Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tham dự Hội nghị tại đầu cầu Trung ương ở Hà Nội có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Tham dự tại các đầu cầu hơn 60 tỉnh, thành trên cả nước là lãnh đạo ủy ban nhân dân và các sở, ngành.
Tại Hội nghị, gần 20 lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phát biểu tham luận. Các ý kiến khẳng định những kết quả đạt được trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước; đồng thời cũng bóc tách, phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo như, nhiều địa phương còn thiếu cán bộ hoặc cán bộ chưa đủ năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo cùng với đó là nhận thức pháp luật và trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của một bộ phận cán bộ còn yếu; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn bị động, thiếu chặt chẽ; một số quy định pháp luật còn bất cập nên khi giải quyết không đủ cơ sở pháp lý hoặc lúng túng trong áp dụng luật…
Trước thực tế tới 70% số vụ khiếu nại của công dân liên quan đến đất đai, nhiều ý kiến đại biểu đề xuất, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch, thu hồi, giao đất, cho thuê đất… thực hiện tốt công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên tinh thần công khai, dân chủ, công bằng, bảo đảm quyền và lợi ích của người dân; chủ động chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới; phát huy tối đa hiệu quả việc đối thoại với người khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là đối với các vụ việc đông người, phức tạp, gay gắt.
Kiến nghị cần tăng cường đối thoại, lắng nghe công dân để giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài, không để khiếu kiện vượt cấp và gây bức xúc trong nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc đối thoại phải được thực hiện ngay từ cấp cơ sở như xã, phường, quận, huyện để tìm hiểu thấu đáo, khách quan vụ việc ở nhiều khía cạnh, để khi giải quyết thật sự “thấu tình đạt lý”. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Trí bày tỏ quan điểm để hạn chế các sai phạm trong quá trình giải quyết các tranh chấp, khiếu tố thì cần tăng cường hòa giải tại cơ sở ngay từ đầu, tránh để vụ việc bị đẩy thành phức tạp. Đặc biệt, nâng cao trách nhiệm của cán bộ và xử lý nghiêm việc lợi dụng khiếu nại tố cáo; phân biệt được người dân khiếu kiện bảo vệ quyền của mình với người lợi dụng khiếu kiện để kích động dân, xuyên tạc đường lối chủ trương của Nhà nước. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cho rằng, một bộ phận nhân dân không muốn giải quyết vụ việc theo con đường Tòa án mà theo con đường hành chính. Vì thế, việc đối thoại, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của nhân dân là hết sức cần thiết để có hướng giải quyết phù hợp. Đặc biệt, việc thống nhất các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này, nhất là văn bản quy định liên quan đến giá bồi thường, giải phóng mặt bằng cần nhất quán, không để tình trạng “văn bản sau “đá” văn bản trước” dẫn đến một số người chây ỳ lại được đền bù cao hơn, gây khó khăn không nhỏ cho chính quyền địa phương.
Lãnh đạo các địa phương cũng khẳng định quyết tâm sẽ tiếp tục nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo, chủ động phát hiện vụ việc khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự để giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua đã có những bước chuyển biến tích cực; công tác này đã được các cấp ủy đảng, chính quyền coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và liên tục. Những kết quả tích cực của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã góp phần đáng kể vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước những năm qua.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, ở từng thời điểm, từng nơi, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến hết sức phức tạp; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài như Thanh tra Chính phủ đã báo cáo trong thời gian từ năm 2008 – 2011 bên cạnh việc xử lý dứt điểm 1.052 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài (đạt 66,7%) vẫn còn lại 528 vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, vẫn đang trong quá trình xem xét, giải quyết.
Thủ tương nhấn mạnh, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tiếp tục được xác định là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền và phải được giải quyết hiệu quả hơn nữa. Công tác này nếu không được xem xét, giải quyết và xử lý kịp thời, hiệu quả sẽ là mầm mống gây mất ổn định chính trị, xã hội.
Chỉ đạo các vấn đề cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ yêu cầu cần tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài. Riêng đối với 528 vụ việc còn tồn đọng, kéo dài, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng lập hồ sơ từng vụ việc cụ thể, từ đó thành lập Hội đồng thẩm định, đề ra các phương án xử lý với tinh thần chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, giải quyết dứt điểm; đồng thời đăng tải công khai trên mạng của các cơ quan chức năng về tiến độ xử lý của các vụ việc này. Khi đã có kết luận đối với từng vụ việc, nếu vụ việc nào chính quyền sai thì phải nhận lỗi, phải sửa; nếu người dân sai phải thuyết phục chấp hành theo pháp luật, trong đó có xem xét hỗ trợ khó khăn cho người dân.
Nhấn mạnh yêu cầu vì lợi ích và sự phát triển của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải công khai quy hoạch, thực hiện tốt công tác lập quy hoạch, thu hồi đất… trên tinh thần công khai, minh bạch, đúng pháp luật, hạn chế tối đa các khiếu kiện liên quan đến đất đai. Đối với những hộ dân không chấp hành, mặc dù đã được vận động, thuyết phục, phải quyết thực hiện cưỡng chế; trong tổ chức cưỡng chế phải thực hiện theo đúng quy trình mà pháp luật đã quy định. Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, các cấp ủy đảng, chính quyền cần chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết hiệu quả các vụ việc ở cấp cơ sở, tránh khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương; không để xảy ra tình trạng kẻ xấu lợi dụng khiếu nại, tố cáo gây mất ổn định an ninh, trật tự xã hội.
Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo; đồng thời làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền; thông tin một cách khách quan, trung thực, tránh thông tin phiến diện, một chiều về các vụ việc liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
Qua Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đóng góp ý kiến để hoàn thiện và sớm ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm và làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh  (03/05/2012)
Kinh tế châu Á vẫn phụ thuộc vào các nền kinh tế bên ngoài châu lục  (03/05/2012)
Điện mừng kỷ niệm Quốc khánh, ngày Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan  (02/05/2012)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay