Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-05 đến 03-06-2012)
1. 7 giải pháp bình ổn giá trong tháng 6
Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương chú trọng thực hiện 7 giải pháp bình ổn giá trong tháng 6 tới:
Trung theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung-cầu, bình ổn thị trường, nhất là những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng. Đồng thời có biện pháp hiệu quả bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các xã vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo, nhất là trong những thời điểm khó khăn, thiên tai, dịch bệnh.
Giám sát chặt chẽ việc đăng ký, kê khai giá những mặt hàng thuộc danh mục đăng ký giá, các bộ, ngành, địa phương kiên quyết dừng các trường hợp đăng ký tăng giá không hợp lý và kiểm soát chặt chẽ phương án giá hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá; sản phẩm phẩm, dịch vụ chi từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả và không vượt dự toán được giao.
Giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp được áp dụng chính sách gia hạn, miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, tiền thuê đất, nhất là đối với doanh nghiệp có cam kết không tăng giá.
Tiếp tục tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả trên địa bàn, trước hết là đối với những mặt hàng thiết yếu như cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón...; xử lý nghiêm các hành vi tăng giá bất hợp lý; ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn lậu thuế, găm hàng thao túng thị trường.
Tiếp tục theo dõi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; chủ động chuẩn bị chân hàng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu tại những vùng có khả năng xảy ra bão lũ, thiên tai.
Một giải pháp quan trọng nhằm tạo sự đồng thuận của các doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội về công tác điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và công tác điều hành giá nói riêng của Chính phủ là nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền. Đặc biệt, cần tránh tuyên truyền quá mức về tăng giá cá biệt của một số mặt hàng để hạn chế tâm lý lạm phát kỳ vọng trong dư luận xã hội.
2. Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII
Ngày 28-5, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật giá. Tiếp đó, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật giá.
Ngày 29-5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Buổi sáng, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật giám định tư pháp. Tiếp đó, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật giám định tư pháp.
Ngày 30-5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều khiển phiên họp. Quốc hội đã nghe: Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phù trình bày Tờ trình về dự án Luật (sửa đổi); Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Xuất bản (sửa đổi); Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quảng cáo. Tiếp đó, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quảng cáo.
Ngày 31-5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Buổi sáng, Quốc hội đã nghe: Bộ trưởng Bộ tài chính Vương Đình Huệ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật dự trữ quốc gia; Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật dự trữ quốc gia; Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi); Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi); Bộ trưởng Bộ tài chính Vương Đình Huệ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư; Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư. Buổi chiều , Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật.
Sáng 1-6, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật dự trữ quốc gia và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo dự kiến giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Sau đó, Quốc hội đã thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
3. Hội thảo "Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992"
Từ ngày 28 đến 29-5, Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo “ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ hợp tác của dự án “ tăng cường tiếp cận công lý bảo vệ quyền tại Việt Nam” giữa Chính phủ Việt Nam với Liên hợp quốc. Các đại biểu, chuyên gia dự hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận 3 chủ đề gồm: Chế định Chính phủ, chính quyền địa phương và quyền con người, quyền công dân.Trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị bổ sung một số nội dung của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và các năm tiếp theo. Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung những quy định nhằm bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, một nội dung rất quan trọng là phải hoàn thiện nguyên tắc thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (trong đó có nội dung về chế định Chính phủ). Tại Hội thảo, các chuyên gia pháp lý trong và ngoài nước còn chia sẻ, cập nhật thông tin và trao đổi, thảo luận chuyên sâu về các nội dung liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật của Việt Nam.
4. Hoạt động thiết thực trong "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’
* Ngày 30-5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức lớp học tập và bồi dưỡng phương pháp giới thiệu, truyền đạt 3 tác phẩm “Đường cách mệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho hơn 200 báo cáo viên, cán bộ các Sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể và địa phương trong tỉnh.
* Ngày 30-5, Cà Mau tổ chức hội nghị sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị "Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’. Theo đó, các cấp ủy Đảng nâng cao hơn ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử của cán bộ, đảng viên trong công việc và đối với nhân dân, tạo lòng tin cho nhân dân; đặc biệt là nhận thức được những giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau tập trung chỉ đạo đưa việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành sinh hoạt thường xuyên, quan trọng của các đảng bộ, chi bộ gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 và Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh.
* Ngày 30-5 tại Khu Di tích lịch sử Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), Đảng ủy các cơ quan tỉnh Bắc Kạn tổ chức báo công tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình xuất sắc tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 21 tập thể và 68 cá nhân tiêu biểu xuất sắc đã được Đảng ủy các cơ quan tỉnh tuyên dương và trao quà lưu niệm. Đây là các tập thể và cá nhân điển hình xuất sắc tiêu biểu thay mặt cho hơn 2.200 cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ các cơ quan tỉnh. Trước đó các đại biểu đã tổ chức dâng dương tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ, thăm phòng lưu niệm trưng bày một số hình ảnh về Bác Hồ.
5. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực, đào tạo theo nhu cầu xã hội
Ngày 30-5, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị về việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011-2015. Theo đó, các bộ, ngành căn cứ Quy hoạch phát triển nhân lực của bộ, ngành đã phê duyệt chỉ đạo xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của bộ, ngành, kết nối với hệ thống dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia. Các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo do bộ, ngành quản lý thực hiện việc rà soát, đánh giá các điều kiện tổ chức đào tạo, chương trình và kế hoạch phát triển đào tạo; thực hiện tốt việc công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn thu, chi tài chính, đội ngũ giáo viên, giảng viên và sớm hoàn thành việc xây dựng, công bố chuẩn đầu ra của các ngành, nghề đào tạo; đẩy mạnh đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực của cả nước trước ngày 30-6-2012.
6. Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) hỗ trợ Việt Nam khoảng 4,2 tỷ đô la Mỹ giai đoạn 2012-2016
Chiều 31-5, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố Chiến lược quốc gia (CPS) mới với Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016. Trong giai đoạn này, dự kiến phân bổ từ nguồn vốn ưu đãi của WB, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) sẽ hỗ trợ cho Việt Nam khoảng 4,2 tỉ USD, tập trung vào những cải cách và các khoản đầu tư được coi là then chốt cho thành công của quá trình chuyển đổi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Phát biểu tại lễ công bố, bà Victoria Kwa kwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể từ công cuộc đổi mới kinh tế bắt đầu vào những năm 1980. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm ở mức 7% và thu nhập bình quân đầu người tăng từ 150 USD lên 1.100 USD. Hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam đã có điện, số trẻ em đến trường cấp một, cấp hai tăng mạnh và vẫn giữ được chỉ tiêu về bình đẳng giới, hạ tầng cơ sở cũng được cải thiện rõ rệt. Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp sớm hơn dự tính. Tuy nhiên trong tương lai, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức của quá trình chuyển đổi hoàn toàn sang vị thế một nước thu nhập trung bình. Vì vậy, nội dung của Chiến lược Đối tác quốc gia giai đoạn 2012-2016 được xây dựng phù hợp với Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011-2015, tập trung vào cải cách cấu trúc, bền vững môi trường, bình đẳng xã hội và những vấn đề mới nổi lên trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô.
7. Các hoạt động nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6
* Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hoà Bình, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức chương trình giao lưu “nối vòng tay nhân ái” với đông đảo thiếu niên, nhi đồng đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm. Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hòa Bình đang nuôi dưỡng gần 100 đối tượng xã hội là người già cô đơn, người tàn tật, tâm thần, trong đó 34 trẻ em mồ côi.
* Ngày 31-5, tỉnh Bạc Liêu tổ chức diễn đàn bảo vệ trẻ em với chủ đề “Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”. Hơn 200 trẻ em tiêu biểu đại diện cho trẻ em tỉnh Bạc Liêu đã mang đến cho diễn đàn những tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm hài, câu chuyện pháp luật, bài viết cảm nhận… liên quan đến cuộc sống, học tập, sinh hoạt và những quy định pháp luật đối với trẻ em. Những trẻ em tham gia diễn đàn sẽ được bồi dưỡng trở thành những tuyên truyền viên nòng cốt để tham gia truyền đạt những vấn đề liên quan đến trẻ em.
* Từ ngày 28 đến 31-5, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động và nhiều doanh nghiệp trong tỉnh An Giang đã tổ chức thăm, tặng quà cho học sinh và thiếu nhi nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân ngày Quốc tế thiếu nhi. 1.000 phần quà đã được trao tặng trường trẻ em khuyết tật, trung tâm nuôi dưỡng người già - trẻ mồ côi thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, cơ sở giáo dục tình thương Khai Trí, trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh An Giang, trường giáo dưỡng số 5 tỉnh Long An và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ngoài cộng đồng tại 4 huyện Chợ Mới, Thoại Sơn, Phú Tân, Tịnh Biên. Liên đoàn lao động tỉnh trao tặng 268 phần quà cho con em công nhân lao động nghèo. Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang tổ chức sân chơi “Cùng thiếu nhi vui chơi ca hát” với các trò chơi dân gian, văn nghệ và trao tặng quà quà cho 200 con em nông dân trong tỉnh, mỗi suất trị giá từ 100.000 - 150.000 đồng. Tỉnh An Giang còn tổ chức chiến dịch “Những giọt máu hồng hè 2012”.
* Ngày 31-5, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam phối hợp với các ban, ngành chức năng trao 4.056 lon sữa, trị giá hơn 1 tỉ đồng, do Công ty sữa Maeil – Hàn Quốc tài trợ đến những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Số sữa nói trên được phân bổ cho những đơn vị sau: huyện Tây Giang, Nông Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Phú Ninh, Hội Bảo trợ Người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo Quảng Nam, Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi sơ sinh Tam Đàn và Hội Chữ thập đỏ Tam Kỳ.
* Ngày 31-5, Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh Đắk Lắk đã khai mạc các hoạt động hè năm 2012 và trao 78 suất học bổng tặng trẻ em nghèo khuyết tật. Với chủ đề “Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”, các hoạt động hè không chỉ là dịp để các em vui chơi, rèn luyện thể chất, bồi dưỡng năng khiếu mà còn nhằm giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho lứa tuổi thanh thiếu nhi, góp phần tạo môi trường sinh hoạt an toàn, lành mạnh, giúp các em phát triển toàn diện về nhân - thể - mỹ.
* Ngày 1-6, tại Nhà văn hoá thiếu nhi Đà Nẵng, Thành Đoàn và Hội đồng Đội thành phố tổ chức Ngày hội thiếu nhi thành phố chào hè 2012, thu hút đông đảo các em thiếu nhi trên địa bàn thành phố tham dự. Chủ đề của ngày hội năm nay là “Nâng cánh ước mơ”, với nhiều nội dung hoạt động sôi nổi, phong phú như: thi vẽ tranh thiếu nhi về đề tài “em vẽ thành phố quê hương”, thi trống đội- nghi thức đội, thi múa hát tập thể và dân vũ, đồng diễn aerobic, thi “giọng hát măng non”, thi kể chuyện “Bác Hồ của chúng em” và nhiều trò chơi dân gian khác. Nhân dịp này, Ban tổ chức đã tuyên dương 20 liên đội xuất sắc “nghìn việc tốt”.
* Ngày 1-6, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Phú Yên đã phối hợp với huyện Đông Hoà và một số đơn vị đã đến tặng quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Cô nhi viện Mằng Lăng và Chùa Hải Sơn.
8. Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam
Ngày 1-6, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 651/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo Kế hoạch hành động này, việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học (CĐHH) cần có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nhân đạo, từ thiện, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nước ngoài; đồng thời phải có tính kế thừa những kết quả đã đạt được trong giai đoạn trước, tránh trùng lặp và có hiệu quả thiết thực. Kế hoạch hành động này cần được lồng ghép với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động khắc phục hậu quả CĐHH phải được tiến hành một cách hệ thống, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương.
9. Hội nghị tổng kết toàn quốc công tác đăng ký, quản lý hộ tịch
Ngày 2-6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch. Đây là dịp đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng công tác hộ tịch trong những thập kỷ qua; rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó tạo sự chuyển biến cơ bản, bền vững cho công tác hộ tịch. Hộ tịch là việc Nhà nước đăng ký và quản lý các sự kiện nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Các sự kiện nhân thân cơ bản của cá nhân được hộ tịch đăng ký bao gồm: khai sinh, kết hôn, ly hôn, nhận nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha mẹ, con, khai tử, thay đổi, cải chính hộ tịch. Trong đó khai sinh, kết hôn, khai tử là 3 sự kiện phổ biến mà bất cứ cá nhân nào cũng phải được đăng ký.
Một trong những kết quả đã đạt được trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đó là hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực hộ tịch kể từ khi ngành Tư pháp tiếp nhận bàn giao công tác hộ tịch. Mặc dù cho đến nay Nhà nước ta chưa có một đạo luật riêng về hộ tịch nhưng đã có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch. Hiện tại, ngoài những quy định có tính nguyên tắc liên quan đến hộ tịch và đăng ký hộ tịch tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ en năm 2004, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, còn có 6 Nghị định, 1 Thông tư liên tịch và 5 Thông tư điều chỉnh trực tiếp trong lĩnh vực hộ tịch.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe giới thiệu những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Hộ tịch; thảo luận sâu một số chuyên đề về thực trạng công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
10. Giải báo chí quốc gia lần thứ VI-2011: Có 2 tác phẩm đạt giải A
Sau gần 2 ngày làm việc (2 và 3-6) tại Hà Nội, trên tinh thần nghiêm túc, công tâm và có trách nhiệm cao, sáng 3/6, Hội đồng chung khảo Giải báo chí quốc gia lần thứ VI-2011 đã bỏ phiếu, lựa chọn các tác phẩm đạt giải với hơn 150 tác phẩm vào chung khảo. Kết quả, Hội đồng chung khảo đã lựa chọn được 2 giải A, 23 giải B, 39 giải C và 29 giải Khuyến khích để trao Giải. Hội đồng chung khảo nhận định, về chất lượng, các tác phẩm dự Giải nhìn chung đồng đều, không có tác phẩm quá yếu kém, nhưng cũng chưa có nhiều tác phẩm thật xuất sắc, nổi trội. Trong dịp này, Hội đồng Giải báo chí quốc gia cũng đã họp lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng chung khảo về việc bổ sung, điều chỉnh Điều lệ Giải sau 6 năm thực hiện. Các ý kiến của Hội đồng chung khảo sẽ được Thường trực Hội đồng Giải tiếp thu, nghiên cứu để bổ sung, điều chỉnh Điều lệ Giải trong thời gian sớm nhất.
Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ VI dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6)./.
Chuyến thăm của tân Tổng thống Nga V. Putin thăm Đức và Pháp  (05/06/2012)
Triển khai có hiệu quả công tác xây dựng Đảng - gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 – khóa XI  (05/06/2012)
Một phương thức giáo dục truyền thống có sức hấp dẫn và hiệu quả  (05/06/2012)
Thành phố Hồ Chí Minh: Mít tinh trọng thể kỷ niệm 101 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước  (05/06/2012)
Hướng tới cấu trúc an ninh vì hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương  (04/06/2012)
Hoa Kỳ muốn sớm nâng quan hệ với VN lên mức cao  (04/06/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên