Con bài "lá chắn tên lửa" trong bố trí chiến lược của Mỹ
20:31, ngày 04-09-2012
TCCSĐT - Tuyên bố mới rồi của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc nước này dự định xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa khi tình hình chính trị an ninh ở khu vực, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc Á hiện đang sôi sục. Nó đồng thời còn phác họa thêm một mảnh ghép trong bức tranh bố trí chiến lược mới của Mỹ.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, cái gọi là "Lá chắn tên lửa" này không khác gì nhiều cả về mục đích lẫn thiết kế so với hệ thống phòng thủ tên lửa mới mà Mỹ đang triển khai xây dựng ở châu Âu. Mỹ đưa ra mục tiêu công khai là đối phó với tên lửa của Triều Tiên. Tiềm năng tên lửa của Triều Tiên lại liên quan mật thiết đến khả năng của Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân nói riêng và toàn bộ chương trình hạt nhân của Triều Tiên nói chung.
Sự cần thiết của hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Mỹ ở châu Âu được Mỹ lập luận về mối đe dọa an ninh mà Mỹ cảm nhận từ tên lửa của I-ran. Mỹ còn bao hàm cả mục đích bảo vệ các đồng minh của Mỹ trước nguy cơ bị tấn công bởi tên lửa của I-ran và Triều Tiên. Tuy Mỹ quả quyết là không, nhưng gần như mọi đối tác bên ngoài đều cho rằng mục tiêu Mỹ muốn nhằm vào không chỉ là những hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, châu Á mà còn cả ở Nga và Trung Quốc.
Cũng trong thời gian qua, Mỹ đã từng công khai dự định xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực Vùng Vịnh. Những hệ thống phòng thủ tên lửa như thế đều bao gồm các hệ thống thiết bị ra-đa và vũ khí chống tên lửa hiện đại của Mỹ, được triển khai trên các tàu chiến của nước này và trên lãnh thổ những nước thuộc diện đồng minh chiến lược của Mỹ ở các khu vực. Mục đích giống nhau, đối tượng đối phó như nhau và thiết kế xây dựng chẳng khác nhau ở các khu vực nên khi gộp chung lại sẽ tạo nên bộ phận quan trọng trong bố trí chiến lược của Mỹ trên bình diện toàn cầu.
Con bài "Lá chắn tên lửa" bởi thế chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong cách bố trí chiến lược của Mỹ. Nó đem lại cho Mỹ một con chủ bài mới về chính trị và lợi thế mới về quân sự, an ninh ở các khu vực. Nó là một cách để Mỹ tăng cường vũ trang và hiện đại hóa thiết bị quân sự cho chính mình và các đồng minh ở những khu vực nói trên. Một khi chặn cũng như chắn được tên lửa của I-ran và Triều Tiên, Mỹ không chỉ vô hiệu hóa được tên lửa của I-ran và Triều Tiên, mà còn hạn chế đáng kể khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của hai nước trên, như thế có nghĩa là giảm vai trò của con bài hạt nhân của I-ran và Triều Tiên, khi ấy sẽ xuất hiện một tình huống hoàn toàn mới trong vấn đề hạt nhân của hai nước và có lợi cho Mỹ nhiều hơn trước. Nếu Mỹ còn muốn giương đông kích tây, chẳng hạn như nhằm vào Nga, Trung Quốc hay đối tác nào đó khác thì lá chắn tên lửa này cũng rất thích hợp và công hiệu bởi vừa đối phó trong trường hợp bị tấn công quân sự, nhưng đồng thời lại vừa có thể nhanh chóng chuyển sang tấn công, hoặc đối phó về quân sự nhưng lại tạo ra khả năng tấn công về chính trị, an ninh.
Một tác dụng rất đáng kể khác nữa của những hệ thống phòng thủ tên lửa này là ràng buộc các đồng minh của Mỹ vào thế trận quân sự và chính trị, an ninh mà Mỹ đang triển khai trên bình diện toàn cầu. Nó chẳng khác gì một kiểu liên minh quân sự mới của Mỹ, không chặt chẽ và bài bản như NATO, nhưng với phạm vi hoạt động rộng lớn hơn rất nhiều so với phạm vi hoạt động của NATO. Nó phục vụ trực tiếp cho lợi ích của Mỹ, mà vai trò lãnh đạo và quyết định của Mỹ không bị thách thức. Trong khi các đồng minh của Mỹ tham gia vào những hệ thống phòng thủ tên lửa mới này của Mỹ đề cao được vị thế của họ trong chiến lược của Mỹ, thì tất cả những quốc gia là mục tiêu mà Mỹ nhằm vào rồi đây sớm muộn cũng sẽ phải có sự điều chỉnh chính sách quân sự và an ninh cũng như quan hệ song phương với Mỹ./.
Sự cần thiết của hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Mỹ ở châu Âu được Mỹ lập luận về mối đe dọa an ninh mà Mỹ cảm nhận từ tên lửa của I-ran. Mỹ còn bao hàm cả mục đích bảo vệ các đồng minh của Mỹ trước nguy cơ bị tấn công bởi tên lửa của I-ran và Triều Tiên. Tuy Mỹ quả quyết là không, nhưng gần như mọi đối tác bên ngoài đều cho rằng mục tiêu Mỹ muốn nhằm vào không chỉ là những hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, châu Á mà còn cả ở Nga và Trung Quốc.
Cũng trong thời gian qua, Mỹ đã từng công khai dự định xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực Vùng Vịnh. Những hệ thống phòng thủ tên lửa như thế đều bao gồm các hệ thống thiết bị ra-đa và vũ khí chống tên lửa hiện đại của Mỹ, được triển khai trên các tàu chiến của nước này và trên lãnh thổ những nước thuộc diện đồng minh chiến lược của Mỹ ở các khu vực. Mục đích giống nhau, đối tượng đối phó như nhau và thiết kế xây dựng chẳng khác nhau ở các khu vực nên khi gộp chung lại sẽ tạo nên bộ phận quan trọng trong bố trí chiến lược của Mỹ trên bình diện toàn cầu.
Con bài "Lá chắn tên lửa" bởi thế chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong cách bố trí chiến lược của Mỹ. Nó đem lại cho Mỹ một con chủ bài mới về chính trị và lợi thế mới về quân sự, an ninh ở các khu vực. Nó là một cách để Mỹ tăng cường vũ trang và hiện đại hóa thiết bị quân sự cho chính mình và các đồng minh ở những khu vực nói trên. Một khi chặn cũng như chắn được tên lửa của I-ran và Triều Tiên, Mỹ không chỉ vô hiệu hóa được tên lửa của I-ran và Triều Tiên, mà còn hạn chế đáng kể khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của hai nước trên, như thế có nghĩa là giảm vai trò của con bài hạt nhân của I-ran và Triều Tiên, khi ấy sẽ xuất hiện một tình huống hoàn toàn mới trong vấn đề hạt nhân của hai nước và có lợi cho Mỹ nhiều hơn trước. Nếu Mỹ còn muốn giương đông kích tây, chẳng hạn như nhằm vào Nga, Trung Quốc hay đối tác nào đó khác thì lá chắn tên lửa này cũng rất thích hợp và công hiệu bởi vừa đối phó trong trường hợp bị tấn công quân sự, nhưng đồng thời lại vừa có thể nhanh chóng chuyển sang tấn công, hoặc đối phó về quân sự nhưng lại tạo ra khả năng tấn công về chính trị, an ninh.
Một tác dụng rất đáng kể khác nữa của những hệ thống phòng thủ tên lửa này là ràng buộc các đồng minh của Mỹ vào thế trận quân sự và chính trị, an ninh mà Mỹ đang triển khai trên bình diện toàn cầu. Nó chẳng khác gì một kiểu liên minh quân sự mới của Mỹ, không chặt chẽ và bài bản như NATO, nhưng với phạm vi hoạt động rộng lớn hơn rất nhiều so với phạm vi hoạt động của NATO. Nó phục vụ trực tiếp cho lợi ích của Mỹ, mà vai trò lãnh đạo và quyết định của Mỹ không bị thách thức. Trong khi các đồng minh của Mỹ tham gia vào những hệ thống phòng thủ tên lửa mới này của Mỹ đề cao được vị thế của họ trong chiến lược của Mỹ, thì tất cả những quốc gia là mục tiêu mà Mỹ nhằm vào rồi đây sớm muộn cũng sẽ phải có sự điều chỉnh chính sách quân sự và an ninh cũng như quan hệ song phương với Mỹ./.
Việt Nam tham dự cuộc gặp lãnh đạo công đoàn APEC  (04/09/2012)
Chỉ định 12 cơ quan kiểm tra thực phẩm nhập khẩu  (04/09/2012)
Moody's hạ bậc xếp hạng nợ của EU xuống tiêu cực  (04/09/2012)
Đảng Cộng hòa Mỹ đề cử ứng cử viên tổng thống  (04/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển