Tổng thống Cộng hòa Hy Lạp thăm chính thức Việt Nam
Tổng thống nước Cộng hòa Hy Lạp Ca-rơ-lôt Pa-pao-li-at (Karolos Papoulias), hôm nay (11-10) đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của nguyên thủ Hy Lạp kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (15-4-1975).
Tháp tùng Tổng thống Ca-rơ-lôt Pa-pao-li-at có Bộ trưởng Ngoại giao, một số quan chức cao cấp của Chính phủ cùng đại diện doanh nghiệp Hy Lạp.
Nằm ở Đông - Nam châu Âu, trên bán đảo Ban Căng, diện tích gần 132.000 km2, dân số gần 11 triệu người, Hy Lạp thời cổ đại có nền văn hóa phát triển rực rỡ, là kho tàng thần thoại, là xứ sở của nhiều nhà sử học, triết học, kiến trúc, thiên văn... và được coi là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Tiểu sử Tổng thống Hy Lạp
- Sinh ngày 4-6-1929.
- Cử nhân, Tiến sỹ Luật học.
- Kết hôn với bà May Panou và có 3 con.
- Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II, ông ra nhập nhóm phong trào chống phát-xít từ rất sớm.
- 1967 – 1974, khi Hy Lạp nằm dưới chế độ độc tài, ông rất tích cực tham gia các hoạt động chống độc tài.
- Năm 1974 tham gia Đảng Phong trào xã hội (PASOK) và giữ nhiều vị trí trong Đảng này.
- Được bầu vào Quốc hội năm 1977 và liên tục tái đắc cử cho đến năm 2004.
- 1981 – 1989: trợ lý Bộ trưởng và sau đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
- 1993 – 1996: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Với tư cách là một nhà ngoại giao, ông luôn ủng hộ hoà bình, giải trừ quân bị và giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại. Ông được đánh giá là có nhiều đóng góp đối với việc bình thường hoá quan hệ giữa Hy Lạp với Thổ Nhĩ Kỳ, và với Ai Cập.
2004 - nay: Tổng thống Cộng hoà Hy Lạp |
Gia nhập Liên minh châu Âu từ năm 1981, hiện Hy Lạp là nước có môi trường chính trịnh ổn định và nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Âu, có nhiều thế mạnh về kinh tế biển và du lịch. Tổng thống Hy Lạp Ca-rơ-lôt Pa-pu-li-at là một chính trị gia có uy tín cao tại Hy Lạp và là người thuộc thế hệ chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và rất có cảm tình với Việt Nam.
Quan hệ giữa Việt Nam và Hy Lạp đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua với các sự kiện quan trọng như chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hy Lạp Cô-tat Ca-ra-ma-lit (Kostas Karamanlis) tháng 5- 2007; Khai trương Đại sứ quán Hy Lạp tại Hà Nội tháng 3- 2007; Chuyến thăm Hy Lạp của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 6 năm nay (2008). Hai nước cũng đã ký một số Hiệp định và hợp đồng kinh tế quan trọng như: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, công nghiệp và công nghệ; Hiệp định khung về hợp tác du lịch; Hiệp định hợp tác văn hoá. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hy Lạp tuy còn hạn chế nhưng tiềm năng hợp tác giữa hai nước là rất lớn. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Hy Lạp trong 5 năm 2001 - 2006 mới đạt hơn 200 triệu USD nhưng đã tăng nhanh trong thời gian qua. Tám tháng năm 2008 đạt 90 triệu USD bằng cả năm 2007. Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hy Lạp được tổ chức lần đầu tiên nhân chuyến thăm Hy Lạp tháng 6 vừa qua của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ đóng mới 8 tàu biển trị giá 600 triệu USD. Dù chưa có dự án đầu tư và cung cấp ODA nào ở Việt Nam nhưng Hy Lạp đã có một số hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng bị bão lụt, người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam... Hy Lạp và Việt Nam đã ủng hộ nhau ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Hy Lạp Ca-rơ-lôt Pa-pao-li-at nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Hy Lạp; đồng thời thảo luận các biện pháp triển khai thực hiện các thoả thuận đạt được trong chuyến thăm Hy Lạp của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; hợp tác hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho việc mở rộng quan hệ, thiết lập cơ chế hợp tác thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, văn hoá, giáo dục và khoa học, công nghệ giữa hai nước. Cũng trong chuyến thăm này, Việt Nam và Hy Lạp sẽ tiến hành ký kết Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Hiệp định hợp tác hàng hải. Bên cạnh đó, thông qua diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hy Lạp được tổ chức tại Hà Nội nhân dịp này với sự có mặt của Tổng thống Ca-rơ-lôt Pa-pao-li-at sẽ là cơ hội tốt cho doanh nhân hai nước gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư./.
FIABCI: Thị trường Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư  (11/10/2008)
Về bầu trực tiếp chủ tịch ủy ban nhân dân cấp cơ sở  (11/10/2008)
Trật tự thế giới mới nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ở Mỹ  (11/10/2008)
Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép đề xuất trật tự an ninh quốc tế mới  (11/10/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên