn công tác nghiên cứu, biên soạn, thẩm định và biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ các cấp, các ngành./.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án luật; chấp thuận điều chỉnh tổ chức Viện Kiểm sát  (11/07/2013)
Đồng bằng sông Cửu Long phải đi lên sản xuất hàng hóa lớn  (11/07/2013)
Cần nghiên cứu các chính sách giúp Tây Bắc phát triển nhanh hơn nữa  (11/07/2013)
Hải Phòng cần phát huy nội lực, tạo bước đột phá  (11/07/2013)
Kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ  (11/07/2013)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay