Ngày 20-10, khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII
Theo đó, dự kiến, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII sẽ kéo dài trong 27,5 ngày. Phiên khai mạc diễn ra sáng 20-10 và bế mạc vào 26-11-2011.
Về nội dung kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Quốc hội tập trung xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng như: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; tình hình thực hiện và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2012; kết quả và hiệu quả sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2005-2010; số liệu nợ nước ngoài của Chính phủ và do Chính phủ bảo lãnh đến ngày 30-6-2011…
Cho ý kiến vào nội dung chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với dự kiến nội dung chương trình sau khi được giải trình tiếp thu.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí cao về cách thức tiến hành, sắp xếp, bố trí chương trình kỳ họp. Đó là cải tiến việc trình bày các báo cáo, tờ trình tại hội trường không quá 15 phút/báo cáo, nhất là đối với các báo cáo, tờ trình đã gửi đại biểu Quốc hội nghiên cứu trước; quy định thời gian nêu câu hỏi chất vấn trực tiếp tại hội trường của mỗi đại biểu Quốc hội không quá 2 phút, bố trí thời gian thảo luận theo hướng giảm bớt thời gian thảo luận tổ và tăng thời gian thảo luận hội trường để trao đổi về các vấn đề còn ý kiến khác nhau…
Thêm vào đó, còn có một số đề nghị khác nhau và được nhất trí tán thành đó là, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Văn phòng Quốc hội rà soát lại nội dung tài liệu chuẩn bị. Những tài liệu nào còn làm thiếu quy trình thì cần xem xét lại.
Trong nhiều nội dung chuẩn bị cho kỳ họp tới, đáng chú ý, đại biểu Quốc hội đã đề nghị Chính phủ báo cáo về kết quả điều tra, xử lý những sai phạm của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Hai nội dung này đã được Chính phủ báo cáo tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, do Quốc hội khóa XIII với 2/3 đại biểu mới và trong thời gian vừa qua, công tác điều tra vụ án xảy ra tại Vinashin đã kết thúc, nên việc Chính phủ gửi 2 báo cáo nêu trên là cần thiết để đại biểu có thông tin đầy đủ.
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề nghị yêu cầu Chính phủ báo cáo thêm về: Tình hình và các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tai nạn, ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn và các tệ nạn xã hội (như ma túy, bạo lực học đường, tham nhũng…), kết quả điều tra xử lý đối với những sai phạm của Tập đoàn Vinashin, nâng cao hơn hoạt động chất vấn tại hội trường…
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thông qua tờ trình của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao về viêc đề cử ông Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Ủy viên Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, kiểm sát viên Viện Kiểm sát quân sự Trung ương./.
Chính phủ Việt Nam - Ấn Độ ký 6 văn kiện hợp tác  (13/10/2011)
Một số hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Trung Quốc  (13/10/2011)
Quốc hội Mỹ thông qua Thỏa thuân mậu dịch tự do giữa Mỹ với Hàn Quốc, Panama và Columbia  (13/10/2011)
Doanh nhân Việt Nam trong và ngoài nước nối vòng tay  (13/10/2011)
Nga - Trung Quốc tăng cường hợp tác  (13/10/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển