Thượng viện Mỹ thảo luận về dự thảo luật áp dụng thuế quan đặc biệt đối với các đối tác bù trợ xuất khẩu bằng giữ tỉ giá hối đoái thấp
Từ lâu nay, chính giới Mỹ vẫn cho rằng, việc Trung Quốc duy trì đồng Nhân dân tệ yếu là nguyên nhân chính khiến Mỹ nhập siêu lớn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Chính giới Mỹ cũng đã nhiều lần đề cập tới dự luật này để răn đe và gây áp lực đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, cho tới nay, dự thảo luật ấy chưa lần nào được đưa ra thảo luận ở Thượng viện. Dự kiến, Thượng viện Mỹ sẽ biểu quyết về dự Luật nói trên trong tuần này.
Phản ứng với sự kiện này, ngày 4-10-2011, Trung Quốc lập tức lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Khúc tuyên bố: Trung Quốc "lấy làm tiếc" về bước đi này của Thượng viện Mỹ và cho rằng, việc Thượng viện Mỹ đã chấp thuận việc đưa ra thảo luận dự thảo Luật về cho phép chính phủ quyền áp dụng thuế quan trừng phạt đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ những đối tác sử dụng chính sách tiền tệ để bù trợ cho xuất khẩu của họ sẽ "gây trở ngại nghiêm trọng cho quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ". Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng khẳng định: "Tỉ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ không phải là nguyên nhân chính gây ra mất cân đối trong thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ".
Trong một thông cáo khác, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho rằng, nếu được thông qua thì "Luật này cũng không thể giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước, thâm hụt lớn trong cán cân thương mại và tỉ lệ thất nghiệp cao ở Mỹ. Điều đó rất có thể ảnh hưởng tới tốc độ cải cách tỉ giá hối đoái của đồng tiền của Trung Quốc và đẩy đến chiến tranh thương mại". Trung Quốc cũng cho rằng, nếu được thông qua, Luật này sẽ "vi phạm nghiêm trọng những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới".
Dự thảo Luật này thỏa mãn tâm lý chung ở Mỹ cho rằng, tỉ giá hiện tại của đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc thấp hơn từ 20 đến 40% so với thực tế nhưng cũng gây ra sự phân rẽ trong chính giới Mỹ. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Giôn Bâu-nơ (John Boehner) chỉ trích dự Luật này cho rằng, việc yêu cầu phía đối tác phải thực thi chính sách tiền tệ như thế nào không những vượt quá phạm vi quyền hạn của Quốc hội Mỹ, mà còn gây nguy hiểm đối với Quốc hội Mỹ. Chính phủ Mỹ hiện ở trong tình thế khó xử. Một mặt, Chính phủ Mỹ cho rằng, tỉ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc thấp hơn so với thực tế, mặt khác lại rất ngần ngừ với việc tiến hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Trung Quốc.
Trong thời gian qua, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá so với trước, hiện là 6,4 Nhân dân tệ cho 1 USD so với tỉ giá 6,8 NDT/1USD hồi tháng 6-2010. Trung Quốc là nước có mức xuất siêu lớn nhất với Mỹ. Năm 2010 mức xuất siêu của nước này sang Mỹ là 273 tỉ USD, trong khi cách đây 10 năm, mức xuất siêu mới chỉ là 83 tỉ USD. Cho dù dự Luật này có được thông qua ở Thượng viện - nơi Đảng Dân chủ nắm đa số - thì khả năng được Hạ viện thông qua chỉ rất nhỏ vì ở đó Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát. Để có hiệu lực, dự Luật này còn phải được tổng thống phê chuẩn. Khi đó sẽ là quyết định rất khó khăn đối với Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma khi phải quyết định hoặc phê chuẩn luật này để tranh thủ dư luận ở Mỹ nhưng trắc trở thêm với Trung Quốc, hoặc phủ quyết nó và tiếp tục giải quyết bất đồng về tiền tệ với Trung Quốc bằng con đường ngoại giao./.
Chính phủ mới, chính sách mới ở Đan Mạch  (05/10/2011)
Sự vươn lên của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Trung Đông  (05/10/2011)
Chiến lược phát triển nông nghiệp ASEAN sau khủng hoảng  (05/10/2011)
Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm chính thức U-crai-na  (05/10/2011)
Chủ tịch nước tiếp cựu chiến binh làm kinh tế giỏi  (05/10/2011)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên