Các bệnh viện mắt chú trọng quản lý chất lượng lâm sàng, hạn chế sai sót chuyên môn
TCCS - Trong 3 ngày từ 18 đến 20-9, tại Hà Nội, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức lớp tập huấn về công tác quản lý chất lượng cho các bệnh viện mắt tại Hà Nội nhằm hỗ trợ các cán bộ là lãnh đạo các bệnh viện mắt, các phòng, ban, khoa trong bệnh viện các kiến thức về quản lý chất lượng lâm sàng, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa các bệnh về mắt, đem lại sự hài lòng cho người bệnh.
Theo PGS,TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh là lĩnh vực mới đối với đội ngũ lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các phòng, ban, khoa trong bệnh viện. Do vậy, việc hỗ trợ kiến thức, kỹ năng, thái độ về lĩnh vực này là việc cần thiết để thúc đẩy chương trình cải tiến chất lượng trong toàn bệnh viện.
Bên cạnh bộ 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện tập trung vào quản lý chất lượng quản trị phần hành chính nhân sự, Bộ Y tế tập trung đi sâu vào quản lý chất lượng lâm sàng nhằm hạn chế sai sót chuyên môn, hạn chế trục lợi bảo hiểm y tế. “Để thực hiện đúng phác đồ điều trị, hạn chế sai sót chuyên môn, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã thành lập Hội đồng cố vấn chuyên môn nhằm đánh giá chất lượng, phác đồ điều trị. Chủ trương của Bộ Y tế là tự chủ bệnh viện, bệnh viện nào có chất lượng lâm sàng tốt thì uy tín và đông bệnh nhân”, PGS,TS. Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Cùng với quan tâm đến chất lượng bệnh viện, trong thời gian qua, Bộ Y tế, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã tập trung vào xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng lâm sàng. Bộ Y tế đã ban hành bộ tiêu chuẩn an toàn phẫu thuật; bộ tiêu chuẩn chất lượng đột quỵ não… và bộ tiêu chuẩn hướng dẫn chẩn chất lượng về chẩn đoán, điều trị đục thủy tinh, bộ chỉ số đo lường chất lượng khám và điều trị các bệnh mắt. Đây là tài liệu áp dụng chung trên toàn quốc, giúp các đơn vị chăm sóc mắt áp dụng nhất quán các thực hành về quản lý chất lượng và sử dụng chung bộ tiêu chí, làm căn cứ để tiến tới việc kiểm định chất lượng lâm sàng tại Việt Nam.
Tại lớp tập huấn, cán bộ các bệnh viện mắt trên địa bàn thành phố Hà Nội được hướng dẫn về công tác quản lý chất lượng bệnh viện, đo lường chất lượng bệnh viện; vai trò của người lãnh đạo, quản lý trong quản lý chất lượng bệnh viện; động viên, khuyến khích nhân viên trong cải tiến chất lượng bệnh viện; lập kế hoạch chiến lược và đề án cải tiến chất lượng bệnh viện…
Chia sẻ với các học viên về vai trò của người lãnh đạo, quản lý trong công tác quản lý chất lượng bệnh viện, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa cho biết, người lãnh đạo, quản lý có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện cải tiến chất lượng bệnh viện. Muốn thành công trong quản lý chất lượng, người lãnh đạo cao nhất của bệnh viện, khoa, phòng phải quan tâm, am hiểu về hệ thống quản lý chất lượng và phải có cam kết tạo điều kiện, cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện những mục tiêu và chính sách chất lượng đã đề ra. Một chính sách chất lượng rõ ràng và sự cam kết chất lượng của ban lãnh đạo đơn vị có vai trò quyết định thành công đối với hệ thống quản lý chất lượng của bệnh viện.
“Người lãnh đạo bệnh viện phải hiểu rằng, muốn tồn tại và phát triển lâu dài, bệnh viện phải có trách nhiệm với bệnh nhân, nhân viên cũng như với cả cộng đồng bằng cách tạo ra những dịch vụ, sản phẩm chất lượng và an toàn”, ông Nguyễn Trọng Khoa nêu rõ.
Thông tin của Bộ Y tế cho biết, số liệu điều tra đánh giá nhanh các nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng chống được trên quy mô toàn quốc trong các năm 2000, năm 2007, năm 2015 cho thấy, tỷ lệ người mù cả hai mắt có giảm (từ 4,1% xuống còn 1,8%), trong đó nam (1,2%) và nữ (2,2%). Tỷ lệ thị lực kém toàn quốc là 11,4%.
Nguyên nhân gây mù chính là đục thể thủy tinh, chiếm tới 74%, nguyên nhân gây mù lòa do biến chứng sau phẫu thuật đục thể thủy tinh (4,6%). Phẫu thuật đục thể thủy tinh chung cả nước đạt 74% trong số đối tượng có thị lực <3/60 (mù lòa), tỷ lệ này cao hơn so với năm 2007 (67%) và năm 2000 (29%).
Đặc biệt, chất lượng điều trị nói chung, trong đó điển hình là kết quả phẫu thuật đục thể thủy tinh chỉ đạt 60% người có thị lực tốt sau phẫu thuật và rất khác nhau giữa các khu vực, tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn nhiều so với khuyến cáo 80% của Tổ chức Y tế thế giới.../.
Sống khoa học lành mạnh để nâng cao sức khỏe  (25/09/2019)
Tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật  (12/09/2019)
Cần chú ý ngộ độc paracetamol ở trẻ nhỏ  (11/09/2019)
Nhiễm độc thạch tín vì thói quen xông nhà  (11/09/2019)
Xu thế già hóa dân số ở nước ta và vấn đề chăm sóc sức khỏe, sử dụng lao động người cao tuổi  (11/09/2019)
Hà Nội tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực y, dược tư nhân  (10/09/2019)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay