Còn nhiều thách thức về thuế quan sau 5 năm gia nhập WTO
Ngày 5-1-2012, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) đã tổ chức cuộc tọa đàm dịch vụ tài chính và thuế quan sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo các chuyên gia, quá trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO về dịch vụ tài chính và thuế quan trong 5 năm qua của Việt Nam vẫn còn một số thách thức như: khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế.
Đa số các đại biểu đều cho rằng, quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn tương đối thấp trong hầu hết các ngành. Thị trường lao động Việt Nam vẫn chịu tình trạng hạn chế về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Lao động giản đơn sau khi gia nhập WTO vẫn rất cao trong khi lao động có kỹ năng hạn chế, lao động kỹ thuật lành nghề chưa đáp ứng yêu cầu. Các công ty bảo hiểm, chứng khoán và kế toán, kiểm toán trong nước vẫn còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, vấn đề quản lý cung cấp dịch vụ qua biên giới là một thách thức không nhỏ trong quá trình thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính. Việc cho phép sử dụng dịch vụ qua biên giới sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến vấn đề cạnh tranh, khách hàng trên thị trường sẽ bị chia sẻ bởi nhiều công ty hơn. Theo ông Vũ Như Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, nhóm doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất nhiều khả năng là nhóm các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, do hiện nay khách hàng chủ yếu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vốn nước ngoài chính là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đang họat động tại Việt Nam.
Mặc dù đã được cải thiện trong 5 năm qua nhưng chất lượng dịch vụ tài chính vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng và ngày càng phát triển của thị trường. Đặc biệt, chất lượng dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian trong nước vẫn còn khoảng cách so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Một vấn đề cũng được quan tâm là vấn đề thu ngân sách nhà nước, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đang có xu hướng giảm. Theo Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho thấy nếu như năm 2001, số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chiếm 15,5% tổng thu ngân sách nhà nước thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 11,2%. Trong đó, tỷ trọng thu từ thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách giảm từ mức 13,91% xuống 8,91%. Tuy nhiên, ông Lưu Đức Huy, chuyên viên Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết: Tuy phải thực hiện cắt giảm thuế hàng năm theo cam kết WTO nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu về cơ bản năm sau cao hơn năm trước, trừ năm 2009 và số thu ngân sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm sau đều cao hơn năm trước từ 15,5% đến 51,7% và con số này vẫn đảm bảo phù hợp với mục tiêu thu ngân sách nhà nước của hệ thống chính sách thuế.
Vụ chính sách thuế cũng đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế trong WTO đối với sản xuất trong nước là không đáng kể vì mức cắt giảm bình quân hàng năm chủ yếu ở mức 2-3%. Nhiều mặt hàng sau khi cắt giảm vẫn có mức bảo hộ cao trên 20%./.
Kỳ họp thứ 9 Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Xem xét, kết luận một số vụ việc liên quan đến Bộ Y tế và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam  (05/01/2012)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Thành quả Dự án Thủy điện Sơn La - sự quyết tâm và năng lực sáng tạo của đội ngũ công nhân, kỹ sư Việt Nam  (05/01/2012)
Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran  (05/01/2012)
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội: Sẽ thay thế cán bộ khi không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ uy tín  (05/01/2012)
Vì sao triển vọng kinh tế thế giới năm 2012 không mấy lạc quan?  (05/01/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên