Nguy cơ phát sinh nghèo và tái nghèo vẫn ở mức cao
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nêu rõ, mục đích cuộc giám sát là đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc; nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện khuôn khổ chính sách, pháp luật và thực hiện có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Qua quá trình giám sát, giai đoạn 2006-2011, tổng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ là 432.788 tỉ đồng, bằng 49,67% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.
Thủy lợi là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu; Hạ tầng giao thông nông thôn đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư và đạt được kết quả rất quan trọng. Đến năm 2011, cả nước có 8.940 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, chiếm 98,6% tổng số xã; Lưới điện trung và hạ áp tại các địa bàn nông thôn đã được mở rộng mạng lưới cung cấp điện tới các xã, huyện thuộc các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2011 đã có 99,8% số xã và 95,5% số thôn có điện.
Đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được chú trọng, từng bước phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao đã tác động tích cực đến sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sống trên địa bàn nông thôn. Đến nay có 4.208 cơ sở sản xuất giống đáp ứng nhu cầu, trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, bông, cây ăn quả,… được dùng giống mới.
Kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo trong giai đoạn 2006-2011 đã góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, an sinh xã hội vẫn được đảm bảo, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo nông thôn còn 9,45%, giảm 12% so với 2006.
Tuy nhiên, báo cáo giám sát cũng đã nêu rõ một số hạn chế, yếu kém chủ yếu. Trong đó, nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thiếu so với nhu cầu. Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đều thiếu vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của ngành, địa phương.
Mặc dù công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đã được các cấp, ngành quan tâm hơn trước, nhưng nhìn chung chất lượng quy hoạch còn hạn chế, chưa sát thực tế, thiếu tính khoa học, chưa gắn với nguồn lực thực hiện, còn có sự chồng chéo, không phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gây lãng phí nguồn lực
Tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao; một số nơi việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật và pháp luật trong đầu tư chưa nghiêm túc, còn để xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư; chưa thực hiện tốt cơ chế dân chủ và phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân trong tổ chức thực hiện đầu tư.
Công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ phát sinh nghèo và tái nghèo vẫn ở mức cao; còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định an ninh trật tự nông thôn. Cơ sở hạ tầng mặc dù đã được tăng cường đầu tư nhưng nhiều khu vực vẫn còn rất khó khăn, chất lương hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Cho ý kiến, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (tỉnh Bình Phước) cùng một số đại biểu khác đều đồng tình nhiều vấn đề như trong báo cáo đã nêu, và cho rằng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng; về cơ cấu đầu tư thì chưa cân đối chủ yếu vẫn xoay quanh vấn đề xây dựng điện, đường, trường, trạm. Đại biểu cũng chỉ ra vấn đề tồn tại nhiều năm nay mà chưa được khắc phục là việc giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia năm nào cũng chậm mà nguyên nhân chính là do cơ chế xin cho vẫn còn tồn tại, tâm lý “ban phát” còn nặng, thủ tục hành chính còn rườm rà, cứng nhắc... Về đầu tư cho công tác xóa đói giảm nghèo theo đại biểu còn nửa vời, hiệu quả thiếu tính bền vững và lãng phí; nông dân còn khó tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi.
Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (tỉnh Long An) cho rằng công tác giảm nghèo chưa bền vững, và tái nghèo còn ở mức cao. Đại biểu phân tích nguyên nhân công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa sát thực tế, thiếu tính khoa học, chưa sát với nguồn lực hiện có dẫn tới việc đầu tư chưa đúng trọng tâm, trọng điểm dẫn đến đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Đại biểu đề nghị Chính phủ và địa phương cần lập quy hoạch cụ thể và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch đó.
Ngoài ra, đại biểu Phương Khanh cũng đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung đúng mức về vốn, công nghệ kỹ thuật cao để phát triển các loại giống có năng suất chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu của từng vùng, đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật, sản xuất bởi đây là khâu trọng yếu quyết định chất lượng nông sản phẩm hàng hóa.
Đại biểu Nguyễn Thúy Anh (tỉnh Phú Thọ) đề cập đến vấn đề đầu tư công cho đào tạo nghề ở nông thôn. Hiện nay, vấn đề lao động việc làm ở khu vực nông thôn đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức như: thiếu việc làm, việc làm thiếu ổn định, năng suất lao động, chất lượng lao động thấp, ít việc làm có thu nhập cao, chưa giải quyết được việc làm tại chỗ cho người lao động khi đất lao động bị thu hồi; quá trình đô thị hóa làm tăng nguy cơ mất việc làm của người nông dân… Do đó, đại biểu đề nghị cần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực nông thôn như tăng năng suất lao động; cần có chính sách lao động riêng, những ưu tiên dành cho lao động ở vùng đô thị hóa chuyển đổi mô hình sử dụng đất; tăng cường hiệu quả chương trình sử dụng vốn tín dụng ưu đãi để phát triển các ngành nghề truyền thống…
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận nhiều đô thị phát triển thiếu quy hoạch  (05/06/2012)
Hội thảo “Đầu tư và cơ chế tài chính phát triển khoa học và công nghệ”  (05/06/2012)
Hội thảo “Đầu tư và cơ chế tài chính phát triển khoa học và công nghệ”  (05/06/2012)
APEC nhất trí tăng tự do thương mại nội khu vực  (05/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay