Ngày 16-5 phóng vệ tinh VINASAT- 2
Như vậy, vệ tinh VINASAT – 2 sẽ cùng VINASAT-1 (đã được phóng lên quỹ đạo vào ngày 19-4-2008) tạo thành một hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an tòan cho mạng viễn thông quốc gia.
Cách đây 4 năm, lần đầu tiên, Việt Nam đã có tên trên bản đồ vệ tinh không gian thế giới, sở hữu vệ tinh viễn thông riêng của mình khi vệ tinh VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo. Bên cạnh việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên không gian, VINASAT-1 đi vào hoạt động đã và đang góp phần hòan thiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, truyền thông, nâng cao năng lực mạng lưới, chất lượng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh, truyền hình của Việt Nam.
Nhờ VINASAT-1, Việt Nam phát triển được các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, internet, các dịch vụ đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển, dự báo thời tiết, bảo đảm an ninh quốc phòng... Đặc biệt, cung cấp đường truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, đường truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được. Đến nay, sau 4 năm hoạt động, khoảng 90% dung lượng của vệ tinh VINASAT-1 đã được khai thác. Hiện có tới 150 kênh truyền hình tiêu chuẩn HD, SD, các mạng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, mạng viễn thông công ích… sử dụng vệ tinh VINASAT-1. Theo ông Hồ Công Lâm, doanh thu kinh doanh dịch vụ vệ tinh năm 2012 ước đạt 250 tỉ đồng (chưa kể doanh thu từ các băng tần đang sử dụng cho mạng lưới của VNPT)… Từ năm 2011, đội ngũ kỹ sư của Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) cũng đã hòan tòan làm chủ, độc lập khai thác vệ tinh VINASAT-1.
Thành công của VINASAT-1 là một trong những động lực quan trọng để đẩy nhanh tiến độ phóng tiếp vệ tinh thứ hai VINASAT-2. Sau thành công của Dự án phóng vệ tinh VINASAT-1, từ tháng 12-2009, Dự án VINASAT-2 đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua và giao VNPT làm chủ đầu tư, với tổng số vốn khoảng 260-280 triệu USD.
Vệ tinh VINASAT-2 do Công ty Lockheed Martin - Hoa Kỳ (cũng là đối tác cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng VINASAT-1) sản xuất, sử dụng công nghệ khung A2100A, một trong những công nghệ vệ tinh tiên tiến nhất hiện nay, với tuổi thọ thiết kế là 15 năm. Lockheed Martin VINASAT-2 có 24 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku, có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của VINASAT-2 tương đương 13.000 kênh thoại/internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.
Hiện, tòan bộ hệ thống thiết bị tại Đài Điều khiển vệ tinh Quế Dương (Hà Nội) đã hòan thành lắp đặt và sẵn sàng để tiếp nhận việc điều khiển vệ tinh.
Vệ tinh VINASAT-2 sau khi được phóng thành công, dự kiến sẽ được đưa vào khai thác từ đầu quý 3/2012. Công ty VTI đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, xúc tiến giới thiệu vệ tinh VINASAT-2 với các khách hàng tiềm năng, mở rộng đối tượng khách hàng ở các lĩnh vực: dầu khí, tài chính, ngân hàng…; đồng thời, hướng tới thị trường các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Myanmar.
Dự án VINASAT-2 nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược quốc gia về tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực; khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tần số và quỹ đạo vệ tinh mà Việt Nam đã đăng ký tại vị trí 131,8 độ Đông. Vệ tinh VINASAT-2 được phóng thành công sẽ góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh của quốc gia nói chung và ngành Viễn thông – Công nghệ thông tin Việt Nam nói riêng trong điều kiện hội nhập quốc tế./.
ILO kêu gọi các quốc gia phê chuẩn 8 công ước về tiêu chuẩn lao động  (09/05/2012)
Hy Lạp: Kết quả tổng tuyển cử phơi bày những thách thức mới đối với IMF  (09/05/2012)
Văn phòng Chủ tịch nước công bố hai pháp lệnh  (09/05/2012)
Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ V  (09/05/2012)
"Đêm nhạc hữu nghị kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc"  (09/05/2012)
Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam  (09/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển