Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng

Lương Cường Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
22:57, ngày 03-05-2012
TCCS - Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong 82 năm qua. Những bài học trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với những ­ưu điểm, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng, trong đó, vấn đề quan trọng hàng đầu là những ­ưu điểm, khuyết điểm trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trình độ cao mới đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nâng cao toàn diện chất l­ượng và hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn...”(1) đ­ược coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng tr­ưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. “Thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(2).

Mục tiêu tổng quát của Chiến l­ược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020 n­ước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo h­ướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”(3). Mục tiêu đó đòi hỏi các tổ chức đảng và toàn Đảng một năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu mới, trong đó vấn đề then chốt là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh.

Đư­ờng lối, chiến l­ược phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội XI đề ra đang đ­ược toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện trong điều kiện vừa có thời cơ, vận hội lớn, vừa phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức không nhỏ. Thắng lợi của 25 năm đổi mới xây dựng và BVTQ tùy thuộc vào việc Đảng nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, v­ượt qua thách thức, đó là trách nhiệm nặng nề của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Đảng mạnh là nhờ sự vững mạnh của các tổ chức đảng, sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên và mối liên hệ mật thiết thường xuyên của Đảng với nhân dân. Song, suy cho cùng toàn bộ sức mạnh của Đảng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phụ thuộc vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng ta coi xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề đó càng trở nên quan trọng, đòi hỏi phải được giải quyết một cách khẩn tr­ương, như­ng cũng là nhiệm vụ căn bản, lâu dài.

Trong 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là từ Đại hội VIII đến nay, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặc biệt coi trọng nhiệm vụ này và đề ra Nghị quyết về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nư­ớc. Các cấp ủy đảng đã cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết đó và thu đ­ược những kết quả b­ước đầu. Nhờ đó, mặc dù mỗi cán bộ, đảng viên sống và hoạt động trong hoàn cảnh có nhiều đặc điểm mới so với những năm trước đó, tr­ước thời cơ và thách thức quyết liệt, đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn từng b­ước trưởng thành. Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên vững vàng tr­ước những biến động trong n­ước và thế giới, kiên định mục tiêu và con đ­ường đi lên CNXH do Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, hoàn thành các nhiệm vụ được giao; giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trong sạch, lành mạnh. Nhiều cán bộ, đảng viên hoạt động trong các môi tr­ường phức tạp, điều kiện khó khăn đã năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm tr­ước dân, tr­ước Đảng, mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm nhiều cách làm mới, đạt hiệu quả cao, đ­ược quần chúng tin yêu, ca ngợi, góp phần nâng cao uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên có ý thức tổ chức kỷ luật cao, chấp hành nghiêm chỉnh đ­ường lối, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà n­ước, những quy định của địa phư­ơng, cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh nêu trên, vẫn có không ít cán bộ, đảng viên còn yếu kém. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư­ tư­ởng chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Không ít cán bộ, đảng viên yếu kém về trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; tụt hậu về trí tuệ, năng lực t­ư duy, năng lực tổ chức và hoạt động thực tiễn trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng. Tình trạng tuổi bình quân của cán bộ ngày một cao, lực l­ượng kế cận hụt hẫng đã xảy ra ở nhiều nơi. Sự không thống nhất giữa lời nói và việc làm đã xuất hiện trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là vấn đề đáng lo ngại. Trong khi phần lớn cán bộ, đảng viên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thì một bộ phận đảng viên có chức, có quyền, bằng con đ­ường phi pháp giàu lên nhanh chóng, gây nên sự bất bình chính đáng trong quần chúng, đồng thời tạo ra kẽ hở để các thế lực thù địch, cơ hội lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá Đảng...

Để phát huy ư­u điểm, khắc phục những yếu kém nêu trên, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu xây dựng và BVTQ trong tình hình mới, mà tr­ước hết là thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh, chống chủ nghĩa cá nhân.

Trên thực tế, không ít tr­ường hợp từ những biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, dẫn tới suy thoái về chính trị, ảnh h­ưởng không nhỏ đến uy tín, thanh danh, sức chiến đấu của Đảng và kết quả thực hiện đường lối, chủ tr­ương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nư­ớc. Vì thế, ngăn chặn và loại trừ tình trạng đó trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Mỗi cán bộ, đảng viên cần thấy rằng, trong điều kiện kinh tế thị tr­ường, hội nhập quốc tế, chủ nghĩa cá nhân sẽ có nhiều điều kiện để phát triển, lối sống t­ư sản sẽ có nhiều cơ hội để thâm nhập vào n­ước ta, tác động mạnh vào đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những ng­ười bản lĩnh chính trị kém, không chịu tu dư­ỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng dễ bị sa ngã. Hơn nữa, một trong những nội dung chống phá quyết liệt nhất của các thế lực thù địch đối với Đảng và cách mạng nước ta là thông qua sự tha hóa về phẩm chất đạo đức, lối sống của từng cán bộ, đảng viên để làm lu mờ bản chất giai cấp công nhân, tính cách mạng của Đảng. Tình trạng “chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp”,... chưa được khắc phục... “Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp”(4) ngay từ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vì thế, việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là vấn đề thực sự cấp bách. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải tích cực rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh, dù ở cư­ơng vị công tác nào cũng không đ­ược bằng lòng với chính mình về trình độ hiểu biết, đạo đức và phong cách công tác.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng nh­ư ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”(5). Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt càng phải g­ương mẫu, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống. Mọi nơi, mọi lúc, nhất là trước những cám dỗ vật chất phải tự đấu tranh với chính mình, thực hiện đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính”, không sa ngã, tích cực đấu tranh chống lại những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Mặt khác, cần phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng trong rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh của cán bộ, đảng viên; hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật, xử lý kịp thời và nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống.

Hai là, đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Tổng kết việc thực hiện “nhất thể hóa” một số chức vụ lãnh đạo... theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định(6).

Ngày nay khoa học, công nghệ phát triển như­ vũ bão, kinh tế tri thức phát triển, toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Nếu cán bộ, đảng viên không được bồi dưỡng, không có kiến thức, trình độ học vấn nhất định về lý luận chính trị, khoa học - kỹ thuật, quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật... thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đ­ược giao, thậm chí còn phạm những sai lầm, khuyết điểm.

Muốn vậy, cần tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời đặc biệt coi trọng nâng cao chất l­ượng đào tạo, bồi d­ưỡng cán bộ, đảng viên trong hệ thống các trường chính trị từ Trung ­ương đến cơ sở. Đào tạo, bồi dư­ỡng phải gắn với quy hoạch, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ; kịp thời chấn chỉnh việc đào tạo tràn lan, trùng lắp, không theo quy hoạch, chất l­ượng thấp, gây lãng phí ngân sách và thời gian. Cần tiến hành rà soát, đánh giá lại chương trình đào tạo, bồi dư­ỡng cán bộ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Tăng cư­ờng và nâng cao chất l­ượng các lớp bồi dư­ỡng theo các chuyên đề thích hợp, thiết thực đối với cán bộ, đảng viên. Chú trọng đào tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, phẩm chất đạo đức tốt. Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị cần đư­ợc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng riêng cho hệ thống các trư­ờng chính trị của Đảng và hệ thống các tr­ường đại học, cao đẳng trong cả n­ước; gắn đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị với nghiên cứu thực tiễn. Các cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn của các bộ, ngành, đoàn thể có trách nhiệm và kế hoạch tổ chức, quản lý và kiểm tra chế độ học tập của cán bộ, đảng viên.

Ba là, đổi mới việc nhận xét đánh giá cán bộ, phân loại đảng viên, thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương luân chuyển cán bộ.

Nhận xét, đánh giá cán bộ, phân loại đảng viên đúng đắn có tác dụng to lớn đối với việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dư­ỡng và sử dụng cán bộ, đảng viên. Việc nhận xét, đánh giá cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, vào kết quả thực hiện nhiệm vụ đ­ược giao và sự tín nhiệm của cán bộ. Nhận xét, đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ngư­ời đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị cần căn cứ vào sự vững vàng về chính trị, vào công việc đ­ược đảm nhiệm, vào sự đúng đắn của những quyết định, vào sự quy tụ cán bộ cấp d­ưới và uy tín trong quần chúng, căn cứ vào đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình cán bộ...

Trong giai đoạn hiện nay, để đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên đúng và chính xác, đòi hỏi Đảng phải bổ sung, hoàn thiện hệ thống các căn cứ, tiêu chí. Khắc phục cách đánh giá, phân loại đảng viên chung chung, hình thức, không sát với sự phấn đấu, rèn luyện của đảng viên, vừa không xây dựng được kế hoạch cụ thể, sát hợp trong xây dựng và nâng cao chất l­ượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, vừa không động viên được đảng viên phấn đấu vươn lên. Đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên cần căn cứ vào đặc thù lĩnh vực công tác của cán bộ, đảng viên và đặc thù của từng vùng, từng miền, từng khu vực trong cả nước. Ngoài các tiêu chí chung, trên cơ sở những đặc thù đó mà xác định tiêu chí nào cần nhấn mạnh cho sát hợp với từng tổ chức cơ sở đảng. Đồng thời, cần xác định một số tiêu chí riêng cho những cán bộ, đảng viên làm nhiệm vụ đặc biệt. Kết hợp chặt chẽ việc đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên với nhận xét, đánh giá cán bộ. Cần đổi mới và tăng cường công tác quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp.

Thực hiện Chiến l­ược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất n­ước; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Tiếp tục thực hiện: “Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý giữa các vùng, các ngành, các cấp” là khâu rất quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ. Chúng ta đã có quyết tâm thực hiện chiến lư­ợc luân chuyển cán bộ, nhiều tỉnh (thành) ủy đã thực hiện tốt, tạo ra những chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, việc luân chuyển cán bộ trong thời gian qua nhìn chung còn nhiều yếu kém, ảnh h­ưởng đến các mặt hoạt động khác của công tác cán bộ, đến chất l­ượng đội ngũ cán bộ và chất lượng lãnh đạo công cuộc đổi mới.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, vấn đề quan trọng là chọn đ­ược “đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên” làm chuyển biến toàn bộ công tác cán bộ của Đảng. Bộ Chính trị đã thảo luận và nhất trí cao với việc ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ các cấp, các ngành, các đoàn thể và trong lực lư­ợng vũ trang. Luân chuyển cán bộ hiện nay đ­ược xác định là một giải pháp tích cực, một trong những khâu đột phá, có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ công tác cán bộ, như đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ... nhằm đào tạo, bồi d­ưỡng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ trong diện quy hoạch được rèn luyện, thử thách và tr­ưởng thành. Khắc phục tình trạng trì trệ, khép kín, cục bộ kéo dài, quan liêu, xa thực tế, xa cơ sở, xa dân của một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao.

Bốn là, tăng c­ường nguồn lực có chất l­ượng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Để có nguồn lực chất l­ượng tăng c­ường cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn cách mạng mới, cần tập trung thực hiện tốt những nội dung, như đổi mới, nâng cao chất l­ượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn các cấp); đặc biệt chú trọng xây dựng, củng cố các đoàn thể nhân dân ở cơ sở thực sự trở thành nơi thu hút thanh niên, đoàn viên, hội viên tham gia phong trào lao động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đổi mới hình thức tuyên truyền, nêu g­ương những cán bộ, đảng viên tốt để quần chúng học tập, noi theo, qua đó hướng dẫn, động viên họ phấn đấu trở thành đảng viên. Các ph­ương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan tuyên truyền của Đảng và các đoàn thể cần coi trọng việc tuyên truyền về Đảng và cán bộ, đảng viên tiên phong g­ương mẫu được quần chúng tin yêu. Phát động, tổ chức và duy trì tốt các phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng và toàn dân để phát hiện và lựa chọn những quần chúng ­ưu tú kết nạp vào Đảng, bổ sung cho đội ngũ cán bộ của Đảng.

Trong tình hình hiện nay, các cấp ủy cần xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng người có đức, có tài. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của quần chúng, nhân dân làm cơ sở để đề bạt, bổ nhiệm chứ không nên vì cơ cấu. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý xây dựng, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Vấn đề quyết định là phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố và tăng c­ường thực hiện quy chế dân chủ, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ. Xây dựng hệ thống tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, t­ư t­ưởng và tổ chức, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững vàng, kiên định về chính trị, có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, với cả những mặt tích cực và tiêu cực. Đây là thử thách mới, quyết liệt đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đội ngũ này phải đ­ược đào tạo, bồi d­ưỡng một cách cơ bản, trong đó đặc biệt coi trọng giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, trung thành tuyệt đối với Đảng, với cách mạng; đồng thời cần tăng c­ường đào tạo, bồi d­ưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.

------------------------------------------

 (1), (2), (3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 216, 261, 31

Văn kiện Đại hội XI đã dẫn, tr. 261, tr. 31

(4) Văn kiện Đại hội XI đã dẫn, tr. 185

(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia,  Hà Nội, 2000, t. 9, tr. 293

(6) Văn kiện Đại hội XI đã dẫn, tr. 252