Công điện của Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường công tác chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng
Ngày 11-12-2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Công điện 2192/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các tỉnh biên giới tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Trong những tháng cuối năm, do biến động bất lợi của suy giảm kinh tế thế giới, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng có nguồn gốc nhập khẩu đã có những diễn biến phức tạp mới. Lợi dụng tình hình tồn đọng và giá cả một số vật tư, hàng hóa giảm sút ở một số nước trong khu vực, đặc biệt là các mặt hàng sắt thép, phân bón, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, quần áo, giấy các loại, thực phẩm, đồ uống, thuốc chữa bệnh, các loại pháo..., đã xuất hiện dấu hiệu một số tổ chức, tư thương câu kết với chủ hàng bên ngoài và các chủ đầu nậu gom hàng, vận chuyển thuê bên trong để tìm cách nhập lậu, trốn thuế, không qua kiểm định chất lượng hàng hóa, nhất là những diễn biến gần đây trong hoạt động buôn bán biên mậu. Tình trạng này đang gia tăng, gây tác động xấu đến sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, việc làm của người lao động.
Để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là các tỉnh vùng biên giới, cần nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn việc khai thác trái phép và xuất khẩu lậu các loại khoáng sản, chống nhập lậu các loại vật tư, hàng tiêu dùng... trong hoạt động buôn bán biên mậu, góp phần thực hiện chủ trương đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ các loại hàng hóa sản xuất trong nước.
2. Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các cấp nắm tình hình cung cầu các loại vật tư, hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng, than, giấy, đường ăn, thuốc chữa bệnh..., phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát lưu thông các loại vật tư này theo quy định của pháp luật hiện hành; phối hợp với cơ quan quản lý cạnh tranh, các cơ quan quản lý giá và thuế để kiểm tra, kiểm soát các biểu hiện liên kết độc quyền tăng giá, ép giá và các hành vi vi phạm về niêm yết giá bán theo quy định hiện hành, nhất là đối với các loại hàng hóa thuộc diện bình ổn giá; thực hiện xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm.
3. Ban Chỉ đạo 127/TW hướng dẫn Ban Chỉ đạo 127 địa phương xây dựng và triển khai cụ thể các phương án kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với các vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất, thuốc chữa bệnh cho người và các mặt hàng thực phẩm, đồ uống..., trong đó, cần chú trọng tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với hoạt động buôn bán biên mậu ở từng khu vực và tại các địa bàn lưu thông, phát luồng hàng hóa chủ yếu, tránh tình trạng lơi lỏng kiểm tra trong khâu nhập khẩu rồi kiểm tra chiếu lệ ở khâu lưu thông.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các tỉnh biên giới chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tình hình xẩy ra buôn lậu tại địa phương mình.
Thành phố Hồ Chí Minh đi trước một bước trong công tác cán bộ  (12/12/2008)
Tây Nguyên phát triển cây cao su gắn với giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc  (11/12/2008)
Đà Nẵng, Bình Dương, Vĩnh Phúc có chỉ số PCI cao nhất  (11/12/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay