Liên hợp quốc đánh giá cao sự hợp tác, ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam
Tổng Thư ký Liên hợp quốc hoan nghênh Việt Nam cùng các nước ASEAN và các nước liên quan vừa qua đạt những kết quả mới trong việc triển khai thực hiện Tuyên bố về việc ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), mong muốn các bên tiếp tục các nỗ lực vì hòa bình, an ninh khu vực. Tổng Thư ký Ban Ki Mun bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng vai trò tích cực trong các vấn đề quốc tế và khu vực khác, trong đó có Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững vào năm tới.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, với tinh thần tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc, nỗ lực vì hòa bình, ổn định ở khu vực. Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng giới thiệu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 5 năm tới và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức Liên hợp quốc trong quá trình thực hiện.
Cùng ngày, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Mỹ, Trung Quốc, Ca-na-đa, Nga, Xlô-vê-ni-a, Thái Lan, Ca-dắc-xtan.
Tại cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn (Hillary Clinton) và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, hai bên đã thảo luận biện pháp tăng cường quan hệ đối tác song phương theo hướng đối tác chiến lược. Bộ trưởng hai nước cũng thảo luận về cấu trúc khu vực tại châu Á - Thái Bình Dương cũng như tăng cường mối quan hệ Mỹ - Việt trong lĩnh vực khoa học và giáo dục.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Mỹ tiếp tục dành cho Việt Nam sự hỗ trợ nhân đạo trong việc giải quyết vấn đề chất độc da cam và HIV-AIDS, đồng thời hoan nghênh Mỹ sẽ tham dự Cấp cao Đông Á năm nay.
Về phần mình, Ngoại trưởng Hi-la-ry Clin-tơn nhấn mạnh mong muốn của Tập đoàn General Electric được phép đấu thầu cung cấp năng lượng cho Việt Nam. Ngoại trưởng Hi-la-ry Clin-tơn cũng cảm ơn Việt Nam đã tiến hành những bước đi nhằm đổi mới hệ thống xin con nuôi cũng như quyết định của Việt Nam tham gia Hiệp ước La Hay. Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi Việt Nam tham gia Sáng kiến An ninh PSI, một nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn việc buôn bán vũ khí hủy diệt hàng loạt. Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam đang xem xét vấn đề này.
Tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, hai bên đã trao đổi về quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua và việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới cũng như các nội dung liên quan đến công tác của hai Bộ Ngoại giao.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng đã có các cuộc gặp với Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA). Lãnh đạo các tổ chức trên đã khẳng định cam kết thực hiện hiệu quả chương trình hợp tác với Việt Nam giai đoạn 2012-2016./.
WB ưu tiên cao cho việc làm và bình đẳng giới  (27/09/2011)
Mục lục Chuyên đề cơ sở số 57 (9-2011)  (27/09/2011)
Thế giới trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng mới  (27/09/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến Tổng thống Xin-ga-po Tô-ni Tan Keng Giam; tiếp cựu Thủ tướng Xin-ga-po Lý Quang Diệu  (27/09/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan  (27/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên