Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến Tổng thống Xin-ga-po Tô-ni Tan Keng Giam; tiếp cựu Thủ tướng Xin-ga-po Lý Quang Diệu
Chiều 26-9, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao nước ta đã được tổ chức long trọng tại Dinh Tổng thống I-xta-na. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Xin-ga-po Tô-ni Tan Keng Giam.
Tại cuộc Hội kiến, Tổng thống Tô-ni Tan Keng Giam nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm Xin-ga-po; đánh giá cao việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chọn Xin-ga-po là nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước phát triển lên tầm cao mới.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng lần đầu đến thăm Xin-ga-po trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam; chân thành cảm ơn sự đón tiếp chu đáo và trọng thị mà Tổng thống và nhân dân Xin-ga-po dành cho Ðoàn; bày tỏ mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc và mở rộng hơn quan hệ Việt Nam - Xin-ga po. Chủ tịch nước chúc mừng những thành tựu to lớn mà Chính phủ và nhân dân Xin-ga-po đã đạt được trong thời gian qua, nhất là về phát triển kinh tế. Hai bên bày tỏ hài lòng về những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua. Hai bên nhất trí cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, nhất là cấp Bộ trưởng, nhằm thúc đẩy các hợp tác cụ thể của từng ngành và từng lĩnh vực, đồng thời tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Hai nhà lãnh đạo hài lòng về kết quả triển khai Hiệp định khung Kết nối Việt Nam - Xin-ga-po và nhất trí thúc đẩy việc lập thêm các Khu Công nghiệp Việt Nam - Xin-ga-po (VSIP) trong thời gian tới. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Xin-ga-po luôn duy trì là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua. Tổng thống Xin-ga-po khẳng định, doanh nghiệp nước này rất hài lòng về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, du lịch, văn hóa... Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ASEM, APEC...
Cuộc hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân tình, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã mời Tổng thống Tô-ni Tan Keng Giam và Phu nhân thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Dinh Tổng thống I-xta-na.
Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, đóng góp quan trọng vào việc củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn diện, lâu dài, bền vững và gắn bó giữa Việt Nam và Xin-ga-po.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ khâm phục trước những thành tựu quan trọng của Xin-ga-po trong thời gian qua, nhất là về tăng trưởng kinh tế. Chủ tịch nước đặc biệt đánh giá cao vai trò của cá nhân cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với con đường phát triển của Xin-ga-po. Chủ tịch nước cũng chuyển tới cựu Thủ tướng lời hỏi thăm và chúc sức khỏe của các đồng chí lãnh đạo Việt Nam; đồng thời thông báo vắn tắt cho cựu Thủ tướng một số nét về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian gần đây, trong đó có việc Việt Nam vừa thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
Trao đổi ý kiến về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Xin-ga-po luôn duy trì là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Hai bên hài lòng về việc triển khai ngày càng hiệu quả Hiệp định khung Kết nối Việt Nam - Xin-ga-po cũng như các Khu Công nghiệp Việt Nam - Xin-ga-po (VSIP). Hai bên cũng nhất trí cho rằng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, giáo dục - đào tạo, du lịch... cần tiếp tục được quan tâm thúc đẩy, nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Hai bên cũng trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Ðông; nhất trí các bên liên quan cần tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển 1982; thực hiện nghiêm túc DOC, hướng tới xây dựng COC. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng cho rằng hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có ASEAN, ASEAN +1, ASEAN+3, ARF, EAS. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong quá trình đàm phán tham gia Hiệp định Ðối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cuộc trao đổi ý kiến diễn ra trong bầu không khí cởi mở, chân thành và thắm tình hữu nghị.
Tối cùng ngày, Tổng thống Tô-ni Tan Keng Giam và Phu nhân đã chiêu đãi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và Ðoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Dinh Tổng thống I-xta-na./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan  (27/09/2011)
Chuẩn bị cho kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII  (26/09/2011)
Chính phủ "mổ xẻ" nguyên nhân lạm phát tăng cao  (26/09/2011)
Việt Nam - Cam-pu-chia tăng cường hợp tác giữa 2 tổ chức mặt trận  (26/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên