Bolivia quốc hữu hóa công ty điện lực của Tây Ban Nha
TCCSĐT - Sau Argentina, Bolivia đã quốc hữu hóa một công ty thuộc sở hữu gần như hoàn toàn của một tập đoàn Tây Ban Nha. Quyết định này được Tổng thống Bolivia Evo Morales công bố đúng vào dịp Ngày Quốc tế lao động.
Từ khi lên cầm quyền ở Bolivia năm 2006 đến nay, những dịp như vậy thường được Tổng thống Evo Morales tận dụng để công bố quyết định quốc hữu hóa công ty nước ngoài trên lĩnh vực dầu khí, điện thoại, viễn thông và điện lực.
Năm nay, công ty bị quốc hữu hóa là Transportadora de Electricidad (TDE). Công ty này quản lý 73% mạng lưới cung ứng điện ở Bolivia và 99,94% cổ phiếu của nó thuộc sở hữu của tập đoàn REE của Tây Ban Nha. Nó được tư nhân hóa năm 1997.
Tại cuộc mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động ở thủ đô La Paz ngày 1-5 vừa qua, Tổng thống Evo Morales tuyên bố mục đích của việc quốc hữu hóa TDE là giành lại quyền kiểm soát những công ty có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước. Ông E.Morales lệnh cho quân đội kiểm soát và bảo vệ các cơ sở của TDE.
Sau khi quốc hữu hóa TDE, toàn bộ việc cung ứng điện lực trong nước - trừ ở thủ đô La Paz và thành phố El Alto là những nơi vẫn còn có sự tham gia của công ty con của tập đoàn Iberdrola cũn của Tây Ban Nha - đều do nhà nước quản lý và thực hiện.
Lý do được ông E.Morales đưa ra lập luận cho quyết định quốc hữu hóa TDE giống hệt như lý do được Tổng thống Argentina Cristina Kirchner đưa ra lập luận cho quyết định quốc hữu hóa công ty YPF thuộc tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha là TDE không chịu đầu tư vào Bolivia. Trong pháp lệnh của tổng thống về quốc hữu hóa TDE, ông E.Morales nêu rõ, Chính phủ Bolivia sẽ đàm phán với tập đoàn REE về bồi hoàn cho TDE.
Tháng 5-2010, ông E.Morales đã quốc hữu hóa bốn công ty điện lực thuộc các tập đoàn năng lượng của Pháp và Anh. Một trong số bốn tập đoàn ấy hiện đang khởi kiện Bolivia tại tòa án trọng tài quốc tế ở La Hay (Hà Lan).
Chính phủ Tây Ban Nha đã bày tỏ lo ngại và thất vọng về quyết định nói trên của Bolivia. Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos cảnh báo rằng, quyết định quốc hữu hóa sẽ làm các nhà đầu tư nước ngoài ngần ngại đầu tư vào Bolivia, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh việc Bolivia chấp nhận bồi hoàn. Ủy ban EU ủng hộ quan điểm của Tây Ban Nha và đánh giá quyết định nói trên của Bolivia là phát đi "tín hiệu tiêu cực" tới các nhà đầu tư.
Điều đáng chú ý là chính sách quốc hữu hóa được vận dụng ngày càng nhiều và triệt để ở một số quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh. Cả phản ứng của Chính phủ Tây Ban Nha lẫn thái độ của EU về việc TDE bị quốc hữu hóa ở Bolivia đều có mức độ hơn so với trong trường hợp YPF bị quốc hữu hóa ở Argentina. Một trong những giải thích được đưa ra là giá trị của YPF lớn hơn nhiều giá trị của TDE và đàm phán giữa Tây Ban Nha với Bolivia về bồi hoàn vì thế dễ dàng hơn đàm phán với Argentina./.
Chuyến thăm chớp nhoáng của Tổng thống Mỹ tới Afghanistan  (04/05/2012)
Mỹ và Afghanstan ký thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược  (04/05/2012)
Cùng hội dựng chung thuyền  (04/05/2012)
Thúc đẩy thực hiện Đề án phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Lào  (04/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm