Hội nghị COP 14: Việt Nam tham gia tích cực công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu
Chiều 11-12 (giờ địa phương), Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 14 (COP) đã chính thức khai mạc tại thành phố Pô-nan (Poznan), Ba Lan với sự tham dự của hơn 10.000 đại biểu, đại diện cho 192 Bên tham gia Công ước Khí hậu, 183 Bên tham gia Nghị định thư Ky-ô-tô và đại diện cho nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Hội nghị đã đánh giá cao các ý kiến đóng góp của Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trình bày.
Hội nghị là diễn đàn thể hiện quan điểm chung cũng như những thỏa thuận mới mang tính toàn cầu về các vấn đề như giảm phát thải khí nhà kính và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu sau năm 2012 khi thời kỳ cam kết đầu tiên của Nghị định thư Ky-ô-tô kết thúc.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun trong bài phát biểu chào mừng Hội nghị, nêu rõ: COP 14 có tầm quan trọng đặc biệt, đánh dấu nửa chặng đường đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu theo lộ trình Ba-li 2007.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc chỉ ra rằng mục tiêu quan trọng của Hội nghị Pô-nan chính là chia sẻ quan điểm giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, đồng thời nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng, các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ không làm giảm sút quyết tâm của các quốc gia trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu là sự lựa chọn đúng đắn nhìn từ cả góc độ môi trường lẫn góc độ kinh tế.
Đề xuất của Việt Nam: Cần trợ giúp đặc biệt, cụ thể cho 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày những sáng kiến của Việt Nam về môi trường. Theo đó, những biến đổi khí hậu do hành vi của con người đang ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó, sẽ hủy hoại nỗ lực giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ ở Việt Nam. Do vậy việc thích ứng có hiệu quả và kịp thời đối với vấn đề biến đổi khí hậu đã được Chính phủ Việt Nam coi là một nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài.
Trong 10 năm qua, những dấu hiệu của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đã thể hiện qua mức độ, tần suất ngày càng tăng của các trận bão, hạn hán và ngập lụt.
Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đề xuất việc 10 quốc gia thải khí CO2 nhiều nhất thuộc nhóm các nước phát triển (OECD) hiện chiếm hơn 40% lượng khí thải CO2 của thế giới cần thiết lập chương trình hỗ trợ đặc biệt với sự giúp đỡ cụ thể và trực tiếp cho 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu, cụ thể là tác động của nước biển dâng.
Các bên cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau để chương trình này sẽ được ký kết tại COP 15 diễn ra ở Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch) 2009.
Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã được Hội nghị quan tâm, ủng hộ, đồng tình mạnh mẽ. Theo Ban thư ký Hội nghị, bài phát biểu của Phó Thủ tướng được xem như điểm nhấn quan trọng của Hội nghị COP 14.
Được đưa ra bàn và thảo luận nhiều tại Hội nghị lần này là vấn đềQuỹ Thích ứng. Đa số các Đoàn đại biểu đề nghị làm rõ vai trò của Ngân hàng Thế giới (WB) trong hoạt động của Quỹ Thích ứng. Đại diện WB khẳng định rằng, quá trình mua bán các Chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CERs) sẽ không bị chồng chéo khi diễn ra trên cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp.
WB sẽ áp dụng các biện pháp triệt để để giảm thiểu những xung đột về lợi tức liên quan đến CERs. Đại diện của Đoàn đại biểu Băng-la-đét cho rằng, cần xây dựng một số tiêu chuẩn riêng cho Quỹ Thích ứng, chẳng hạn như đưa ra “chỉ số tổn thương”. Các cuộc họp tư vấn trong vấn đề này sẽ tiếp tục vào các phiên họp tới.
Ủng hộ những sáng kiến của Việt Nam
Trong khuôn khổ Hội nghị COP 14, ngày 11-12, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Đoàn cấp cao Chính phủ có các cuộc tiếp xúc các Trưởng đoàn Anh, Pháp, Hà Lan, và UNEP (Chương trình môi trường của Liên hợp quốc) thảo luận về những vấn đề, quan điểm môi trường và biến đổi khí hậu.
Tại các cuộc tiếp xúc, Trưởng đoàn Anh, bà Gioan Rút-đóc (Joan Ruddock), Thứ trưởng phụ trách năng lượng và biến đổi khí hậu; Trưởng đoàn Hà Lan, bà Giắc-quy-lin Crêm-mơ (Jacqueline Cramer), Bộ trưởng nhà ở, quy hoạch không gian và môi trường; Giám đốc điều hành UNEP ông Ác-him Sten-nơ (Achim Steiner) đều bày tỏ vui mừng khi được đón tiếp Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng đoàn Việt Nam tham dự COP 14.
Đại diện các nước và tổ chức nói trên đã hoan nghênh những sáng kiến và nỗ lực của Việt Nam tại COP 14. Các Trưởng đoàn bày tỏ sự ủng hộ và cho rằng những kiến nghị của Việt Nam về chương trình dành hỗ trợ đặc biệt đối với 5 quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu cần sớm đi vào hiện thực.
Các quốc gia và tổ chức này sẵn sàng giúp Việt Nam trong khuôn khổ Quỹ Thích ứng về tài chính cũng như sự ủng hộ trên các diễn đàn môi trường quốc tế.
Việt Nam chiếm tổng 0,1% GDP, 1% dân số thế giới và chỉ thải ra môi trường 0,4% khí CO2 của thế giới. Theo WB, có 5 quốc gia đang chịu ảnh hưởng lớn nhất từ nước biển dâng (Ai Cập, Việt Nam, Băng-la-đét, Su-ri-nam và Ba-ha-mát), trong đó Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới đã và đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tác động biến đổi khí hậu này. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2050, nếu nước biển dâng cao 1 mét thì Việt Nam sẽ mất 70% đến 90% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, tác động của nó sẽ ảnh hưởng đến 1/5 dân số, tương đương với 20 triệu người sẽ mất nhà cửa, thiệt hại ước tính trên 17 tỉ USD/năm (20% GDP) và kéo theo hậu quả sẽ mất 12-15 triệu tấn gạo/năm. Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra khi nước biển dâng cao khoảng 5 mét vào năm 2050 cho tới 2080 thì chắc chắn toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất trên bản đồ thế giới./. |
Xuất khẩu một số sản phẩm từ cây công nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế  (12/12/2008)
Khai mạc Hội nghị cấp cao EU và những vấn đề đặt ra  (12/12/2008)
Xuất khẩu một số sản phẩm từ cây công nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế  (12/12/2008)
Công điện của Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường công tác chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng  (12/12/2008)
Thành phố Hồ Chí Minh đi trước một bước trong công tác cán bộ  (12/12/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay