Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc
TCCS - Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có xấp xỉ 81.000 người dân tộc thiểu số sinh sống, thuộc 47 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm 72,7%, dân tộc Tày chiếm 11,2%. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tập trung theo cộng đồng thôn, bản tại 153 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện ngoại thành.
Trong những năm qua, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, dành nguồn lực không nhỏ để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm không ngừng nâng cao sức khỏe, chất lượng sống cho người dân, góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô, cũng như tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền chặt.
Khám bệnh miễn phí cho người dân
Đã thành thông lệ, cứ vào tháng 7 hằng năm, thành phố Hà Nội lại tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho đồng bào vùng dân tộc.
Năm 2019 là lần thứ 7 Hà Nội tổ chức chương trình này. Chương trình được tổ chức tại huyện Ba Vì - huyện xa trung tâm và xa các bệnh viện lớn, điều kiện chăm sóc y tế không thuận lợi như vùng đồng bằng nên được người dân trông đợi.
Địa bàn miền núi Ba Vì rộng nên để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, Ban Tổ chức chương trình đã bố trí khám, tư vấn sức khỏe miễn phí tại 3 điểm là: Trạm y tế xã Minh Quang, Trạm y tế xã Vân Hòa và Phòng khám đa khoa khu vực Tản Lĩnh. Việc khám bệnh được tổ chức từ 7 giờ đến 17 giờ cùng ngày. Hàng ngàn người dân 7 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi của huyện Ba Vì gồm: Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì, Tản Lĩnh, Ba Trại, Vân Hòa và Yên Bài đã được đội ngũ 62 y, bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện, cơ sở y tế lớn tại Hà Nội khám, tư vấn sức khỏe. Đối với các trường hợp phát hiện có vấn đề về sức khỏe ở mức độ nhẹ, người dân được cấp thuốc miễn phí. Những người có bệnh nặng hơn, được các y, bác sĩ tư vấn đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế.
Là một trong hàng ngàn người dân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, bà Quách Thị Mẻo, 67 tuổi, dân tộc Mường, thôn Lụa, xã Yên Bình, phấn khởi cho biết: “Tôi thường xuyên bị mất ngủ và đau nửa người bên trái, nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên chưa lần nào đi khám, chữa bệnh ở tuyến trên. Những lúc đau quá, tôi chỉ biết đến trạm y tế xã khám bệnh và xin thuốc giảm đau về uống. Tôi cũng chưa từng được sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại khi khám bệnh... nên có đợt bác sĩ tuyến trên về khám bệnh miễn phí tại trạm y tế xã, tôi đã có mặt từ rất sớm, xếp hàng để được khám tổng quát. Tôi không chỉ được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, mà cháu ngoại của tôi còn được tặng sách vở, sữa, bánh, kẹo... nữa”.
Theo Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh, chương trình không chỉ là dịp thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái giữa đồng bào các dân tộc, mà còn thể hiện trách nhiệm của các sở, ban, ngành của thành phố, đặc biệt là tấm lòng của các y, bác sĩ đối với cộng đồng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Đây cũng là dịp để cộng đồng hiểu biết sâu sắc hơn về đời sống, phong tục tập quán và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện miền núi Ba Vì.
Tăng cường đầu tư cho mạng lưới y tế cơ sở
Nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm, chỉ đạo, bố trí kinh phí hỗ trợ chính sách chăm sóc sức khỏe toàn diện đến với đông đảo người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong đó, ngành y tế đã chú trọng đào tạo, thu hút nguồn lực về các tuyến, nhất là tuyến y tế cơ sở, cả về y học lâm sàng và y học dự phòng, y học gia đình; bảo đảm 100% số xã dân tộc thiểu số đạt chuẩn về y tế xã theo tiêu chí mới, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu chuyên môn của ngành y tế.
Từ đầu năm 2019 đến nay, ngành đã phối hợp với Tập đoàn Viettel xây dựng phương án triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động y tế cơ sở tại một số huyện và lập kế hoạch triển khai nhân rộng trên địa bàn thành phố.
Theo bác sĩ Hoàng Thị Sen, Trạm trưởng Trạm y tế xã Minh Quang, huyện Ba Vì, khác với phòng khám hay trung tâm y tế, trạm y tế xã vừa đảm nhiệm khám bệnh vừa làm công tác dự phòng, trong đó thực hiện tiêm chủng và tham mưu cho ủy ban nhân dân xã làm công tác phòng, chống dịch..., đặc biệt là duy trì các tiêu chí để đạt chuẩn quốc gia.
Bà Nguyễn Thị Giới, 75 tuổi, ở thôn Nội, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, cho biết: Do tuổi cao, tôi thường xuyên đau ốm nhưng trạm y tế gần nhà nên việc thăm khám cũng dễ dàng hơn. Những năm gần đây, Trạm y tế xã Minh Quang được thành phố đầu tư khang trang hơn trước, bác sĩ rất chu đáo, thuốc cũng nhiều hơn.
Tại xã An Phú (huyện Mỹ Đức), xã miền núi khó khăn, xa trung tâm, bác sĩ Nguyễn Văn Bằng, Trạm trưởng Trạm y tế xã cho biết, với sự đầu tư của thành phố, Trạm y tế xã được xây mới, có trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia, như máy hút dịch, máy siêu âm, máy điện tim, máy doppler tim thai, máy xét nghiệm, máy dùng cho sơ cấp cứu... đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân xã miền núi An Phú. Mấy năm gần đây, Trạm luôn duy trì đạt tiêu chí, phát huy tốt nhất những thành quả đạt được, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Phòng khám đa khoa khu vực Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, cũng được thành phố đầu tư xây dựng theo mô hình bệnh viện thu nhỏ và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 7-2018, phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân một số xã, như Tản Lĩnh, Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài… Với cơ sở rộng hơn 4.400 m2, Phòng khám có 6 bác sĩ và một số y sĩ, điều dưỡng… Trung bình hằng tháng, Phòng khám tổ chức khám chữa bệnh cho khoảng 1.000 - 1.500 bệnh nhân…, đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ở các xã miền núi.
Đánh giá về những chuyển biến của hệ thống y tế các xã miền núi, Phó Giám đốc Sở y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung cho biết, ở các xã miền núi, các trạm y tế được đầu tư theo chương trình của Ban Dân tộc, nguồn vốn đầu tư cho trạm y tế được ưu tiên nên việc khám, chữa bệnh ở các trạm y tế vùng đồng bào dân tộc đã phát huy được hiệu quả, giúp người dân được chăm sóc sức khỏe ngay tại địa phương, với chất lượng chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn./.
Nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống sốt xuất huyết  (27/09/2019)
Vấn đề nóng trong ngành y tế: Khoa cấp cứu cần “cấp cứu”  (26/09/2019)
Các bệnh viện mắt chú trọng quản lý chất lượng lâm sàng, hạn chế sai sót chuyên môn  (26/09/2019)
Sống khoa học lành mạnh để nâng cao sức khỏe  (25/09/2019)
Tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật  (12/09/2019)
Cần chú ý ngộ độc paracetamol ở trẻ nhỏ  (11/09/2019)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay