V.Putin - Con người thay đổi nước Nga (phần VI)
17:54, ngày 08-05-2012
TCCSĐT - Trong chương trình tranh
cử Tổng thống Nga hồi tháng 3 vừa qua, Thủ tướng V.Putin đã cho công bố 7
bài viết trình bày những nội dung cơ bản trong chiến lược xây dựng nước
Nga trong nhiệm kỳ tới của ông. Nhân sự kiện ông V.Putin tuyên thệ nhậm
chức Tổng thống Nga, Tạp chí Cộng sản lần lượt giới thiệu những nội
dung cơ bản trong 7 bài viết trên để bạn đọc tham khảo.
***
Bài 6: Chúng ta cần phải mạnh để bảo vệ an ninh quốc gia Nga
Thế giới đang thay đổi. Các quá trình chuyển hóa toàn cầu diễn ra trên thế giới tiềm ẩn trong đó những nguy cơ hết sức đa dạng, đôi khi không thể dự báo trước được. Trong khi những biến động kinh tế và những biến động khác trên phạm vi thế giới đang diễn ra, thường có những lực lượng theo đuổi tham vọng giải quyết các vấn đề của họ làm phương hại đến lợi ích của những người khác bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự. Chúng ta không bao giờ cho phép mình trở nên yếu đuối để ai đó có thể dễ dàng “bắt nạt”.
Chính vì vậy, trong bất kỳ điều kiện nào, chúng ta cũng không được lơ là, càng không được từ bỏ, việc xây dựng tiềm lực chiến lược có khả năng răn đe, kiềm chế các thế lực thù địch. Chính tiềm lực chiến lược đó đã từng bảo vệ chủ quyền quốc gia chúng ta giữa thời kỳ phức tạp nhất trong những năm 1990 khi nước Nga không có được các yếu tố vật chất khác cần thiết, ngoài tiềm lực quân sự. Rõ ràng, chúng ta không thể củng cố vị thế quốc tế của nước Nga, không thể phát triển kinh tế, không thể xây dựng thể chế dân chủ, nếu không có khả năng bảo vệ chính mình.
Nếu không tính đến nguy cơ các cuộc xung đột có thể xảy ra, chúng ta sẽ không bảo đảm được tính độc lập về công nghệ - quân sự và không chuẩn bị đáp trả một cách đích đáng về mặt quân sự như một biện pháp tối cần thiết để hóa giải những thách thức này hay thách thức khác. Chúng ta đã và đang thực hiện các chương trình chưa có tiền lệ nhằm phát triển các lực lượng vũ trang Nga và hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga. Tính tổng cộng trong thập kỷ tới đây, chúng ta sẽ chi khoảng 23.000 tỉ rúp cho những mục tiêu này.
Nền quốc phòng “thông minh” nhằm hóa giải những nguy cơ mới
Chúng ta không chỉ cần xây dựng các cơ chế phản ứng nhằm hóa giải những nguy cơ hiện hữu, mà còn phải học cách nhìn về phía trước, đánh giá đúng tính chất các mối nguy cơ trước 30-50 năm. Đây là nhiệm vụ rất nghiêm túc, đòi hỏi phải huy động khả năng của cả nền khoa học dân dụng và khoa học quân sự, trình tự dự báo dài hạn và tin cậy cho những vấn đề cấp bách. Chúng ta cần tạo ra một hệ thống phân tích và lập kế hoạch chiến lược quân sự mới "thông minh", chuẩn bị trước các "công thức" và thực hiện những "công thức" đó.
Thế kỷ sắp tới yêu cầu chúng ta điều gì?
Trong thời gian tới, xác suất xảy ra chiến tranh toàn cầu giữa các quốc gia hạt nhân là không cao, bởi cuộc chiến tranh đó sẽ hủy diệt nền văn minh nhân loại. Chừng nào kho vũ khí hạt nhân chiến lược vẫn “nằm im sẵn sàng” trong các kho vũ khí thì không ai dám cả gan phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn chống lại chúng ta. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong các lĩnh vực khác nhau, từ việc hình thành các loại vũ khí trang bị mới đến công nghệ thông tin truyền thông đã tạo ra những thay đổi về chất trong cuộc đấu tranh vũ trang. Ví dụ, do các phương tiện công nghệ cao phi hạt nhân có bán kính tác động lớn được đưa vào trang bị hàng loạt sẽ dẫn tới xu hướng tăng cường vai trò của vũ khí thông thường quyết định chiến thắng trước đối phương trong các cuộc xung đột trên phạm vi toàn cầu. Khả năng quân sự của các nước trong không gian vũ trụ, trong lĩnh vực đối đầu thông tin, trước hết là trong không gian ảo, có giá trị rất lớn, nếu không nói là quyết định, khi xác định tính chất cuộc đấu tranh vũ trang. Trong tương lai xa hơn, việc chế tạo vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới như vũ khí chùm tia, vũ khí địa - vật lý, vũ khí bức xạ, vũ khí gen, vũ khí thần kinh v.v.. cùng với vũ khí hạt nhân sẽ tạo ra những phương tiện có chất lượng mới nhằm vào mục đích chính trị và chiến lược. Các hệ thống trang bị dựa trên các nguyên tắc vật lý mới sẽ có hiệu quả tương đương với việc sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng lại dễ được chấp nhận hơn về mặt chính trị và quân sự.
Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến các cuộc chiến tranh cục bộ và khu vực bùng phát với một tần suất ngày càng lớn. Trên thế giới đang hình thành những khu vực bất ổn và trạng thái “hỗn loạn có điều khiển” đang bị kích động và mở rộng. Âm mưu kích động các cuộc xung đột đó trong những khu vực gần biên giới của Nga và đồng minh của Nga đang có xu hướng gia tăng.
Chúng ta đang chứng kiến sự mất hiệu lực và bị chà đạp của những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quốc tế. Trong những điều kiện đó, nước Nga không thể chỉ trông chờ vào các phương tiện ngoại giao và kinh tế để loại bỏ mâu thuẫn trong việc giải quyết xung đột. Nước Nga đang đứng trước nhiệm vụ xây dựng và phát triển tiềm lực quân sự trong khuôn khổ chiến lược răn đe và kiềm chế sao cho ngang tầm với khả năng đủ để phòng thủ. Còn các lực lượng vũ trang, các cơ quan tình báo và nhiều cơ quan sức mạnh khác của Nga cần sẵn sàng nhanh chóng phản ứng có hiệu quả đối với những thách thức mới. Đây là điều kiện cần thiết để nước Nga được an toàn, còn các quan điểm và lập luận của Nga sẽ được các đối tác chấp nhận trên các diễn đàn quốc tế khác nhau.
Cùng với các đồng minh của Nga, chúng ta cũng cần củng cố khả năng của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể bao gồm lực lượng phản ứng tập thể, sẵn sàng thực hiện sứ mệnh bảo đảm ổn định trên Không gian Á-Âu. Ưu tiên quan trọng nhất trong chính sách quốc gia của Nga trong tương lai sẽ là bảo đảm sự phát triển năng động của các lực lượng vũ trang Nga, công nghiệp nguyên tử và vũ trụ, tổ hợp công nghiệp quốc phòng, giáo dục quân sự, khoa học quân sự cơ bản và các chương trình nghiên cứu ứng dụng.
Các lực lượng vũ trang sẽ che chở nước Nga
Sự tan rã một quốc gia thống nhất, các xung động về kinh tế và xã hội những năm 1990 đã tác động mạnh mẽ tới tất cả các thể chế nhà nước, trong đó các lực lượng vũ trang Nga đã phải trải qua những thử thách khốc liệt nhất. Hoạt động huấn luyện chiến đấu bị ngừng trệ, các đơn vị thuộc đội chiến lược trên tuyến đầu từ khu vực Đông Âu được điều về Nga. Những năm đó, các sĩ quan Nga không nhận được tiền lương hằng tháng, thậm chí họ cũng không được cung cấp đầy đủ khẩu phần ăn. Hàng chục nghìn quân nhân rời quân ngũ. Số tướng lĩnh, đại tá, trung tá và thiếu tá nhiều hơn số lượng đại úy và trung úy. Các xí nghiệp quốc phòng bị đình đốn trong trạng thái mắc nợ triền miên, số chuyên gia có trình độ cao có thể đếm trên đầu ngón tay. Một cuộc chiến tranh thông tin phá hoại nhằm vào các lực lượng vũ trang Nga. Một số “nhà hoạt động xã hội” đã sống nhờ vào các hoạt động hèn hạ nhằm hạ thấp vai trò của quân đội và phủ nhận tất cả những gì liên quan đến những khái niệm thiêng liêng như lời thề quân nhân, nghĩa vụ đối với Tổ quốc, chủ nghĩa yêu nước, lịch sử anh hùng của nước Nga.
Chúng ta đã phải trả một giá rất đắt cho những sai lầm trong nhiều cuộc cải cách không kiên quyết, mà kết quả thu lại chỉ là việc cắt giảm quân số một cách máy móc. Năm 1999, các lực lượng khủng bố quốc tế đã mở một cuộc tiến công xâm lược trực tiếp chống lại Nga, khi đó chúng ta đã vấp phải một tình huống mang tính thảm họa: cần phải gấp rút thu gom được 66.000 quân từ những đơn vị phân tán, rời rạc, bao gồm các tiểu đoàn và các đội độc lập. Vào thời điểm đó, quân số trong biên chế của các lực lượng vũ trang Nga là trên 1 triệu 360 nghìn người.
Trên thực tế, các đơn vị không đủ biên chế, không có khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ngay mà phải được huấn luyện bổ sung nhưng các lực lượng vũ trang Nga đã khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu được giao. Chúng ta đã bắt đầu từ những việc làm khẩn thiết nhất như khôi phục hệ thống bảo đảm xã hội tối thiểu và thanh toán nợ lương cho quân nhân, hằng năm tăng cường ngân sách quốc phòng để phát triển các lực lượng vũ trang Nga. Trên tất cả các hướng chiến lược đã xây dựng các đơn vị sẵn sàng chiến đấu. Chính những lực lượng này đã hoàn thành nhiệm vụ cưỡng chế hòa bình đối với Gruzia trong chiến dịch quân sự tháng 8-2008, bảo vệ nhân dân Nam Ossetia và Abkhazia.
Trong tình hình hiện nay, sẽ là vô nghĩa nếu đem lực lượng và vũ khí trang bị mới “nạp” vào cơ cấu quân sự cũ vì làm như thế chúng ta sẽ không có đủ tiềm lực tài chính và nhân lực. Sẽ không thay đổi được gì nếu chỉ dừng lại ở những cải cách từng bước và mang tính chất nửa vời. Chúng ta sẽ không xây dựng được tiềm lực quân sự mới và sẽ không thể xây dựng được các lực lượng vũ trang Nga có đủ khả năng chiến đấu.
Lối thoát ở đây chỉ có một: đó là phải xây dựng quân đội kiểu mới, một đội quân hiện đại, cơ động, luôn luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Đây là một quá trình khó khăn và ảnh hưởng đến hàng chục nghìn con người nhưng cần phải làm. Chúng ta cần thay đổi thể chế quân sự vô cùng phức tạp mà trong đó đã tích tụ rất nhiều khiếm khuyết, hạn chế về kỹ thuật, không có sự đồng thuận của những người thực hiện, hoạt động thông tin yếu kém và không có kênh thông tin ngược, việc thực hiện chỉ mang tính hình thức. Đó chính là những điểm yếu thực tế của công cuộc cải cách đang được tiến hành và nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phát hiện ra được những điểm yếu đó và khắc phục.
Những gì đã làm được
Hiện nay, những đơn vị quân đội thuộc diện cắt giảm biên chế đã không còn nữa. Trong Lục quân Nga đã triển khai trên 100 lữ đoàn binh chủng hợp thành và chuyên môn. Đó là những binh đoàn chiến đấu được trang bị đủ và sẵn sàng hành động khi được lệnh báo động chiến đấu là một giờ, thời gian để chuyển lực lượng đến chiến trường tiềm tàng là một ngày.
Quân đội Nga ngày nay sẽ không còn đảm nhận những chức năng bảo đảm không thuộc hoạt động quân sự như làm kinh tế và bảo đảm đời sống. Sẽ hạn chế đến mức tối thiểu các hoạt động không liên quan tới huấn luyện chiến đấu. Do đó, người lính và sĩ quan cần phải thực hiện nhiệm vụ trực tiếp của họ là huấn luyện chiến đấu và học tập quân sự với cường độ cao, tác động tích cực đến kỷ luật trong quân đội.
Hiện nay ở Nga đang diễn ra quá trình cải cách nghiêm túc trong lĩnh vực giáo dục quân sự. Khoảng 10 trung tâm nghiên cứu khoa học lớn sẽ được xây dựng trong thời gian tới và các sĩ quan cũng sẽ được tạo điều kiện để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn tùy thuộc vào quá trình phục vụ của họ trong quân đội. Chúng ta cần phải khôi phục lại thẩm quyền của các trường đại học quân sự, liên kết các thể chế đó với hệ thống giáo dục quân sự đang hình thành cả trong lĩnh vực dân dụng của nền kinh tế. Khoa học quân sự cần phải có tác động quyết định đến việc hoạch định nhiệm vụ của tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
Rõ ràng, sẽ không thể tạo ra sự phát triển bình thường trong hoạt động nghiên cứu quân sự nếu thiếu sự kết hợp với khoa học dân dụng, nếu không sử dụng tiềm lực của các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu khoa học của Nhà nước Nga. Các nhà khoa học cần phải được cung cấp thông tin đầy đủ về hiện trạng và triển vọng phát triển quân đội và các hệ thống trang bị để có khả năng định hướng các công trình nghiên cứu trong tương lai có khả năng áp dụng trong lĩnh vực quân sự.
Các cơ quan chỉ huy trong các lực lượng vũ trang Nga sẽ cắt giảm 2 lần. Nga sẽ xây dựng 4 Quân khu lớn là Quân khu miền Tây, Quân khu miền Nam, Quân khu trung tâm, Quân khu miền Đông và sẽ chuyển về đó các lực lượng của không quân, phòng không, hải quân. Thực chất là xây dựng các bộ chỉ huy chiến dịch-chiến lược. Từ ngày 01-12-2011, Quân chủng Phòng thủ đường không - vũ trụ của Nga, một quân chủng mới, sẽ chuyển vào trạng thái thường trực chiến đấu. Trong Không quân Nga sẽ thành lập 7 căn cứ không quân có hạ tầng cơ sở mạnh, mạng lưới sân bay được hiện đại hóa.
Tất cả các lữ đoàn thuộc Quân chủng Phòng thủ đường không - vũ trụ được trang bị các tổ hợp tự động hóa hiện đại, đã triển khai hệ thống dẫn đường và định vị toàn cầu đầy đủ GLONASS. Hiện nay chúng ta đã bảo đảm độ ổn định tin cậy và đầy đủ cho thành phần trên bộ, trên biển và trên không của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Tỷ lệ các tổ hợp tên lửa hiện đại bố trí trên mặt đất trong 4 năm gần đây đã tăng 13-25%. Chúng ta sẽ tiếp tục trang bị lại 10 trung đoàn tên lửa chiến lược “Topol” và “Yars”.
Trong không quân tầm xa sẽ giữ nguyên toàn bộ các máy bay chiến lược phóng tên lửa Tu-160 và Tu-95. Hiện nay, Nga đang tiến hành các hoạt động nhằm hiện đại hóa các phương tiện chiến đấu này. Các máy bay ném bom chiến lược của Nga sẽ được trang bị tên lửa hành trình thế hệ mới phóng từ trên không và có tầm hoạt động xa. Hiện nay, Nga bắt đầu nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay tầm xa thế hệ mới. Các tàu ngầm trang bị tên lửa chiến lược thế hệ mới “Borey” đã được đưa vào thường trực chiến đấu. Các tàu ngầm “Yury Dolgoruky” và “Alexander Nevsky” đã được thử nghiệm ở cấp độ quốc gia. Hạm đội của Nga đã bắt đầu hiện diện tại các khu vực chiến lược trên đại dương thế giới, trong đó có Địa Trung Hải. Sắp tới đây, sự hiện diện đó của hạm đội Nga sẽ trở nên thường xuyên.
Nhiệm vụ của thập kỷ sắp tới
Chúng ta đã chuyển sang quá trình trang bị lại trên phạm vi lớn và đồng bộ cho quân đội và hạm đội cũng như nhiều cơ quan sức mạnh khác để bảo đảm an ninh quốc gia. Ưu tiên trang bị lại các lực lượng hạt nhân, hệ thống phòng thủ đường không - vũ trụ, hệ thống truyền thông, trinh sát và chỉ huy, vô tuyến điện tử, máy bay không người lái và các tổ hợp rô-bốt tiến công, không quân vận tải hiện đại, hệ thống bảo vệ người lính trên chiến trường, vũ khí công nghệ cao và các phương tiện đối phó. Hệ thống huấn luyện các đơn vị chỉ huy và bộ đội sẽ có chất lượng cao hơn, sẽ hoạt động với cường độ cao và toàn diện. Chúng ta sẽ tập trung nỗ lực chủ yếu vào việc xây dựng các lực lượng liên quân hoạt động có hiệu quả; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị và phân đội.
Tình hình hiện nay yêu cầu Nga phải có các biện pháp quyết liệt nhằm củng cố hệ thống phòng thủ đường không vũ trụ thống nhất của quốc gia. Kế hoạch của Mỹ và NATO triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đã buộc Nga phải hành động như vậy. Việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa riêng rất tốn kém và hiện nay vẫn chưa có hiệu quả cao. Trong khi đó, việc tạo dựng khả năng vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào của đối phương và bảo vệ tiềm lực đáp trả của Nga lại mang tính hiệu quả hơn. Đây chính là sự bảo đảm để duy trì sự cân bằng chiến lược trên phạm vi toàn cầu.
Nhiệm vụ của chúng ta là phục hồi hạm đội hải quân đại dương Nga, trước hết là ở Biển Bắc và Viễn Đông. Các nước hàng đầu thế giới hiện nay đang tích cực hoạt động trên các vùng biển ở Bắc Cực, buộc Nga phải bảo đảm lợi ích của mình ở khu vực này. Trong thập kỷ tới, các lực lượng vũ trang Nga sẽ trang bị hơn 400 tên lửa đường đạn vượt đại châu hiện đại bố trí trên mặt đất và trên biển, 8 tàu ngầm tuần dương trang bị tên lửa chiến lược, khoảng 20 tàu ngầm đa năng và trên 50 tàu nổi chiến đấu, khoảng 100 khí tài vũ trụ quân sự, trên 600 máy bay chiến đấu, bao gồm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, trên 1.000 trực thăng, 28 trung đoàn tổ hợp tên lửa phòng không S-400, 38 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không cấp sư đoàn “Vichiaz”, 10 lữ đoàn tổ hợp tên lửa phòng không “Iskander”, trên 2.300 xe tăng hiện đại, khoảng 2.000 tổ hợp pháo tự hành, trên 17.000 xe ô tô quân sự. Hiện nay, 250 đơn vị và binh đoàn trong đó có 30 phi đoàn không quân đã được trang bị hiện đại. Đến năm 2020, tỷ lệ các loại vũ khí trang bị mới sẽ chiếm 70%, các hệ thống còn lại trong trang bị sẽ được hiện đại hóa một cách căn bản.
Như vậy, nhiệm vụ của thập kỷ tới sẽ là đưa cơ cấu các lực lượng vũ trang Nga dựa trên cơ sở các hệ thống vũ khí trang bị mới về nguyên lý. Vũ khí trang bị mới sẽ ''nhìn" xa hơn, bắn chính xác hơn, phản ứng nhanh hơn so với các hệ thống tương tự của bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào.
Bảo đảm xã hội cho các lực lượng vũ trang Nga
Quân đội hiện đại trước hết là những con người có trình độ cao, được huấn luyện tốt, có khả năng sử dụng các loại vũ khí hiện đại nhất, trong đó có các chuyên gia có hiểu biết sâu sắc và trình độ học vấn cao cũng như trình độ văn hóa cao. Hiện nay, yêu cầu cá nhân đối với từng sĩ quan và người lính đã tăng lên đáng kể.
Đến lượt mình, các quân nhân cũng cần phải có được một hệ thống các bảo đảm xã hội phù hợp với trách nhiệm lớn của họ. Đó là dịch vụ bảo đảm y tế, hệ thống nghỉ dưỡng và điều dưỡng, hệ thống bảo hiểm, chế độ hưu trí thích đáng và khả năng được bố trí việc làm sau khi giải ngũ. Tất nhiên, mức lương của sỹ quan quân đội phải cao hơn mức thu nhập của các chuyên gia có trình độ và các nhà quản lý trong các ngành kinh tế hàng đầu. Từ năm 2007, Chính phủ Nga đã quyết định cải tiến và nâng cao đáng kể lương và phụ cấp hưu trí cho các quân nhân. Trong giai đoạn 1 của năm 2009, Nga đã tiến hành thử nghiệm trên quy mô lớn để nâng cao thu nhập lao động cho quân nhân, nghĩa là cho những ai gánh vác trọng trách đặc biệt về bảo đảm khả năng quốc phòng của đất nước.
Nga sẽ thực hiện bước tiếp theo là tăng thu nhập bằng tiền của quân nhân lên gấp 3 lần. Các lực lượng vũ trang với vai trò là một người lao động sẽ có khả năng cạnh tranh hơn. Điều này sẽ thay đổi tình hình, tạo ra những động lực mới cho nghề nghiệp quân sự.
Từ ngày 01-01-2012, Nga nâng cao thu nhập bằng tiền trong hệ thống của Bộ Nội vụ. Còn từ ngày 01-01-2013, lương của những người làm việc trong tất cả các lực lượng vũ trang còn lại cũng như trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và trong các cơ quan phục vụ đặc biệt sẽ tăng lên đáng kể. Lương hưu của tất cả các quân nhân không phụ thuộc vào đơn vị sẽ tăng lên 1,6 lần từ ngày 01-01-2012. Sắp tới, các quân nhân nghỉ hưu hằng năm sẽ được tăng phụ cấp không ít hơn 2% trên mức lạm phát. Ngoài ra, sẽ áp dụng chứng chỉ học vấn chuyên môn cho phép quân nhân sau khi giải ngũ sẽ có được trình độ hoặc sẽ được đào tạo lại ở bất kỳ một trường đại học nào của Nhà nước.
Về vấn đề xây dựng nhà ở, trong nhiều năm trên thực tế vấn đề này chưa giải quyết xong. Trong những năm 1998, từ tất cả các nguồn đầu tư, chúng ta mới xây dựng được 6.000-8.000 căn hộ hoặc giấy phép cấp nhà ở hằng năm. Do đó, nhiều người sau khi giải ngũ vẫn chưa có nhà, gây nên những khó khăn cho chính quyền khu vực. Từ năm 2000, chúng ta đã tăng đáng kể khối lượng nhà ở, đạt đến mức trung bình 25.000 căn hộ trong một năm. Trong những năm 2008-2011, chỉ tính riêng các quân nhân trong Bộ Quốc phòng đã được cấp hoặc xây dựng khoảng 140.000 căn hộ cư trú thường xuyên và 46.000 căn hộ công vụ. Trước đây, nước Nga chưa bao giờ có được một thành tích như vậy.
Chúng ta đã đầu tư một khoản tiền lớn như vậy ngay cả trong điều kiện khủng hoảng. Mặc dù chương trình có quy mô lớn hơn so với dự kiến trước đây nhưng vấn đề nhà ở cho quân nhân hiện nay vẫn chưa được giải quyết xong. Trong hai năm 2012-2013, chúng ta cần phải bảo đảm cho các quân nhân có nhà ở để cư trú cố định. Ngoài ra, từ năm 2014 sẽ hoàn thành quỹ nhà ở công vụ hiện đại. Như vậy, vấn đề về nhà ở của các quân nhân sẽ được giải quyết.
Hệ thống tuyển quân của các lực lượng vũ trang Nga đang có những thay đổi đáng kể. Hiện nay, trong quân đội có đến 220.000 sĩ quan và 186.000 hạ sĩ quan và chiến sĩ phục vụ theo hợp đồng. Dự kiến, trong vòng 5 năm tới, hằng năm, Nga sẽ tuyển chọn trên 50.000 quân nhân theo hợp đồng và sẽ được bố trí vào vào cương vị hạ sĩ quan, chuẩn úy cũng như các chuyên gia kỹ thuật quân sự. Đến năm 2017, tổng biên chế của các lực lượng vũ trang Nga là 1 triệu người, trong đó có 700.000 người chuyên nghiệp, gồm sĩ quan, học viên các trường quân sự, hạ sĩ quan và chiến sĩ hợp đồng. Đến năm 2020, số quân nhân điều động theo chế độ nghĩa vụ quân sự sẽ giảm xuống còn 145.000 người. Để duy trì kỷ luật trong các tập thể quân nhân sẽ thành lập lực lượng cảnh sát quân sự.
Chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao uy tín của hoạt động phục vụ quân đội theo nghĩa vụ. Trên thực tế, biến chế độ phục vụ theo nghĩa vụ quân sự thành một hoạt động được xã hội đánh giá cao và được ưu tiên, trong đó cần phải ưu tiên cho những quân nhân đã hết hạn phục vụ trong quân đội được tuyển vào các trường đại học tốt nhất. Nhà nước cần phải tạo điều kiện để các quân nhân được đào tạo thêm trước khi thi tuyển vào các trường chuyên nghiệp. Đối với những quân nhân đã tốt nghiệp các trường đại học trước khi gia nhập quân đội, cần bảo đảm ngân sách để họ được đào tạo tại môi trường tốt nhất ở trong nước và nước ngoài. Các quân nhân sau khi giải ngũ sẽ được ưu tiên tiếp nhận vào các cương vị công tác trong các cơ quan dân sự của nhà nước và đưa vào lực lượng dự bị. Quân đội cần phải khôi phục lại vai trò truyền thống như là một tổ chức xã hội quan trọng nhất.
Yêu cầu đối với tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nga
Tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nga là niềm tự hào, tập trung tiềm năng trí tuệ và khoa học - kỹ thuật mạnh nhất của cả nước nhưng tại đây cũng đang tích tụ nhiều vấn đề. Trên thực tế, trong 30 năm gần đây các trung tâm công nghiệp - quốc phòng và các xí nghiệp của các nước đã bỏ lỡ nhiều chương trình hiện đại hóa. Trong thập niên sắp tới chúng ta sẽ phải khắc phục sự tụt hậu này một cách toàn diện. Chúng ta sẽ phải giành lại vị trí dẫn đầu trong toàn bộ các công nghệ quân sự cơ bản.
Chúng ta sẽ phải dựa vào tổ hợp công nghiệp - quốc phòng của Nga để tái trang bị quân đội, gia tăng nhiều lần việc đưa vào trang bị các loại phương tiện hiện đại thế hệ mới; xây dựng lĩnh vực khoa học - công nghệ vượt lên trước; nghiên cứu chế tạo và áp dụng những công nghệ then chốt để sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh ứng dụng trong quân sự.
Về việc mua sắm vũ khí trang bị ở nước ngoài, thực tiễn thế giới đã chứng tỏ, ngay cả các nhà cung cấp trang bị then chốt trên thị trường thế giới, những quốc gia phát triển nhất về công nghệ và công nghiệp cũng phải mua sắm một số hệ thống trang bị riêng lẻ, vật liệu và công nghệ. Điều này cho phép họ nhanh chóng giải quyết được những nhiệm vụ cấp thiết trong lĩnh vực quốc phòng, kích thích nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, bất kỳ một sự mua sắm vũ khí trang bị quân sự nào cũng không thể thay thế được sự sản xuất vũ khí trang bị trong nước mà chỉ là tạo điều kiện để tiếp thu công nghệ và tri thức.
Để thực sự nâng cao khả năng quốc phòng của đất nước, chúng ta cần các loại phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất và tốt nhất thế giới. Không thể chấp nhận tình trạng quân đội trở thành thị trường tiêu thụ các loại vũ khí trang bị, công nghệ cũng như các công trình nghiên cứu phát triển từ ngân sách của Nhà nước đã bị lạc hậu. Hoạt động của các xí nghiệp tổ hợp công nghiệp - quốc phòng cần phải tập trung vào việc sản xuất hàng loạt các loại vũ khí trang bị có chất lượng ở trong nước có tính năng kỹ - chiến thuật tốt nhất, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng hiện nay và trong tương lai.
Để các xí nghiệp tổ hợp công nghiệp - quốc phòng có thể hoạt động nhịp nhàng, chúng ta đã thông qua quyết định xây dựng đơn đặt hàng quốc phòng không phải cho 1 năm mà là cho 3 đến 5 năm, thậm chí là 7 năm. Tổ hợp công nghiệp - quốc phòng không có khả năng tuần tự tiến kịp một ai đó, vì thế chúng ta cần phải tạo ra sự đột phá để trở thành cơ sở sáng chế và sản xuất hàng đầu. Ở tất cả các nước có tổ hợp công nghiệp - quốc phòng phát triển, những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực quốc phòng bao giờ cũng là một trong những động lực mạnh mẽ nhất để tạo ra sự đổi mới. Những công trình nghiên cứu và thiết kế thử nghiệm dùng cho quốc phòng đều được nhà nước đầu tư ngân sách mạnh và ổn định, cho phép áp dụng nhiều công nghệ đột phá mà trong lĩnh vực dân dụng không thể vượt qua được "ngưỡng lợi nhuận". Sau đó, dưới dạng sản phẩm sẵn có, những công nghệ đó lại được tiếp thu và áp dụng trong lĩnh vực dân sự. Chúng ta cần phải có cơ cấu hiện đại hoạt động với tư cách là cầu nối giữa giới quân sự, công nghiệp, khoa học và chính trị. Bằng cách đó chúng ta mới có khả năng phát hiện và ủng hộ những gì tốt nhất trong môi trường đổi mới trên phạm vi quốc gia và vượt qua được các quá trình quan liêu trong vô vàn các thỏa thuận và hoạt động phối hợp.
Việc đổi mới tổ hợp công nghiệp - quốc phòng sẽ là động lực kéo theo sự phát triển những lĩnh vực khác nhau như luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hóa học, vô tuyến điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông. Cần cho phép các xí nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực này có tiềm năng để đổi mới cơ sở công nghệ và các giải pháp công nghệ mới. Sẽ phải bảo đảm sự ổn định cho nhiều tập thể khoa học và thiết kế, nghĩa là sự hiện diện của họ trên thị trường nghiên cứu phát triển phục vụ lĩnh vực dân sự.
Chúng ta phải kiên quyết chống tham nhũng trong lĩnh vực công nghiệp - quốc phòng và các lực lượng vũ trang, kiên quyết áp dụng nguyên tắc trừng phạt thích đáng. Bởi tham nhũng trong lĩnh vực an ninh quốc gia về thực chất là tội phản bội Tổ quốc.
Sự phát triển tổ hợp công nghiệp - quốc phòng nếu chỉ dựa vào sức lực của Nhà nước là không có hiệu quả ngay cả trong thời điểm hiện nay, còn trong tương lai trung hạn sẽ không thể thực hiện được xét về mặt kinh tế. Một điều quan trọng là phải tăng cường sự phối hớp giữa Nhà nước và tư nhân trên lĩnh vực quốc phòng, trong đó có việc đơn giản hóa thủ tục xây dựng các xí nghiệp quốc phòng mới. Các hãng tư nhân sẵn sàng đầu tư tiền bạc và kinh nghiệm, công nghệ vào các xí nghiệp của tổ hợp công nghiệp - quốc phòng. Tất cả các nhà sản xuất vũ khí trang bị và kỹ thuật quân sự hàng đầu của Mỹ và châu Âu đều không phải là của Nhà nước. Kinh nghiệm mới nhất về lĩnh vực này là cách tiếp cận kiểu doanh nghiệp đối với việc tổ chức sản xuất sẽ tạo ra một luồng gió mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của vũ khí Nga trên thị trường thế giới.
Cần phải đặc biệt chú ý hệ thống giáo dục và đào tạo cán bộ mới trong sản xuất. Nhiều xí nghiệp hiện nay đang vấp phải một tình trạng là bị thiếu hụt nghiêm trọng kỹ thuật viên và công nhân có tay nghề cao, hạn chế việc kịp thời thực hiện đơn đặt hàng của nhà nước chứ chưa nói đến việc tăng cường công suất sản xuất. Vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề này phải là các trường đại học chuyên ngành, trong đó có các chương trình ứng dụng đào tạo cử nhân và các trường trung cấp kỹ thuật, cũng như các trường cao đẳng kỹ thuật chuyên ngành chung mà từ đó học viên tốt nghiệp thường đi vào phục vụ lĩnh vực quốc phòng.
Trong khi điều chỉnh lại chính sách quốc phòng và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, chúng ta cần định hướng vào xu hướng hiện đại nhất trong nghệ thuật quân sự. Tách rời các xu hướng đó cũng có nghĩa là chúng ta tự đưa mình vào một tình trạng dễ bị tổn thương, đưa đất nước và sinh mệnh của người lính và sĩ quan trước khả năng bị tiến công.
Quy mô chưa từng có của chương trình trang bị và hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp - quốc phòng khẳng định toàn bộ tính chất nghiêm túc các ý định của chúng ta. Chúng ta hiểu rằng, nước Nga sẽ phải đầu tư nguồn tài lực rất lớn để thực hiện các kế hoạch đó. Nhiệm vụ còn lại là không được làm tiêu hao mà là tăng cường hơn sức mạnh kinh tế của đất nước, tạo ra một quân đội và tổ hợp công nghiệp-quốc phòng có khả năng bảo đảm chủ quyền cho nước Nga, tôn trọng các đối tác và hòa bình bền vững./.
Bài 6: Chúng ta cần phải mạnh để bảo vệ an ninh quốc gia Nga
Thế giới đang thay đổi. Các quá trình chuyển hóa toàn cầu diễn ra trên thế giới tiềm ẩn trong đó những nguy cơ hết sức đa dạng, đôi khi không thể dự báo trước được. Trong khi những biến động kinh tế và những biến động khác trên phạm vi thế giới đang diễn ra, thường có những lực lượng theo đuổi tham vọng giải quyết các vấn đề của họ làm phương hại đến lợi ích của những người khác bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự. Chúng ta không bao giờ cho phép mình trở nên yếu đuối để ai đó có thể dễ dàng “bắt nạt”.
Chính vì vậy, trong bất kỳ điều kiện nào, chúng ta cũng không được lơ là, càng không được từ bỏ, việc xây dựng tiềm lực chiến lược có khả năng răn đe, kiềm chế các thế lực thù địch. Chính tiềm lực chiến lược đó đã từng bảo vệ chủ quyền quốc gia chúng ta giữa thời kỳ phức tạp nhất trong những năm 1990 khi nước Nga không có được các yếu tố vật chất khác cần thiết, ngoài tiềm lực quân sự. Rõ ràng, chúng ta không thể củng cố vị thế quốc tế của nước Nga, không thể phát triển kinh tế, không thể xây dựng thể chế dân chủ, nếu không có khả năng bảo vệ chính mình.
Nếu không tính đến nguy cơ các cuộc xung đột có thể xảy ra, chúng ta sẽ không bảo đảm được tính độc lập về công nghệ - quân sự và không chuẩn bị đáp trả một cách đích đáng về mặt quân sự như một biện pháp tối cần thiết để hóa giải những thách thức này hay thách thức khác. Chúng ta đã và đang thực hiện các chương trình chưa có tiền lệ nhằm phát triển các lực lượng vũ trang Nga và hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga. Tính tổng cộng trong thập kỷ tới đây, chúng ta sẽ chi khoảng 23.000 tỉ rúp cho những mục tiêu này.
Tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm bắn vượt đại châu “Topol-M” của Nga có thể vượt qua bất kỳ lá chắn tên lửa nào. |
Nền quốc phòng “thông minh” nhằm hóa giải những nguy cơ mới
Chúng ta không chỉ cần xây dựng các cơ chế phản ứng nhằm hóa giải những nguy cơ hiện hữu, mà còn phải học cách nhìn về phía trước, đánh giá đúng tính chất các mối nguy cơ trước 30-50 năm. Đây là nhiệm vụ rất nghiêm túc, đòi hỏi phải huy động khả năng của cả nền khoa học dân dụng và khoa học quân sự, trình tự dự báo dài hạn và tin cậy cho những vấn đề cấp bách. Chúng ta cần tạo ra một hệ thống phân tích và lập kế hoạch chiến lược quân sự mới "thông minh", chuẩn bị trước các "công thức" và thực hiện những "công thức" đó.
Thế kỷ sắp tới yêu cầu chúng ta điều gì?
Trong thời gian tới, xác suất xảy ra chiến tranh toàn cầu giữa các quốc gia hạt nhân là không cao, bởi cuộc chiến tranh đó sẽ hủy diệt nền văn minh nhân loại. Chừng nào kho vũ khí hạt nhân chiến lược vẫn “nằm im sẵn sàng” trong các kho vũ khí thì không ai dám cả gan phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn chống lại chúng ta. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong các lĩnh vực khác nhau, từ việc hình thành các loại vũ khí trang bị mới đến công nghệ thông tin truyền thông đã tạo ra những thay đổi về chất trong cuộc đấu tranh vũ trang. Ví dụ, do các phương tiện công nghệ cao phi hạt nhân có bán kính tác động lớn được đưa vào trang bị hàng loạt sẽ dẫn tới xu hướng tăng cường vai trò của vũ khí thông thường quyết định chiến thắng trước đối phương trong các cuộc xung đột trên phạm vi toàn cầu. Khả năng quân sự của các nước trong không gian vũ trụ, trong lĩnh vực đối đầu thông tin, trước hết là trong không gian ảo, có giá trị rất lớn, nếu không nói là quyết định, khi xác định tính chất cuộc đấu tranh vũ trang. Trong tương lai xa hơn, việc chế tạo vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới như vũ khí chùm tia, vũ khí địa - vật lý, vũ khí bức xạ, vũ khí gen, vũ khí thần kinh v.v.. cùng với vũ khí hạt nhân sẽ tạo ra những phương tiện có chất lượng mới nhằm vào mục đích chính trị và chiến lược. Các hệ thống trang bị dựa trên các nguyên tắc vật lý mới sẽ có hiệu quả tương đương với việc sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng lại dễ được chấp nhận hơn về mặt chính trị và quân sự.
Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến các cuộc chiến tranh cục bộ và khu vực bùng phát với một tần suất ngày càng lớn. Trên thế giới đang hình thành những khu vực bất ổn và trạng thái “hỗn loạn có điều khiển” đang bị kích động và mở rộng. Âm mưu kích động các cuộc xung đột đó trong những khu vực gần biên giới của Nga và đồng minh của Nga đang có xu hướng gia tăng.
Chúng ta đang chứng kiến sự mất hiệu lực và bị chà đạp của những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quốc tế. Trong những điều kiện đó, nước Nga không thể chỉ trông chờ vào các phương tiện ngoại giao và kinh tế để loại bỏ mâu thuẫn trong việc giải quyết xung đột. Nước Nga đang đứng trước nhiệm vụ xây dựng và phát triển tiềm lực quân sự trong khuôn khổ chiến lược răn đe và kiềm chế sao cho ngang tầm với khả năng đủ để phòng thủ. Còn các lực lượng vũ trang, các cơ quan tình báo và nhiều cơ quan sức mạnh khác của Nga cần sẵn sàng nhanh chóng phản ứng có hiệu quả đối với những thách thức mới. Đây là điều kiện cần thiết để nước Nga được an toàn, còn các quan điểm và lập luận của Nga sẽ được các đối tác chấp nhận trên các diễn đàn quốc tế khác nhau.
Cùng với các đồng minh của Nga, chúng ta cũng cần củng cố khả năng của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể bao gồm lực lượng phản ứng tập thể, sẵn sàng thực hiện sứ mệnh bảo đảm ổn định trên Không gian Á-Âu. Ưu tiên quan trọng nhất trong chính sách quốc gia của Nga trong tương lai sẽ là bảo đảm sự phát triển năng động của các lực lượng vũ trang Nga, công nghiệp nguyên tử và vũ trụ, tổ hợp công nghiệp quốc phòng, giáo dục quân sự, khoa học quân sự cơ bản và các chương trình nghiên cứu ứng dụng.
Các lực lượng vũ trang sẽ che chở nước Nga
Sự tan rã một quốc gia thống nhất, các xung động về kinh tế và xã hội những năm 1990 đã tác động mạnh mẽ tới tất cả các thể chế nhà nước, trong đó các lực lượng vũ trang Nga đã phải trải qua những thử thách khốc liệt nhất. Hoạt động huấn luyện chiến đấu bị ngừng trệ, các đơn vị thuộc đội chiến lược trên tuyến đầu từ khu vực Đông Âu được điều về Nga. Những năm đó, các sĩ quan Nga không nhận được tiền lương hằng tháng, thậm chí họ cũng không được cung cấp đầy đủ khẩu phần ăn. Hàng chục nghìn quân nhân rời quân ngũ. Số tướng lĩnh, đại tá, trung tá và thiếu tá nhiều hơn số lượng đại úy và trung úy. Các xí nghiệp quốc phòng bị đình đốn trong trạng thái mắc nợ triền miên, số chuyên gia có trình độ cao có thể đếm trên đầu ngón tay. Một cuộc chiến tranh thông tin phá hoại nhằm vào các lực lượng vũ trang Nga. Một số “nhà hoạt động xã hội” đã sống nhờ vào các hoạt động hèn hạ nhằm hạ thấp vai trò của quân đội và phủ nhận tất cả những gì liên quan đến những khái niệm thiêng liêng như lời thề quân nhân, nghĩa vụ đối với Tổ quốc, chủ nghĩa yêu nước, lịch sử anh hùng của nước Nga.
Chúng ta đã phải trả một giá rất đắt cho những sai lầm trong nhiều cuộc cải cách không kiên quyết, mà kết quả thu lại chỉ là việc cắt giảm quân số một cách máy móc. Năm 1999, các lực lượng khủng bố quốc tế đã mở một cuộc tiến công xâm lược trực tiếp chống lại Nga, khi đó chúng ta đã vấp phải một tình huống mang tính thảm họa: cần phải gấp rút thu gom được 66.000 quân từ những đơn vị phân tán, rời rạc, bao gồm các tiểu đoàn và các đội độc lập. Vào thời điểm đó, quân số trong biên chế của các lực lượng vũ trang Nga là trên 1 triệu 360 nghìn người.
Trên thực tế, các đơn vị không đủ biên chế, không có khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ngay mà phải được huấn luyện bổ sung nhưng các lực lượng vũ trang Nga đã khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu được giao. Chúng ta đã bắt đầu từ những việc làm khẩn thiết nhất như khôi phục hệ thống bảo đảm xã hội tối thiểu và thanh toán nợ lương cho quân nhân, hằng năm tăng cường ngân sách quốc phòng để phát triển các lực lượng vũ trang Nga. Trên tất cả các hướng chiến lược đã xây dựng các đơn vị sẵn sàng chiến đấu. Chính những lực lượng này đã hoàn thành nhiệm vụ cưỡng chế hòa bình đối với Gruzia trong chiến dịch quân sự tháng 8-2008, bảo vệ nhân dân Nam Ossetia và Abkhazia.
Trong tình hình hiện nay, sẽ là vô nghĩa nếu đem lực lượng và vũ khí trang bị mới “nạp” vào cơ cấu quân sự cũ vì làm như thế chúng ta sẽ không có đủ tiềm lực tài chính và nhân lực. Sẽ không thay đổi được gì nếu chỉ dừng lại ở những cải cách từng bước và mang tính chất nửa vời. Chúng ta sẽ không xây dựng được tiềm lực quân sự mới và sẽ không thể xây dựng được các lực lượng vũ trang Nga có đủ khả năng chiến đấu.
Lối thoát ở đây chỉ có một: đó là phải xây dựng quân đội kiểu mới, một đội quân hiện đại, cơ động, luôn luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Đây là một quá trình khó khăn và ảnh hưởng đến hàng chục nghìn con người nhưng cần phải làm. Chúng ta cần thay đổi thể chế quân sự vô cùng phức tạp mà trong đó đã tích tụ rất nhiều khiếm khuyết, hạn chế về kỹ thuật, không có sự đồng thuận của những người thực hiện, hoạt động thông tin yếu kém và không có kênh thông tin ngược, việc thực hiện chỉ mang tính hình thức. Đó chính là những điểm yếu thực tế của công cuộc cải cách đang được tiến hành và nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phát hiện ra được những điểm yếu đó và khắc phục.
Những gì đã làm được
Hiện nay, những đơn vị quân đội thuộc diện cắt giảm biên chế đã không còn nữa. Trong Lục quân Nga đã triển khai trên 100 lữ đoàn binh chủng hợp thành và chuyên môn. Đó là những binh đoàn chiến đấu được trang bị đủ và sẵn sàng hành động khi được lệnh báo động chiến đấu là một giờ, thời gian để chuyển lực lượng đến chiến trường tiềm tàng là một ngày.
Quân đội Nga ngày nay sẽ không còn đảm nhận những chức năng bảo đảm không thuộc hoạt động quân sự như làm kinh tế và bảo đảm đời sống. Sẽ hạn chế đến mức tối thiểu các hoạt động không liên quan tới huấn luyện chiến đấu. Do đó, người lính và sĩ quan cần phải thực hiện nhiệm vụ trực tiếp của họ là huấn luyện chiến đấu và học tập quân sự với cường độ cao, tác động tích cực đến kỷ luật trong quân đội.
Hiện nay ở Nga đang diễn ra quá trình cải cách nghiêm túc trong lĩnh vực giáo dục quân sự. Khoảng 10 trung tâm nghiên cứu khoa học lớn sẽ được xây dựng trong thời gian tới và các sĩ quan cũng sẽ được tạo điều kiện để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn tùy thuộc vào quá trình phục vụ của họ trong quân đội. Chúng ta cần phải khôi phục lại thẩm quyền của các trường đại học quân sự, liên kết các thể chế đó với hệ thống giáo dục quân sự đang hình thành cả trong lĩnh vực dân dụng của nền kinh tế. Khoa học quân sự cần phải có tác động quyết định đến việc hoạch định nhiệm vụ của tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
Rõ ràng, sẽ không thể tạo ra sự phát triển bình thường trong hoạt động nghiên cứu quân sự nếu thiếu sự kết hợp với khoa học dân dụng, nếu không sử dụng tiềm lực của các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu khoa học của Nhà nước Nga. Các nhà khoa học cần phải được cung cấp thông tin đầy đủ về hiện trạng và triển vọng phát triển quân đội và các hệ thống trang bị để có khả năng định hướng các công trình nghiên cứu trong tương lai có khả năng áp dụng trong lĩnh vực quân sự.
Các cơ quan chỉ huy trong các lực lượng vũ trang Nga sẽ cắt giảm 2 lần. Nga sẽ xây dựng 4 Quân khu lớn là Quân khu miền Tây, Quân khu miền Nam, Quân khu trung tâm, Quân khu miền Đông và sẽ chuyển về đó các lực lượng của không quân, phòng không, hải quân. Thực chất là xây dựng các bộ chỉ huy chiến dịch-chiến lược. Từ ngày 01-12-2011, Quân chủng Phòng thủ đường không - vũ trụ của Nga, một quân chủng mới, sẽ chuyển vào trạng thái thường trực chiến đấu. Trong Không quân Nga sẽ thành lập 7 căn cứ không quân có hạ tầng cơ sở mạnh, mạng lưới sân bay được hiện đại hóa.
Tất cả các lữ đoàn thuộc Quân chủng Phòng thủ đường không - vũ trụ được trang bị các tổ hợp tự động hóa hiện đại, đã triển khai hệ thống dẫn đường và định vị toàn cầu đầy đủ GLONASS. Hiện nay chúng ta đã bảo đảm độ ổn định tin cậy và đầy đủ cho thành phần trên bộ, trên biển và trên không của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Tỷ lệ các tổ hợp tên lửa hiện đại bố trí trên mặt đất trong 4 năm gần đây đã tăng 13-25%. Chúng ta sẽ tiếp tục trang bị lại 10 trung đoàn tên lửa chiến lược “Topol” và “Yars”.
Trong không quân tầm xa sẽ giữ nguyên toàn bộ các máy bay chiến lược phóng tên lửa Tu-160 và Tu-95. Hiện nay, Nga đang tiến hành các hoạt động nhằm hiện đại hóa các phương tiện chiến đấu này. Các máy bay ném bom chiến lược của Nga sẽ được trang bị tên lửa hành trình thế hệ mới phóng từ trên không và có tầm hoạt động xa. Hiện nay, Nga bắt đầu nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay tầm xa thế hệ mới. Các tàu ngầm trang bị tên lửa chiến lược thế hệ mới “Borey” đã được đưa vào thường trực chiến đấu. Các tàu ngầm “Yury Dolgoruky” và “Alexander Nevsky” đã được thử nghiệm ở cấp độ quốc gia. Hạm đội của Nga đã bắt đầu hiện diện tại các khu vực chiến lược trên đại dương thế giới, trong đó có Địa Trung Hải. Sắp tới đây, sự hiện diện đó của hạm đội Nga sẽ trở nên thường xuyên.
Nhiệm vụ của thập kỷ sắp tới
Chúng ta đã chuyển sang quá trình trang bị lại trên phạm vi lớn và đồng bộ cho quân đội và hạm đội cũng như nhiều cơ quan sức mạnh khác để bảo đảm an ninh quốc gia. Ưu tiên trang bị lại các lực lượng hạt nhân, hệ thống phòng thủ đường không - vũ trụ, hệ thống truyền thông, trinh sát và chỉ huy, vô tuyến điện tử, máy bay không người lái và các tổ hợp rô-bốt tiến công, không quân vận tải hiện đại, hệ thống bảo vệ người lính trên chiến trường, vũ khí công nghệ cao và các phương tiện đối phó. Hệ thống huấn luyện các đơn vị chỉ huy và bộ đội sẽ có chất lượng cao hơn, sẽ hoạt động với cường độ cao và toàn diện. Chúng ta sẽ tập trung nỗ lực chủ yếu vào việc xây dựng các lực lượng liên quân hoạt động có hiệu quả; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị và phân đội.
Tình hình hiện nay yêu cầu Nga phải có các biện pháp quyết liệt nhằm củng cố hệ thống phòng thủ đường không vũ trụ thống nhất của quốc gia. Kế hoạch của Mỹ và NATO triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đã buộc Nga phải hành động như vậy. Việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa riêng rất tốn kém và hiện nay vẫn chưa có hiệu quả cao. Trong khi đó, việc tạo dựng khả năng vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào của đối phương và bảo vệ tiềm lực đáp trả của Nga lại mang tính hiệu quả hơn. Đây chính là sự bảo đảm để duy trì sự cân bằng chiến lược trên phạm vi toàn cầu.
Nhiệm vụ của chúng ta là phục hồi hạm đội hải quân đại dương Nga, trước hết là ở Biển Bắc và Viễn Đông. Các nước hàng đầu thế giới hiện nay đang tích cực hoạt động trên các vùng biển ở Bắc Cực, buộc Nga phải bảo đảm lợi ích của mình ở khu vực này. Trong thập kỷ tới, các lực lượng vũ trang Nga sẽ trang bị hơn 400 tên lửa đường đạn vượt đại châu hiện đại bố trí trên mặt đất và trên biển, 8 tàu ngầm tuần dương trang bị tên lửa chiến lược, khoảng 20 tàu ngầm đa năng và trên 50 tàu nổi chiến đấu, khoảng 100 khí tài vũ trụ quân sự, trên 600 máy bay chiến đấu, bao gồm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, trên 1.000 trực thăng, 28 trung đoàn tổ hợp tên lửa phòng không S-400, 38 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không cấp sư đoàn “Vichiaz”, 10 lữ đoàn tổ hợp tên lửa phòng không “Iskander”, trên 2.300 xe tăng hiện đại, khoảng 2.000 tổ hợp pháo tự hành, trên 17.000 xe ô tô quân sự. Hiện nay, 250 đơn vị và binh đoàn trong đó có 30 phi đoàn không quân đã được trang bị hiện đại. Đến năm 2020, tỷ lệ các loại vũ khí trang bị mới sẽ chiếm 70%, các hệ thống còn lại trong trang bị sẽ được hiện đại hóa một cách căn bản.
Như vậy, nhiệm vụ của thập kỷ tới sẽ là đưa cơ cấu các lực lượng vũ trang Nga dựa trên cơ sở các hệ thống vũ khí trang bị mới về nguyên lý. Vũ khí trang bị mới sẽ ''nhìn" xa hơn, bắn chính xác hơn, phản ứng nhanh hơn so với các hệ thống tương tự của bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào.
Bảo đảm xã hội cho các lực lượng vũ trang Nga
Quân đội hiện đại trước hết là những con người có trình độ cao, được huấn luyện tốt, có khả năng sử dụng các loại vũ khí hiện đại nhất, trong đó có các chuyên gia có hiểu biết sâu sắc và trình độ học vấn cao cũng như trình độ văn hóa cao. Hiện nay, yêu cầu cá nhân đối với từng sĩ quan và người lính đã tăng lên đáng kể.
Đến lượt mình, các quân nhân cũng cần phải có được một hệ thống các bảo đảm xã hội phù hợp với trách nhiệm lớn của họ. Đó là dịch vụ bảo đảm y tế, hệ thống nghỉ dưỡng và điều dưỡng, hệ thống bảo hiểm, chế độ hưu trí thích đáng và khả năng được bố trí việc làm sau khi giải ngũ. Tất nhiên, mức lương của sỹ quan quân đội phải cao hơn mức thu nhập của các chuyên gia có trình độ và các nhà quản lý trong các ngành kinh tế hàng đầu. Từ năm 2007, Chính phủ Nga đã quyết định cải tiến và nâng cao đáng kể lương và phụ cấp hưu trí cho các quân nhân. Trong giai đoạn 1 của năm 2009, Nga đã tiến hành thử nghiệm trên quy mô lớn để nâng cao thu nhập lao động cho quân nhân, nghĩa là cho những ai gánh vác trọng trách đặc biệt về bảo đảm khả năng quốc phòng của đất nước.
Nga sẽ thực hiện bước tiếp theo là tăng thu nhập bằng tiền của quân nhân lên gấp 3 lần. Các lực lượng vũ trang với vai trò là một người lao động sẽ có khả năng cạnh tranh hơn. Điều này sẽ thay đổi tình hình, tạo ra những động lực mới cho nghề nghiệp quân sự.
Từ ngày 01-01-2012, Nga nâng cao thu nhập bằng tiền trong hệ thống của Bộ Nội vụ. Còn từ ngày 01-01-2013, lương của những người làm việc trong tất cả các lực lượng vũ trang còn lại cũng như trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và trong các cơ quan phục vụ đặc biệt sẽ tăng lên đáng kể. Lương hưu của tất cả các quân nhân không phụ thuộc vào đơn vị sẽ tăng lên 1,6 lần từ ngày 01-01-2012. Sắp tới, các quân nhân nghỉ hưu hằng năm sẽ được tăng phụ cấp không ít hơn 2% trên mức lạm phát. Ngoài ra, sẽ áp dụng chứng chỉ học vấn chuyên môn cho phép quân nhân sau khi giải ngũ sẽ có được trình độ hoặc sẽ được đào tạo lại ở bất kỳ một trường đại học nào của Nhà nước.
Về vấn đề xây dựng nhà ở, trong nhiều năm trên thực tế vấn đề này chưa giải quyết xong. Trong những năm 1998, từ tất cả các nguồn đầu tư, chúng ta mới xây dựng được 6.000-8.000 căn hộ hoặc giấy phép cấp nhà ở hằng năm. Do đó, nhiều người sau khi giải ngũ vẫn chưa có nhà, gây nên những khó khăn cho chính quyền khu vực. Từ năm 2000, chúng ta đã tăng đáng kể khối lượng nhà ở, đạt đến mức trung bình 25.000 căn hộ trong một năm. Trong những năm 2008-2011, chỉ tính riêng các quân nhân trong Bộ Quốc phòng đã được cấp hoặc xây dựng khoảng 140.000 căn hộ cư trú thường xuyên và 46.000 căn hộ công vụ. Trước đây, nước Nga chưa bao giờ có được một thành tích như vậy.
Chúng ta đã đầu tư một khoản tiền lớn như vậy ngay cả trong điều kiện khủng hoảng. Mặc dù chương trình có quy mô lớn hơn so với dự kiến trước đây nhưng vấn đề nhà ở cho quân nhân hiện nay vẫn chưa được giải quyết xong. Trong hai năm 2012-2013, chúng ta cần phải bảo đảm cho các quân nhân có nhà ở để cư trú cố định. Ngoài ra, từ năm 2014 sẽ hoàn thành quỹ nhà ở công vụ hiện đại. Như vậy, vấn đề về nhà ở của các quân nhân sẽ được giải quyết.
Hệ thống tuyển quân của các lực lượng vũ trang Nga đang có những thay đổi đáng kể. Hiện nay, trong quân đội có đến 220.000 sĩ quan và 186.000 hạ sĩ quan và chiến sĩ phục vụ theo hợp đồng. Dự kiến, trong vòng 5 năm tới, hằng năm, Nga sẽ tuyển chọn trên 50.000 quân nhân theo hợp đồng và sẽ được bố trí vào vào cương vị hạ sĩ quan, chuẩn úy cũng như các chuyên gia kỹ thuật quân sự. Đến năm 2017, tổng biên chế của các lực lượng vũ trang Nga là 1 triệu người, trong đó có 700.000 người chuyên nghiệp, gồm sĩ quan, học viên các trường quân sự, hạ sĩ quan và chiến sĩ hợp đồng. Đến năm 2020, số quân nhân điều động theo chế độ nghĩa vụ quân sự sẽ giảm xuống còn 145.000 người. Để duy trì kỷ luật trong các tập thể quân nhân sẽ thành lập lực lượng cảnh sát quân sự.
Chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao uy tín của hoạt động phục vụ quân đội theo nghĩa vụ. Trên thực tế, biến chế độ phục vụ theo nghĩa vụ quân sự thành một hoạt động được xã hội đánh giá cao và được ưu tiên, trong đó cần phải ưu tiên cho những quân nhân đã hết hạn phục vụ trong quân đội được tuyển vào các trường đại học tốt nhất. Nhà nước cần phải tạo điều kiện để các quân nhân được đào tạo thêm trước khi thi tuyển vào các trường chuyên nghiệp. Đối với những quân nhân đã tốt nghiệp các trường đại học trước khi gia nhập quân đội, cần bảo đảm ngân sách để họ được đào tạo tại môi trường tốt nhất ở trong nước và nước ngoài. Các quân nhân sau khi giải ngũ sẽ được ưu tiên tiếp nhận vào các cương vị công tác trong các cơ quan dân sự của nhà nước và đưa vào lực lượng dự bị. Quân đội cần phải khôi phục lại vai trò truyền thống như là một tổ chức xã hội quan trọng nhất.
Yêu cầu đối với tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nga
Tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nga là niềm tự hào, tập trung tiềm năng trí tuệ và khoa học - kỹ thuật mạnh nhất của cả nước nhưng tại đây cũng đang tích tụ nhiều vấn đề. Trên thực tế, trong 30 năm gần đây các trung tâm công nghiệp - quốc phòng và các xí nghiệp của các nước đã bỏ lỡ nhiều chương trình hiện đại hóa. Trong thập niên sắp tới chúng ta sẽ phải khắc phục sự tụt hậu này một cách toàn diện. Chúng ta sẽ phải giành lại vị trí dẫn đầu trong toàn bộ các công nghệ quân sự cơ bản.
Chúng ta sẽ phải dựa vào tổ hợp công nghiệp - quốc phòng của Nga để tái trang bị quân đội, gia tăng nhiều lần việc đưa vào trang bị các loại phương tiện hiện đại thế hệ mới; xây dựng lĩnh vực khoa học - công nghệ vượt lên trước; nghiên cứu chế tạo và áp dụng những công nghệ then chốt để sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh ứng dụng trong quân sự.
Về việc mua sắm vũ khí trang bị ở nước ngoài, thực tiễn thế giới đã chứng tỏ, ngay cả các nhà cung cấp trang bị then chốt trên thị trường thế giới, những quốc gia phát triển nhất về công nghệ và công nghiệp cũng phải mua sắm một số hệ thống trang bị riêng lẻ, vật liệu và công nghệ. Điều này cho phép họ nhanh chóng giải quyết được những nhiệm vụ cấp thiết trong lĩnh vực quốc phòng, kích thích nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, bất kỳ một sự mua sắm vũ khí trang bị quân sự nào cũng không thể thay thế được sự sản xuất vũ khí trang bị trong nước mà chỉ là tạo điều kiện để tiếp thu công nghệ và tri thức.
Để thực sự nâng cao khả năng quốc phòng của đất nước, chúng ta cần các loại phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất và tốt nhất thế giới. Không thể chấp nhận tình trạng quân đội trở thành thị trường tiêu thụ các loại vũ khí trang bị, công nghệ cũng như các công trình nghiên cứu phát triển từ ngân sách của Nhà nước đã bị lạc hậu. Hoạt động của các xí nghiệp tổ hợp công nghiệp - quốc phòng cần phải tập trung vào việc sản xuất hàng loạt các loại vũ khí trang bị có chất lượng ở trong nước có tính năng kỹ - chiến thuật tốt nhất, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng hiện nay và trong tương lai.
Để các xí nghiệp tổ hợp công nghiệp - quốc phòng có thể hoạt động nhịp nhàng, chúng ta đã thông qua quyết định xây dựng đơn đặt hàng quốc phòng không phải cho 1 năm mà là cho 3 đến 5 năm, thậm chí là 7 năm. Tổ hợp công nghiệp - quốc phòng không có khả năng tuần tự tiến kịp một ai đó, vì thế chúng ta cần phải tạo ra sự đột phá để trở thành cơ sở sáng chế và sản xuất hàng đầu. Ở tất cả các nước có tổ hợp công nghiệp - quốc phòng phát triển, những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực quốc phòng bao giờ cũng là một trong những động lực mạnh mẽ nhất để tạo ra sự đổi mới. Những công trình nghiên cứu và thiết kế thử nghiệm dùng cho quốc phòng đều được nhà nước đầu tư ngân sách mạnh và ổn định, cho phép áp dụng nhiều công nghệ đột phá mà trong lĩnh vực dân dụng không thể vượt qua được "ngưỡng lợi nhuận". Sau đó, dưới dạng sản phẩm sẵn có, những công nghệ đó lại được tiếp thu và áp dụng trong lĩnh vực dân sự. Chúng ta cần phải có cơ cấu hiện đại hoạt động với tư cách là cầu nối giữa giới quân sự, công nghiệp, khoa học và chính trị. Bằng cách đó chúng ta mới có khả năng phát hiện và ủng hộ những gì tốt nhất trong môi trường đổi mới trên phạm vi quốc gia và vượt qua được các quá trình quan liêu trong vô vàn các thỏa thuận và hoạt động phối hợp.
Việc đổi mới tổ hợp công nghiệp - quốc phòng sẽ là động lực kéo theo sự phát triển những lĩnh vực khác nhau như luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hóa học, vô tuyến điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông. Cần cho phép các xí nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực này có tiềm năng để đổi mới cơ sở công nghệ và các giải pháp công nghệ mới. Sẽ phải bảo đảm sự ổn định cho nhiều tập thể khoa học và thiết kế, nghĩa là sự hiện diện của họ trên thị trường nghiên cứu phát triển phục vụ lĩnh vực dân sự.
Chúng ta phải kiên quyết chống tham nhũng trong lĩnh vực công nghiệp - quốc phòng và các lực lượng vũ trang, kiên quyết áp dụng nguyên tắc trừng phạt thích đáng. Bởi tham nhũng trong lĩnh vực an ninh quốc gia về thực chất là tội phản bội Tổ quốc.
Sự phát triển tổ hợp công nghiệp - quốc phòng nếu chỉ dựa vào sức lực của Nhà nước là không có hiệu quả ngay cả trong thời điểm hiện nay, còn trong tương lai trung hạn sẽ không thể thực hiện được xét về mặt kinh tế. Một điều quan trọng là phải tăng cường sự phối hớp giữa Nhà nước và tư nhân trên lĩnh vực quốc phòng, trong đó có việc đơn giản hóa thủ tục xây dựng các xí nghiệp quốc phòng mới. Các hãng tư nhân sẵn sàng đầu tư tiền bạc và kinh nghiệm, công nghệ vào các xí nghiệp của tổ hợp công nghiệp - quốc phòng. Tất cả các nhà sản xuất vũ khí trang bị và kỹ thuật quân sự hàng đầu của Mỹ và châu Âu đều không phải là của Nhà nước. Kinh nghiệm mới nhất về lĩnh vực này là cách tiếp cận kiểu doanh nghiệp đối với việc tổ chức sản xuất sẽ tạo ra một luồng gió mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của vũ khí Nga trên thị trường thế giới.
Cần phải đặc biệt chú ý hệ thống giáo dục và đào tạo cán bộ mới trong sản xuất. Nhiều xí nghiệp hiện nay đang vấp phải một tình trạng là bị thiếu hụt nghiêm trọng kỹ thuật viên và công nhân có tay nghề cao, hạn chế việc kịp thời thực hiện đơn đặt hàng của nhà nước chứ chưa nói đến việc tăng cường công suất sản xuất. Vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề này phải là các trường đại học chuyên ngành, trong đó có các chương trình ứng dụng đào tạo cử nhân và các trường trung cấp kỹ thuật, cũng như các trường cao đẳng kỹ thuật chuyên ngành chung mà từ đó học viên tốt nghiệp thường đi vào phục vụ lĩnh vực quốc phòng.
Trong khi điều chỉnh lại chính sách quốc phòng và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, chúng ta cần định hướng vào xu hướng hiện đại nhất trong nghệ thuật quân sự. Tách rời các xu hướng đó cũng có nghĩa là chúng ta tự đưa mình vào một tình trạng dễ bị tổn thương, đưa đất nước và sinh mệnh của người lính và sĩ quan trước khả năng bị tiến công.
Quy mô chưa từng có của chương trình trang bị và hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp - quốc phòng khẳng định toàn bộ tính chất nghiêm túc các ý định của chúng ta. Chúng ta hiểu rằng, nước Nga sẽ phải đầu tư nguồn tài lực rất lớn để thực hiện các kế hoạch đó. Nhiệm vụ còn lại là không được làm tiêu hao mà là tăng cường hơn sức mạnh kinh tế của đất nước, tạo ra một quân đội và tổ hợp công nghiệp-quốc phòng có khả năng bảo đảm chủ quyền cho nước Nga, tôn trọng các đối tác và hòa bình bền vững./.
Hạ lãi suất vẫn chờ tín hiệu từ thị trường  (08/05/2012)
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức  (07/05/2012)
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI  (07/05/2012)
Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng Tổng thống đắc cử Pháp Francois Hollande  (07/05/2012)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc  (07/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển