ILO kêu gọi các quốc gia phê chuẩn 8 công ước về tiêu chuẩn lao động
ILO nhấn mạnh các công ước này là các công cụ thiết yếu để thúc đẩy tiến trình giảm đói nghèo và nâng cao điều kiện sống của người lao động, đồng thời bảo đảm quá trình toàn cầu hóa công bằng hơn. Khi thế giới bước vào năm 2015, thời hạn chót của tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), nhu cầu thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn lao động cơ bản trở nên cấp thiết và đòi hỏi nỗ lực toàn diện của các quốc gia nhằm bảo đảm người lao động được hưởng 4 quyền trong tiêu chuẩn lao động cơ bản bao gồm: không bị lao động cưỡng bức; không bị phân biệt đối xử theo giới tính hoặc tình trạng sức khỏe; không sử dụng lao động trẻ em và trẻ em được bảo vệ y tế đặc biệt cho đến 18 tuổi; quyền được tổ chức và thương lượng tập thể để bảo vệ lợi ích và các quyền của người lao động. Các quyền này được coi là các điều kiện tối thiểu để bảo đảm phẩm giá con người, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị lâu dài của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, các quyền này cũng để xác định lao động không bị coi là hàng hóa.
ILO nêu rõ rằng do tính cấp thiết của việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động cơ bản, nhiều nước thành viên ILO đã đưa các tiêu chuẩn này vào Hiến pháp quốc gia. Phê chuẩn 8 công ước về tiêu chuẩn lao động và bảo đảm các tiêu chuẩn này được thực hiện sẽ giúp cuộc sống của người lao động được cải thiện. Trong nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, các thị trường công bằng với trách nhiệm xã hội cao và ổn định sẽ tạo ra các lợi thế cạnh tranh. Mọi quốc gia cần bảo đảm rằng các tiêu chuẩn lao động cơ bản được bảo vệ vì lợi ích của người lao động và lợi ích của chính quốc gia mình.
Nhằm thúc đẩy các cam kết phổ cập toàn cầu về các nguyên tắc cơ bản và các quyền của người lao động ở nơi làm việc, ILO đã công bố nghiên cứu về hiện trạng thực hiện các nguyên tắc cơ bản và quyền làm việc, trong đó khẳng định 4 quyền cơ bản của người lao động. Nghiên cứu này sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị lao động quốc tế lần thứ 101 diễn ra từ 30-5 đến 15-6-2012 tại Geneva, Thụy Sĩ./.
Hy Lạp: Kết quả tổng tuyển cử phơi bày những thách thức mới đối với IMF  (09/05/2012)
Văn phòng Chủ tịch nước công bố hai pháp lệnh  (09/05/2012)
Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ V  (09/05/2012)
"Đêm nhạc hữu nghị kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc"  (09/05/2012)
Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam  (09/05/2012)
Thủ tướng gửi thư mừng Thủ tướng Nga D. Medvedev  (09/05/2012)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển