Quốc hội thông qua 3 nghị quyết quan trọng
Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 (trong đó có nội dung về công tác tư pháp); Ủy viên Đoàn Thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 (trong đó có nội dung về công tác tư pháp), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, đã có 437/438 đại biểu có mặt thông qua mục tiêu tổng quát của Nghị quyết (chiếm 87,40%); 445 /453 đại biểu có mặt thông qua các chỉ tiêu cơ bản của Nghị quyết (chiếm 89%); 452 /455 đại biểu có mặt biểu quyết thông qua toàn bộ Nghị quyết (chiếm 90,40%).
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2012:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%-6,5%.
- Phấn đấu giảm nhập siêu ở mức dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Bội chi ngân sách nhà nước phấn đấu đạt dưới 4,8% GDP.
- Năng suất lao động xã hội đến năm 2015 tăng 29%-32% so với năm 2010.
- Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10% .
- Số lao động được tạo việc làm 1,6 triệu người.
- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị khoảng 4%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 46%.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, đối với các huyện nghèo giảm 4%.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 41%.
- Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 79%.
Nghị quyết cũng quyết nghị 9 nhiệm vụ, giải pháp chính của năm 2012. Cụ thể:
Một là, giao Chính phủ khẩn trương hoàn thành đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; thực hiện đồng bộ theo lộ trình thích hợp.
Hai là, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Bốn là, thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược.
Năm là, tiếp tục thực hiện tốt nhóm chính sách an sinh xã hội.
Sáu là, tăng cường cơ chế, chính sách, biện pháp trồng, bảo vệ rừng; quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các loại tài nguyên khoáng sản.
Bảy là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Tám là, tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, nhất là các khu vực trọng điểm, biên giới, hải đảo; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh.
Chín là, tiếp tục mở rộng và xử lý hài hòa quan hệ đối ngoại.
2. Thông qua Nghị quyết về Chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015
Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về Chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015; Ủy viên Đoàn Thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã trình bày dự thảo Nghị quyết về Chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết. Đã có 449/458 đại biểu có mặt thông qua tổng mức đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015 không quá 225.000 tỉ đồng của Nghị quyết (89,80%); 445/454 đại biểu có mặt biểu quyết thông qua toàn bộ Nghị quyết (89,00%).
3. Thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011-2015
Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011-2015; Ủy viên Đoàn Thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã trình bày dự thảo Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011-2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết. Đã có 398/455 đại biểu có mặt thông qua Điều 1 về danh mục 16 chương trình mục tiêu quốc gia của Nghị quyết (79,60%); 410/454 đại biểu có mặt biểu quyết thông qua toàn bộ Nghị quyết (82,00%).
Danh mục 16 Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011-2015:
- Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Văn hóa.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống ma túy.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống tội phạm.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS
- Chương trình mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
Sau khi hoàn thiện nội dung thông qua các Nghị quyết theo đúng chương trình đề ra, các đại biểu tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Buổi chiều, các đại biểu tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền; dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá./.
Khởi đầu “bàn cờ lớn” ở Afghanistan  (09/11/2011)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sản xuất lúa vụ Đông Xuân vùng đồng bằng sông Cửu Long  (08/11/2011)
Thông cáo số 14, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII  (08/11/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay