Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ thăm chính thức Vê-nê-du-ê-la và tham dự Hội nghị APEC lần thứ 16
Tại buổi họp báo chiều nay của Bộ ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Dũng cho biết: từ ngày 19 đến ngày 20-11-2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân sẽ thăm chính thức Vê-nê-du-ê-la; sau đó, từ 22 đến ngày 23-11-2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ tham dự Hội nghị APEC lần thứ 16 tổ chức tại Pê-ru.
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-du-ê-la Hu-gô Cha-vết Phri-át (Hugo Chavez Frias), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân sẽ thăm chính thức Vê-nê-du-ê-la từ ngày 19 đến ngày 20-11-2008. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam tới Vê-nê-du-ê-la. Chuyến thăm này nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, cụ thể hóa các thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đi vào thực chất và hiệu quả.
Từ ngày 22 đến ngày 23-11-2008, nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Pê-ru A-lan Gác-xi-a Pê-rết (Alan Garcia Perez), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 16 tổ chức tại Li-ma, Pê-ru từ ngày 22 đến ngày 23-11-2008.
Với chủ đề “Một cam kết đối với sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Hội nghị cấp cao APEC năm nay sẽ tập trung vào 7 vấn đề quan trọng, gồm: Khủng hoảng tài chính toàn cầu; Đối phó với việc tăng giá lương thực và hàng hóa; Vòng đàm phán Đô-ha; Hội nhập kinh tế khu vực; Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; Biến đổi khí hậu và an ninh con người.
Trong khuôn khổ APEC 16, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết sẽ tham dự các phiên họp kín; Phiên Đối thoại các Nhà Lãnh đạo và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC); và tiếp xúc song phương với một số Lãnh đạo các nền kinh tế APEC.
Hội nghị các Quan chức Cao cấp Phiên cuối (CSOM) và Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp sẽ diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23-11-2008
Trong 10 năm tham gia APEC, Việt Nam đã tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam đã tổ chức và làm tốt vai trò nước chủ nhà năm APEC 2006; Là thành viên tích cực tại nhiều nhóm công tác của APEC, tham gia nhiều chương trình hoạt động của APEC và là thành viên của một số Nhóm bạn của Chủ tịch.
Việt Nam cũng đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác, trong đó có tổ chức hội thảo, khóa đào tạo nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho các nền kinh tế thành viên APEC.
Tới nay, APEC có 21 nền kinh tế thành viên, chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu, và hơn 50% thương mại thế giới.
Nội dung hoạt động của APEC xoay quanh 3 trụ cột chính là tự do hóa thương mại và đầu tư; tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư; hợp tác kinh tế kỹ thuật với các chương trình hành động tập thể (CAP) và chương trình hành động quốc gia (IAP) của từng thành viên.
*** Trong buổi họp báo, trả lời câu hỏi của DPA về việc cho biết thông tin về tàu hải quân Trung Quốc sẽ thăm Việt Nam, ông Lê Dũng nói: Tàu hải quân Trung Quốc sẽ ghé thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 22-11-2008. Chuyến thăm hữu nghị này nhằm góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng và nhân dân hai nước. Ban chỉ huy của tàu Trung Quốc sẽ đến chào xã giao lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Quân chủng Hải quân và Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Cũng trong dịp này, hai bên sẽ tổ chức giao lưu giữa các thủy thủ của tàu với chiến sỹ hải quân Việt Nam và thi đấu giao hữu bóng đá./.
Thông cáo số 23 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (13/11/2008)
Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII  (13/11/2008)
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở nước ta hoạt động hiệu quả  (13/11/2008)
Hội thảo quốc tế về giao thông đô thị lần thứ 13  (13/11/2008)
Hội thảo quốc tế về giao thông đô thị lần thứ 13  (13/11/2008)
Thông cáo số 22 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (12/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên