Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 26-12-2016 đến ngày 01-01-2017)
00:32, ngày 04-01-2017
TCCSĐT - Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác tuyên giáo năm 2017; Kỳ họp thứ 9 Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 72; Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc; Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Phú Thọ; Đà Nẵng: Kỷ niệm 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; Kỷ niệm 20 năm tái lập các tỉnh Cà Mau; Kỷ niệm 20 năm tái lập các tỉnh Hà Nam,… là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì Phiên họp Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Ngày 26-12, tại Phủ Chủ tịch, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh đã chủ trì Phiên họp thứ nhất Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tham dự Phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; các đồng chí đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Chủ tịch nước.
Tại Phiên họp, các thành viên Hội đồng đã thảo luận, cho ý kiến về Quy chế làm việc; một số nhiệm vụ trọng tâm Chương trình công tác toàn khóa và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhằm quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 46- CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới” và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác tuyên giáo năm 2017
Ngày 26-12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017. Dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí: Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Báo cáo công tác tuyên giáo năm 2016 nêu rõ, ngành tuyên giáo năm 2016 đã đạt nhiều kết quả quan trọng như, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương xây dựng các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư sơ kết, tổng kết, triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, kết luận của Đảng trên lĩnh vực tuyên giáo như: Học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị khóa XI, giúp Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 05 về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng tài liệu tuyên truyền về sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung…
Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng chủ động, tích cực thực hiện Chỉ thị 01 của Bộ Chính trị về tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp…; chỉ đạo, định hướng tuyên truyền đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực, phục vụ nhiệm vụ chính trị; chỉ đạo định hướng phát huy vai trò của báo chí, xuất bản, văn học, văn hóa nghệ thuật hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các ý kiến tại Hội nghị cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục của ngành tuyên giáo đó là: Công tác tham mưu đề xuất xử lý các vấn đề “nóng”, “nổi cộm” vẫn có lúc, có việc chưa chủ động, chưa kịp thời nên hiệu quả chưa cao; giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập Nghị quyết của Đảng chưa được chú trọng đúng mức; việc đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội còn nhiều lúng túng; tại một số cơ quan báo chí, một số phóng viên bị xử lý vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh của báo chí cách mạng và người làm báo chân chính…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ghi nhận, đánh giá cao những kết quả quan trọng mà đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động ngành tuyên giáo đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong năm 2016.
Nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà Ban Tuyên giáo Trung ương đã đề ra trong năm tới, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh nhiệm vụ của ngành tuyên giáo năm 2017 là rất quan trọng và nặng nề, đòi hỏi ngành tuyên giáo phải dự báo đúng tình hình và bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đất nước, tập trung tuyên truyền tạo không khí phấn khởi, sôi nổi trong toàn Đảng, toàn dân hăng hái thi đua lập thành tích xuất sắc ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2017.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Toàn ngành phải nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập các nghị quyết của Đảng.
Kỳ họp thứ 9 Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Ngày 26-12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về kỳ họp thứ 9 của Ủy ban.
Nội dung như sau: Vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 9. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung sau:
1. Thông qua Kế hoạch của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; trong đó, xác định rõ trách nhiệm và đề ra các nhiệm vụ cần thực hiện ngay, những nhiệm vụ thường xuyên và các giải pháp trọng tâm của công tác kiểm tra, giám sát nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
2. Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2011-2016 và đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
3. Kết luận giải quyết tố cáo đồng chí Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La.
4. Xem xét thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước và đồng chí Lê Dân, nguyên Bí thư Đảng ủy Ngoài nước.
5. Xem xét báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với: Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy các tỉnh Hưng Yên, Bình Thuận, Ban Thường vụ Quân ủy và Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân đối với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên và Bình Dương.
6. Xem xét báo cáo kết quả giám sát đối với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội; Ban Thường vụ Tỉnh ủy và một số đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ các tỉnh Kon Tum, Bình Dương, Bạc Liêu.
7. Cũng trong kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền đối với 05 trường hợp; tham gia ý kiến về việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 02 trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 72
Sáng 26-12-2016, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 72, nhằm tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an và phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2016; triển khai nhiệm vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự và phát động phong trào thi đua năm 2017 trong lực lượng Công an nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Dự Hội nghị có các đồng chí: Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; lãnh đạo các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu rõ: Năm 2017 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, vì vậy, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 72 không chỉ triển khai công tác của năm 2017, mà với tầm nhìn toàn khóa, còn có nhiệm vụ xác định những định hướng lớn cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII trong những năm tới, hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ toàn khóa Đại hội XII của Đảng.
Đảng ủy Công an Trung ương xác định công tác Công an năm 2017 phải đạt được mục tiêu cụ thể: Nắm chắc tình hình, làm tốt hơn công tác dự báo, tham mưu chiến lược; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để xảy ra bị động, bất ngờ; không để hình thành, công khai tổ chức chính trị đối lập trong nội địa, không để xảy ra khủng bố, phá hoại, bạo loạn, phá rối an ninh trật tự. Bảo đảm an ninh chính trị nội bộ gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Lực lượng công an nhân dân nỗ lực bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại của đất nước và hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tạo sự chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội; kiềm chế gia tăng tội phạm; đẩy lùi tệ nạn xã hội; giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, các vụ cháy, nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích đã đạt được trên các mặt công tác của lực lượng công an nhân dân trong năm qua; đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong năm 2017. Đó là phải tiếp tục chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, là lực lượng tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, tuyệt đối kiên định mục tiêu, lý tưởng, con đường xã hội chủ nghĩa. Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải là những người hết lòng trung thành với Đảng, chỉ biết “còn Đảng, còn mình”. Đảng bộ Công an Trung ương phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nghiêm túc, thẳng thắn đánh giá, nhận diện, đề ra các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an phải không ngừng rèn luyện theo “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân”; nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân; rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực công tác, giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh và hình ảnh đẹp của Công an nhân dân Việt Nam; kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật, kỷ luật của ngành; kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm”, chủ nghĩa cá nhân, nhũng nhiễu, xa rời, vô cảm trước nhân dân.
Tổng Bí thư chỉ rõ: Công an nhân dân phải là lực lượng nòng cốt, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ; chủ động nắm chắc, dự báo kịp thời, sát đúng tình hình, diễn biến; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tham mưu chiến lược, phát hiện sớm, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước có chủ trương, quyết sách đúng đắn.
Thủ tướng “đặt hàng” Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 27-12, dự và chỉ đạo công tác năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra 5 “đặt hàng” với đội ngũ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của Viện với mong muốn VAST tiếp tục có cơ chế quản trị tốt thu hút và giữ chân nhân tài, sáng tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao phục vụ người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp.
VAST là cơ quan đầu tàu trong hệ thống khoa học công nghệ quốc gia, thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ một cách toàn diện, trình độ cao, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đất nước.
Năm 2016, trong công tác nghiên cứu cơ bản, VAST đã công bố tổng cộng trên 2000 công trình khoa học, trong đó, số công trình đăng trên các tạp chí quốc tế là 996. Viện đã được cấp 28 bằng sở hữu trí tuệ, trong đó có 11 phát minh, sáng chế, 17 giải pháp hữu ích (tăng 56% so với năm 2015) và xuất bản 39 sách chuyên khảo.
Phát biểu tại buổi làm việc, biểu dương kết quả của VAST thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá số công trình khoa học công bố quốc tế về nghiên cứu cơ bản của Viện tăng cao là 1 tiến bộ đáng mừng, riêng năm 2016 có gần 800 công trình đạt tiêu chuẩn ISI.
Thủ tướng cũng ghi nhận nỗ lực của Viện trong việc chủ trì nghiên cứu xác định nguyên nhân cá chết bất thường số lượng lớn tại miền Trung vừa qua, làm rõ cơ sở khoa học góp phần chứng minh sai phạm của doanh nghiệp vi phạm. Một số nghiên cứu khác đã đóng góp trực tiếp vào việc khắc phục sự cố tại các vùng miền. Các nhà khoa học đã đoàn kết quyết tâm, một lòng theo Đảng vì sự nghiệp cách mạng của đất nước trong giai đoạn khó khăn của đất nước.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã đưa ra 5 "đơn đặt hàng" đối với VAST. Theo đó, Thủ tướng đặt hàng VAST nghiên cứu và đề xuất sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý nhằm nâng cao giá trị và tránh làm lãng phí tài nguyên quốc gia; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ cho việc theo dõi, kiểm soát và xử lý môi trường khắc phục hậu quả dưới thách thức của biến đổi khí hậu; nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất hàng hóa chú trọng thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện Việt Nam, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa; áp dụng khoa học công nghệ vào chế biến sâu, bảo quản lương thực, thực phẩm, mở rộng chuỗi giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam, nâng cấp vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam ở nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thủ tướng yêu cầu VASS đề xuất cơ chế chính sách hữu hiệu hơn
Sáng 27-12, phát biểu tại hội nghị triển khai công tác năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) - nơi hội tụ và kết tinh tinh hoa trí tuệ của giới khoa học xã hội nhân văn cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các nhà khoa học Việt Nam vừa là nhà khoa học tốt vừa là nhà tư vấn tốt.
Ghi nhận và đánh giá cao thành tựu trong công tác của VASS, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ VASS thường xuyên là nơi cung cấp tư vấn độc lập và khách quan cho Đảng, Chính phủ về những vấn đề liên quan đến khoa học xã hội quốc gia. Một trong những sứ mạng của Viện là thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học xã hội Việt Nam, đóng góp có ý nghĩa và xứng đáng vào kho tàng tri thức của nhân loại, tạo ra các giá trị học thuật mang tầm thời đại đưa nền khoa học Việt Nam ngang tầm quốc tế.
Nhìn nhận kết quả công tác của VASS, Thủ tướng cho rằng trước yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn đặt ra của Việt Nam, Viện đã triển khai nhiều nghiên cứu quan trọng, qua đó góp phần đưa ra nhiều gợi ý chính sách cho Đảng, Chính phủ liên quan đến nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh và xã hội.
Chỉ ra 4 yêu cầu cho định hướng phát triển của VASS, Thủ tướng đề nghị bên cạnh công tác nghiên cứu, Viện phải luôn kịp thời nắm bắt nhịp thở của cuộc sống, của xã hội và thế giới cũng như Việt Nam, đồng thời đầu tư thỏa đáng các số liệu dự báo có độ tin cậy cao, có các tư vấn đúng và trúng chính sách quản lý, quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ. Song song với nghiên cứu cần đánh giá, áp dụng thành tựu nghiên cứu khoa học nhân loại vào việc giải quyết các bài toán thực tế Việt Nam như sự phân cách giàu nghèo, vấn đề gia đình, đạo đức trong kinh tế thị trường...
Thủ tướng cũng nêu ra 5 đặt hàng đối với đội ngũ những nhà khoa học của VASS. Thủ tướng đề nghị Viện nghiên cứu đề xuất giải pháp cơ chế hữu hiệu nhằm giải quyết tốt bài toán chuyển dịch lao động; nghiên cứu đặc điểm địa lý kinh tế nhân văn từng vùng, miền để xây dựng chính sách phù hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Phó Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Thái Nguyên
Ngày 27-12, tại thành phố Thái Nguyên, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Thái Nguyên (01-01-1997 - 01-01-2017), tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2016, phát động phong trào thi đua năm 2017.
Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương; các vị khách mời nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.
Diễn văn kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên trình bày đã ôn lại lịch sử thành lập tỉnh Thái Nguyên. Ngày 04-11-1831, tỉnh Thái Nguyên được thành lập, đến năm 1901, Toàn quyền Đông Dương có Nghị định về điều chỉnh địa giới, cắt một phần diện tích đất của Phú Lương (Thái Nguyên) về Bạch Thông (Bắc Kạn). Ngày 21-4-1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 06-11-1996, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc chia tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 01-01-1997, tỉnh Thái Nguyên chính thức được tái lập.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đã chúc mừng những thành tựu tỉnh Thái Nguyên đạt được trong 20 năm tái lập tỉnh.
Tại Lễ kỷ niệm, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho 03 tập thể và 02 cá nhân; trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho 12 cá nhân; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 9 cá nhân; truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho 1 cá nhân và truy tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 1 cá nhân.
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc
Tối 28-12, tại Quảng trường Hồ Chí Minh thuộc Trung tâm thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (01-01-1997 - 01-01-2017) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An và Nguyễn Sinh Hùng đã tới dự. Cùng dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch; Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương; đại diện một số Đại sứ quán tại Việt Nam.
Trong diễn văn kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đã điểm lại quá trình hình thành và phát triển của Vĩnh Phúc.
Sau 20 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định và nâng cao vị thế so với các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước. Vĩnh Phúc đã thu hút được 856 dự án, gồm 227 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký đạt 3,4 tỷ USD và 629 dự án đầu tư trong nước (DDI) với số vốn đăng ký 49,2 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc nhiều năm đạt mức cao, có những năm đạt trên 20%, bình quân giai đoạn 1997 - 2016 ước đạt 15,37%. Ước đến năm 2016, quy mô nền kinh tế tăng trưởng gấp 39,5 lần so với năm 1997 và đạt 77,2 ngàn tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng 33,2 lần, từ 2,18 triệu đồng lên 72,3 triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm xấp xỉ 70%,...
Từ một tỉnh phụ thuộc vào ngân sách trung ương, đến năm 2004, Vĩnh Phúc đã tự cân đối và có điều tiết cho ngân sách trung ương. Năm 2009, thu ngân sách vượt mốc 10 ngàn tỷ đồng, đến năm 2014 đạt “mốc son” mới - vượt 20 ngàn tỷ đồng và ước thực hiện năm 2016 đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng (tăng khoảng 280 lần so với năm 1997); trong đó thu nội địa nhiều năm liền đứng thứ hai miền Bắc, chỉ sau thành phố Hà Nội.
Tại buổi lễ, ghi nhận những thành tựu mà Vĩnh Phúc đã đạt được, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bậc lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam Anh hùng, các đại biểu cùng toàn thể nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh.
Tổng Bí thư: Chống tham nhũng phải hành động quyết liệt hơn nữa
Ngày 28-12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp Phiên thứ 11. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.
Tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến về kết quả xử lý các vụ việc, vụ án Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, trọng tâm là tiến độ, kết quả xử lý các vụ án, vụ việc theo Thông báo kết luận số 11-TB/BCĐTW và Thông báo kết luận số 30-TB/BCĐTW của Thường trực Ban Chỉ đạo; kết quả kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại một số địa phương; kết quả kiểm tra chuyên đề công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan; tình hình, kết quả sau một năm thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; kiểm điểm kết quả hoạt động năm 2016 của Ban Chỉ đạo và chương trình công tác năm 2017 của Ban Chỉ đạo.
Đồng tình với đa số ý kiến đánh giá của các thành viên Ban Chỉ đạo về những kết quả đạt được trong năm qua, Tổng Bí thư nêu rõ sau Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, điểm thuận lợi là có khí thế mới, đồng thuận cao, không khí làm việc khác trước những yêu cầu, đòi hỏi đối với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cũng nặng nề hơn, tính chất công việc phức tạp hơn.
Trong bối cảnh đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã có nhiều cố gắng thực hiện các chương trình kế hoạch đề ra, với tinh thần làm việc quyết liệt và đã có chuyển biến tích cực trên thực tế. Ủy ban Kiểm tra, các ngành công an, thanh tra, kiểm toán, kiểm sát, tòa án, các cơ quan báo chí tuyên truyền và các cơ quan khác nữa đã vào cuộc khá mạnh mẽ, tương đối đồng bộ.
Đặc biệt, Ban Nội chính Trung ương - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, trong điều kiện người ít, khối lượng công việc nhiều, nhưng đã rất nỗ lực, quyết tâm , chủ động tham mưu, đề xuất, chuẩn bị chu đáo, phục vụ tốt các phiên họp Ban Chỉ đạo, các cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo; phối hợp với các cơ quan chức năng, đôn đốc xử lý hoặc tham mưu xử lý những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng...
Các thành viên Ban Chỉ đạo đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công; kiến nghị, đề xuất nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phòng, chống tham nhũng.
Tổng Bí thư cũng chỉ rõ bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Ban Chỉ đạo còn một số tồn tại, hạn chế. Một số thành viên Ban Chỉ đạo dành thời gian chưa nhiều cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, nhất là trong kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng ở địa bàn được phân công theo dõi, chỉ đạo.
Nhất trí với bảy nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2017 và 12 nhiệm vụ cụ thể, việc phân công các cán bộ phụ trách, Tổng Bí thư nhấn mạnh trong thời gian tới, muốn làm tốt hơn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, phải có quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa và hành động quyết liệt hơn nữa.
Bắc Kạn đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất nhân 20 năm tái lập tỉnh
Tối 29-12, tỉnh Bắc Kạn đã trọng thể tổ chức kỷ niệm 20 năm tái thành lập tỉnh (1-1-1997 – 1-1-2017) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Sau 20 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tăng trưởng GRDP bình quân trên 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 1.280 USD, tăng gần 15 lần so với năm 1997.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định trong điều kiện một tỉnh có xuất phát điểm rất thấp, khó khăn bậc nhất cả nước thì những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đạt được là rất đáng trân trọng và tự hào.
Phó Thủ tướng đề nghị Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn tiếp tục nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo, chủ động nắm bắt cơ hội, phát huy các lợi thế so sánh, có quyết tâm và giải pháp đột phá để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Bắc Kạn cần có kế hoạch, chương trình, đề án cụ thể để khai thác, phát huy thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng Đảng bộ và nhân dân Bắc Kạn. Nhân dịp này, tỉnh cũng đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho di tích lịch sử ATK Chợ Đồn.
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Phú Thọ
Tối 30-12, tại thành phố Việt Trì, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (1891-2016), 20 năm Ngày tái lập tỉnh Phú Thọ (1-1-1997 – 1-1-2017) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất (lần thứ hai). Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự và có bài phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất, trao bằng công nhận cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Phú Thọ là vùng Đất Tổ cội nguồn của dân tộc, nơi đây các Vua Hùng đã dựng nên Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Vùng đất Phú Thọ hiện còn lưu giữ và bảo tồn các di sản văn hóa đặc sắc gắn với thời đại các Vua Hùng, tiêu biểu là “Hát xoan - Phú Thọ”, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Các di tích khảo cổ: Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun, Làng Cả chứa đựng nhiều dấu ấn văn minh người Việt cổ và tiến trình lịch sử hình thành, phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang vui mừng nhận thấy, Phú Thọ từ một tỉnh nghèo, thuần nông, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn..., đến nay đã luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình của cả nước.
Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu
Tối 30-12-2016, tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (01-01-1997 - 01-01-2017).
Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho 2 tập thể là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu và Đảng bộ, nhân dân thị xã Giá Rai.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định nhân dân Bạc Liêu có truyền thống lịch sử rất đáng tự hào, giàu lòng yêu nước và cách mạng.
Thành tựu 20 năm qua rất đáng tự hào, để Bạc Liêu thời gian tới phát triển nhanh và bền vững, đạt mức tăng trưởng khá ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu tỉnh cần tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, theo hướng hiệu quả, bền vững.
Đà Nẵng: Kỷ niệm 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Sáng ngày 31-12, tại Cung Thể thao Tiên Sơn, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ kỷ niệm 20 năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Tham dự Lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các đoàn ngoại giao nước ngoài; lãnh đạo Đảng, chính quyền các tỉnh ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đại diện các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động cùng đông đảo nhân dân, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn.
Diễn văn kỷ niệm do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Nguyễn Xuân Anh trình bày, nêu rõ: Tại kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa IX thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Từ đó, Đà Nẵng được “khoác lên mình một chiếc áo” phù hợp hơn, tạo sức bật cho sự phát triển một cách mạnh mẽ và toàn diện trên các lĩnh vực. Thành phố đã thực hiện công cuộc quy hoạch, chỉnh trang, phát triển đô thị một cách mạnh mẽ và có cách làm mới về huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo sức bật mới cho Đà Nẵng đổi thay nhanh chóng. Không gian đô thị không ngừng được mở rộng, từ chỗ diện tích vùng nội ô chật hẹp đã mở rộng đến 21.300 ha, tăng gần gấp 4 lần so với năm 1997. Kinh tế thành phố đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2015, tổng thu nhập bình quân đầu người ước đạt 3.059 USD, tăng khoảng 7 lần so với năm 1997. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 18.227 tỷ đồng so với 1.164,4 tỷ đồng so với năm 1997, tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 34.275 tỷ đồng so với 1.625 tỷ đồng năm 1997… Dịch vụ phát triển mạnh mẽ, nhất là dịch vụ du lịch và thương mại. Giá trị sản xuất dịch vụ ước tăng 12,1%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 16,8%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 15,4%/năm. Du lịch phát triển nhanh, từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn,…
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc đánh giá cao những kết quả mà Đà Nẵng đạt được trong 20 năm qua. Thành phố đã thật sự vươn lên ở tầm cao, vị thế mới; năng động, dám nghĩ, dám làm. Theo Thủ tướng, những năm tới, Đà Nẵng cần khắc phục hạn chế, phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời, dựa trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh và dự báo tình hình sắp tới. Qua đó, có chủ trương, chính sách phù hợp, huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng Đà Nẵng trở thành một đầu tàu, động lực phát triển của khu vực. Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng tập trung thực hiện 07 nhiệm vụ trọng tâm: (1) Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của Đảng bộ, chính quyền thành phố…; (2) Tập trung xây dựng thành phố thông minh, khởi nghiệp, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó chú ý tạo ra sự khác biệt so với các thành phố khác trên thế giới…; (3) Đi đầu trong đổi mới căn bản trong giáo dục - đào tạo; (4) Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội…; (5) Không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của chính quyền các cấp trên địa bàn…; (6) Tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương trong khu vực, trong đó, Đà Nẵng phải là hạt nhân trong phát triển vùng…; (7) Tích cực vươn ra biển lớn, phấn đấu gia nhập vào nhóm thành phố cạnh tranh toàn cầu… Ngoài ra, Thủ tướng còn yêu cầu Đà Nẵng tiếp tục tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Cà Mau
Tối 31-12, tỉnh Cà Mau đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh. Dự lễ có các đồng chí: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, với bề dày truyền thống cách mạng và thành tựu đạt được trong 20 năm qua, Đảng bộ, chính quyền quân và dân tỉnh Cà Mau sẽ phát huy tinh thần ‘‘đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo’’, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới toàn vẹn và đồng bộ, sớm đưa Cà Mau đến năm 2020 trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, xứng đáng với vị trí là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý: Đảng bộ, quân và dân Cà Mau cần nỗ lực quyết tâm hơn nữa để khắc phục khó khăn, hạn chế, vượt qua thách thức; cần quán triệt sâu sắc, vận dụng linh hoạt các chủ trương của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 15 của tỉnh để phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.
Trong không khí vui tươi đón chào xuân mới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng bộ, lãnh đạo chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm, chăm lo để đồng bào đón tết ấm cúng, lành mạnh, vui tươi, tiết kiệm, an toàn tuyệt đối; đồng thời chúc cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Cà Mau đạt nhiều thành tựu mới; chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cùng toàn thể đồng bào có nhiều sức khỏe, gia đình hạnh phúc, đón một mùa xuân mới ngập tràn niềm vui.
Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Hà Nam
Sáng ngày 01-01, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Hà Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh (01-01-1997 – 01-01-2017) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất (lần thứ hai).
Dự Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã phát biểu Chúc mừng những kết quả, thành tích xuất sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong 20 năm qua đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của vùng đất nghèo khó năm xưa, tạo tiền đề để tỉnh Hà Nam tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh và bền vững hơn trong những năm tới.
Về những nhiệm vụ trọng tâm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam tiếp tục đổi mới tư duy, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế-xã hội gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Hà Nam cần đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng; tập trung phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp thực phẩm; khuyến khích hộ nông dân thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên lá cờ truyền thống và trao bằng công nhận Huân chương cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam. Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam tiếp tục đổi mới toàn diện, tạo những bứt phá mới trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển nhanh và bền vững, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Tham dự Phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; các đồng chí đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Chủ tịch nước.
Tại Phiên họp, các thành viên Hội đồng đã thảo luận, cho ý kiến về Quy chế làm việc; một số nhiệm vụ trọng tâm Chương trình công tác toàn khóa và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhằm quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 46- CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới” và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác tuyên giáo năm 2017
Ngày 26-12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017. Dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí: Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Báo cáo công tác tuyên giáo năm 2016 nêu rõ, ngành tuyên giáo năm 2016 đã đạt nhiều kết quả quan trọng như, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương xây dựng các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư sơ kết, tổng kết, triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, kết luận của Đảng trên lĩnh vực tuyên giáo như: Học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị khóa XI, giúp Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 05 về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng tài liệu tuyên truyền về sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung…
Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng chủ động, tích cực thực hiện Chỉ thị 01 của Bộ Chính trị về tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp…; chỉ đạo, định hướng tuyên truyền đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực, phục vụ nhiệm vụ chính trị; chỉ đạo định hướng phát huy vai trò của báo chí, xuất bản, văn học, văn hóa nghệ thuật hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các ý kiến tại Hội nghị cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục của ngành tuyên giáo đó là: Công tác tham mưu đề xuất xử lý các vấn đề “nóng”, “nổi cộm” vẫn có lúc, có việc chưa chủ động, chưa kịp thời nên hiệu quả chưa cao; giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập Nghị quyết của Đảng chưa được chú trọng đúng mức; việc đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội còn nhiều lúng túng; tại một số cơ quan báo chí, một số phóng viên bị xử lý vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh của báo chí cách mạng và người làm báo chân chính…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ghi nhận, đánh giá cao những kết quả quan trọng mà đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động ngành tuyên giáo đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong năm 2016.
Nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà Ban Tuyên giáo Trung ương đã đề ra trong năm tới, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh nhiệm vụ của ngành tuyên giáo năm 2017 là rất quan trọng và nặng nề, đòi hỏi ngành tuyên giáo phải dự báo đúng tình hình và bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đất nước, tập trung tuyên truyền tạo không khí phấn khởi, sôi nổi trong toàn Đảng, toàn dân hăng hái thi đua lập thành tích xuất sắc ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2017.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Toàn ngành phải nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập các nghị quyết của Đảng.
Kỳ họp thứ 9 Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Ngày 26-12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về kỳ họp thứ 9 của Ủy ban.
Nội dung như sau: Vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 9. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung sau:
1. Thông qua Kế hoạch của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; trong đó, xác định rõ trách nhiệm và đề ra các nhiệm vụ cần thực hiện ngay, những nhiệm vụ thường xuyên và các giải pháp trọng tâm của công tác kiểm tra, giám sát nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
2. Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2011-2016 và đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
3. Kết luận giải quyết tố cáo đồng chí Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La.
4. Xem xét thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước và đồng chí Lê Dân, nguyên Bí thư Đảng ủy Ngoài nước.
5. Xem xét báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với: Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy các tỉnh Hưng Yên, Bình Thuận, Ban Thường vụ Quân ủy và Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân đối với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên và Bình Dương.
6. Xem xét báo cáo kết quả giám sát đối với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội; Ban Thường vụ Tỉnh ủy và một số đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ các tỉnh Kon Tum, Bình Dương, Bạc Liêu.
7. Cũng trong kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền đối với 05 trường hợp; tham gia ý kiến về việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 02 trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 72
Sáng 26-12-2016, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 72, nhằm tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an và phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2016; triển khai nhiệm vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự và phát động phong trào thi đua năm 2017 trong lực lượng Công an nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Dự Hội nghị có các đồng chí: Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; lãnh đạo các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu rõ: Năm 2017 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, vì vậy, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 72 không chỉ triển khai công tác của năm 2017, mà với tầm nhìn toàn khóa, còn có nhiệm vụ xác định những định hướng lớn cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII trong những năm tới, hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ toàn khóa Đại hội XII của Đảng.
Đảng ủy Công an Trung ương xác định công tác Công an năm 2017 phải đạt được mục tiêu cụ thể: Nắm chắc tình hình, làm tốt hơn công tác dự báo, tham mưu chiến lược; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để xảy ra bị động, bất ngờ; không để hình thành, công khai tổ chức chính trị đối lập trong nội địa, không để xảy ra khủng bố, phá hoại, bạo loạn, phá rối an ninh trật tự. Bảo đảm an ninh chính trị nội bộ gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Lực lượng công an nhân dân nỗ lực bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại của đất nước và hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tạo sự chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội; kiềm chế gia tăng tội phạm; đẩy lùi tệ nạn xã hội; giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, các vụ cháy, nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích đã đạt được trên các mặt công tác của lực lượng công an nhân dân trong năm qua; đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong năm 2017. Đó là phải tiếp tục chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, là lực lượng tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, tuyệt đối kiên định mục tiêu, lý tưởng, con đường xã hội chủ nghĩa. Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải là những người hết lòng trung thành với Đảng, chỉ biết “còn Đảng, còn mình”. Đảng bộ Công an Trung ương phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nghiêm túc, thẳng thắn đánh giá, nhận diện, đề ra các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an phải không ngừng rèn luyện theo “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân”; nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân; rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực công tác, giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh và hình ảnh đẹp của Công an nhân dân Việt Nam; kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật, kỷ luật của ngành; kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm”, chủ nghĩa cá nhân, nhũng nhiễu, xa rời, vô cảm trước nhân dân.
Tổng Bí thư chỉ rõ: Công an nhân dân phải là lực lượng nòng cốt, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ; chủ động nắm chắc, dự báo kịp thời, sát đúng tình hình, diễn biến; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tham mưu chiến lược, phát hiện sớm, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước có chủ trương, quyết sách đúng đắn.
Thủ tướng “đặt hàng” Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 27-12, dự và chỉ đạo công tác năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra 5 “đặt hàng” với đội ngũ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của Viện với mong muốn VAST tiếp tục có cơ chế quản trị tốt thu hút và giữ chân nhân tài, sáng tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao phục vụ người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp.
VAST là cơ quan đầu tàu trong hệ thống khoa học công nghệ quốc gia, thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ một cách toàn diện, trình độ cao, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đất nước.
Năm 2016, trong công tác nghiên cứu cơ bản, VAST đã công bố tổng cộng trên 2000 công trình khoa học, trong đó, số công trình đăng trên các tạp chí quốc tế là 996. Viện đã được cấp 28 bằng sở hữu trí tuệ, trong đó có 11 phát minh, sáng chế, 17 giải pháp hữu ích (tăng 56% so với năm 2015) và xuất bản 39 sách chuyên khảo.
Phát biểu tại buổi làm việc, biểu dương kết quả của VAST thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá số công trình khoa học công bố quốc tế về nghiên cứu cơ bản của Viện tăng cao là 1 tiến bộ đáng mừng, riêng năm 2016 có gần 800 công trình đạt tiêu chuẩn ISI.
Thủ tướng cũng ghi nhận nỗ lực của Viện trong việc chủ trì nghiên cứu xác định nguyên nhân cá chết bất thường số lượng lớn tại miền Trung vừa qua, làm rõ cơ sở khoa học góp phần chứng minh sai phạm của doanh nghiệp vi phạm. Một số nghiên cứu khác đã đóng góp trực tiếp vào việc khắc phục sự cố tại các vùng miền. Các nhà khoa học đã đoàn kết quyết tâm, một lòng theo Đảng vì sự nghiệp cách mạng của đất nước trong giai đoạn khó khăn của đất nước.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã đưa ra 5 "đơn đặt hàng" đối với VAST. Theo đó, Thủ tướng đặt hàng VAST nghiên cứu và đề xuất sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý nhằm nâng cao giá trị và tránh làm lãng phí tài nguyên quốc gia; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ cho việc theo dõi, kiểm soát và xử lý môi trường khắc phục hậu quả dưới thách thức của biến đổi khí hậu; nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất hàng hóa chú trọng thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện Việt Nam, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa; áp dụng khoa học công nghệ vào chế biến sâu, bảo quản lương thực, thực phẩm, mở rộng chuỗi giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam, nâng cấp vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam ở nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thủ tướng yêu cầu VASS đề xuất cơ chế chính sách hữu hiệu hơn
Sáng 27-12, phát biểu tại hội nghị triển khai công tác năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) - nơi hội tụ và kết tinh tinh hoa trí tuệ của giới khoa học xã hội nhân văn cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các nhà khoa học Việt Nam vừa là nhà khoa học tốt vừa là nhà tư vấn tốt.
Ghi nhận và đánh giá cao thành tựu trong công tác của VASS, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ VASS thường xuyên là nơi cung cấp tư vấn độc lập và khách quan cho Đảng, Chính phủ về những vấn đề liên quan đến khoa học xã hội quốc gia. Một trong những sứ mạng của Viện là thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học xã hội Việt Nam, đóng góp có ý nghĩa và xứng đáng vào kho tàng tri thức của nhân loại, tạo ra các giá trị học thuật mang tầm thời đại đưa nền khoa học Việt Nam ngang tầm quốc tế.
Nhìn nhận kết quả công tác của VASS, Thủ tướng cho rằng trước yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn đặt ra của Việt Nam, Viện đã triển khai nhiều nghiên cứu quan trọng, qua đó góp phần đưa ra nhiều gợi ý chính sách cho Đảng, Chính phủ liên quan đến nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh và xã hội.
Chỉ ra 4 yêu cầu cho định hướng phát triển của VASS, Thủ tướng đề nghị bên cạnh công tác nghiên cứu, Viện phải luôn kịp thời nắm bắt nhịp thở của cuộc sống, của xã hội và thế giới cũng như Việt Nam, đồng thời đầu tư thỏa đáng các số liệu dự báo có độ tin cậy cao, có các tư vấn đúng và trúng chính sách quản lý, quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ. Song song với nghiên cứu cần đánh giá, áp dụng thành tựu nghiên cứu khoa học nhân loại vào việc giải quyết các bài toán thực tế Việt Nam như sự phân cách giàu nghèo, vấn đề gia đình, đạo đức trong kinh tế thị trường...
Thủ tướng cũng nêu ra 5 đặt hàng đối với đội ngũ những nhà khoa học của VASS. Thủ tướng đề nghị Viện nghiên cứu đề xuất giải pháp cơ chế hữu hiệu nhằm giải quyết tốt bài toán chuyển dịch lao động; nghiên cứu đặc điểm địa lý kinh tế nhân văn từng vùng, miền để xây dựng chính sách phù hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Phó Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Thái Nguyên
Ngày 27-12, tại thành phố Thái Nguyên, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Thái Nguyên (01-01-1997 - 01-01-2017), tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2016, phát động phong trào thi đua năm 2017.
Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương; các vị khách mời nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.
Diễn văn kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên trình bày đã ôn lại lịch sử thành lập tỉnh Thái Nguyên. Ngày 04-11-1831, tỉnh Thái Nguyên được thành lập, đến năm 1901, Toàn quyền Đông Dương có Nghị định về điều chỉnh địa giới, cắt một phần diện tích đất của Phú Lương (Thái Nguyên) về Bạch Thông (Bắc Kạn). Ngày 21-4-1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 06-11-1996, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc chia tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 01-01-1997, tỉnh Thái Nguyên chính thức được tái lập.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đã chúc mừng những thành tựu tỉnh Thái Nguyên đạt được trong 20 năm tái lập tỉnh.
Tại Lễ kỷ niệm, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho 03 tập thể và 02 cá nhân; trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho 12 cá nhân; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 9 cá nhân; truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho 1 cá nhân và truy tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 1 cá nhân.
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc
Tối 28-12, tại Quảng trường Hồ Chí Minh thuộc Trung tâm thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (01-01-1997 - 01-01-2017) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An và Nguyễn Sinh Hùng đã tới dự. Cùng dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch; Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương; đại diện một số Đại sứ quán tại Việt Nam.
Trong diễn văn kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đã điểm lại quá trình hình thành và phát triển của Vĩnh Phúc.
Sau 20 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định và nâng cao vị thế so với các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước. Vĩnh Phúc đã thu hút được 856 dự án, gồm 227 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký đạt 3,4 tỷ USD và 629 dự án đầu tư trong nước (DDI) với số vốn đăng ký 49,2 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc nhiều năm đạt mức cao, có những năm đạt trên 20%, bình quân giai đoạn 1997 - 2016 ước đạt 15,37%. Ước đến năm 2016, quy mô nền kinh tế tăng trưởng gấp 39,5 lần so với năm 1997 và đạt 77,2 ngàn tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng 33,2 lần, từ 2,18 triệu đồng lên 72,3 triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm xấp xỉ 70%,...
Từ một tỉnh phụ thuộc vào ngân sách trung ương, đến năm 2004, Vĩnh Phúc đã tự cân đối và có điều tiết cho ngân sách trung ương. Năm 2009, thu ngân sách vượt mốc 10 ngàn tỷ đồng, đến năm 2014 đạt “mốc son” mới - vượt 20 ngàn tỷ đồng và ước thực hiện năm 2016 đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng (tăng khoảng 280 lần so với năm 1997); trong đó thu nội địa nhiều năm liền đứng thứ hai miền Bắc, chỉ sau thành phố Hà Nội.
Tại buổi lễ, ghi nhận những thành tựu mà Vĩnh Phúc đã đạt được, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bậc lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam Anh hùng, các đại biểu cùng toàn thể nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh.
Tổng Bí thư: Chống tham nhũng phải hành động quyết liệt hơn nữa
Ngày 28-12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp Phiên thứ 11. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.
Tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến về kết quả xử lý các vụ việc, vụ án Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, trọng tâm là tiến độ, kết quả xử lý các vụ án, vụ việc theo Thông báo kết luận số 11-TB/BCĐTW và Thông báo kết luận số 30-TB/BCĐTW của Thường trực Ban Chỉ đạo; kết quả kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại một số địa phương; kết quả kiểm tra chuyên đề công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan; tình hình, kết quả sau một năm thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; kiểm điểm kết quả hoạt động năm 2016 của Ban Chỉ đạo và chương trình công tác năm 2017 của Ban Chỉ đạo.
Đồng tình với đa số ý kiến đánh giá của các thành viên Ban Chỉ đạo về những kết quả đạt được trong năm qua, Tổng Bí thư nêu rõ sau Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, điểm thuận lợi là có khí thế mới, đồng thuận cao, không khí làm việc khác trước những yêu cầu, đòi hỏi đối với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cũng nặng nề hơn, tính chất công việc phức tạp hơn.
Trong bối cảnh đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã có nhiều cố gắng thực hiện các chương trình kế hoạch đề ra, với tinh thần làm việc quyết liệt và đã có chuyển biến tích cực trên thực tế. Ủy ban Kiểm tra, các ngành công an, thanh tra, kiểm toán, kiểm sát, tòa án, các cơ quan báo chí tuyên truyền và các cơ quan khác nữa đã vào cuộc khá mạnh mẽ, tương đối đồng bộ.
Đặc biệt, Ban Nội chính Trung ương - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, trong điều kiện người ít, khối lượng công việc nhiều, nhưng đã rất nỗ lực, quyết tâm , chủ động tham mưu, đề xuất, chuẩn bị chu đáo, phục vụ tốt các phiên họp Ban Chỉ đạo, các cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo; phối hợp với các cơ quan chức năng, đôn đốc xử lý hoặc tham mưu xử lý những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng...
Các thành viên Ban Chỉ đạo đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công; kiến nghị, đề xuất nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phòng, chống tham nhũng.
Tổng Bí thư cũng chỉ rõ bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Ban Chỉ đạo còn một số tồn tại, hạn chế. Một số thành viên Ban Chỉ đạo dành thời gian chưa nhiều cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, nhất là trong kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng ở địa bàn được phân công theo dõi, chỉ đạo.
Nhất trí với bảy nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2017 và 12 nhiệm vụ cụ thể, việc phân công các cán bộ phụ trách, Tổng Bí thư nhấn mạnh trong thời gian tới, muốn làm tốt hơn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, phải có quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa và hành động quyết liệt hơn nữa.
Bắc Kạn đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất nhân 20 năm tái lập tỉnh
Tối 29-12, tỉnh Bắc Kạn đã trọng thể tổ chức kỷ niệm 20 năm tái thành lập tỉnh (1-1-1997 – 1-1-2017) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Sau 20 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tăng trưởng GRDP bình quân trên 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 1.280 USD, tăng gần 15 lần so với năm 1997.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định trong điều kiện một tỉnh có xuất phát điểm rất thấp, khó khăn bậc nhất cả nước thì những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đạt được là rất đáng trân trọng và tự hào.
Phó Thủ tướng đề nghị Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn tiếp tục nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo, chủ động nắm bắt cơ hội, phát huy các lợi thế so sánh, có quyết tâm và giải pháp đột phá để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Bắc Kạn cần có kế hoạch, chương trình, đề án cụ thể để khai thác, phát huy thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng Đảng bộ và nhân dân Bắc Kạn. Nhân dịp này, tỉnh cũng đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho di tích lịch sử ATK Chợ Đồn.
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Phú Thọ
Tối 30-12, tại thành phố Việt Trì, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (1891-2016), 20 năm Ngày tái lập tỉnh Phú Thọ (1-1-1997 – 1-1-2017) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất (lần thứ hai). Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự và có bài phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất, trao bằng công nhận cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Phú Thọ là vùng Đất Tổ cội nguồn của dân tộc, nơi đây các Vua Hùng đã dựng nên Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Vùng đất Phú Thọ hiện còn lưu giữ và bảo tồn các di sản văn hóa đặc sắc gắn với thời đại các Vua Hùng, tiêu biểu là “Hát xoan - Phú Thọ”, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Các di tích khảo cổ: Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun, Làng Cả chứa đựng nhiều dấu ấn văn minh người Việt cổ và tiến trình lịch sử hình thành, phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang vui mừng nhận thấy, Phú Thọ từ một tỉnh nghèo, thuần nông, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn..., đến nay đã luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình của cả nước.
Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu
Tối 30-12-2016, tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (01-01-1997 - 01-01-2017).
Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho 2 tập thể là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu và Đảng bộ, nhân dân thị xã Giá Rai.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định nhân dân Bạc Liêu có truyền thống lịch sử rất đáng tự hào, giàu lòng yêu nước và cách mạng.
Thành tựu 20 năm qua rất đáng tự hào, để Bạc Liêu thời gian tới phát triển nhanh và bền vững, đạt mức tăng trưởng khá ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu tỉnh cần tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, theo hướng hiệu quả, bền vững.
Đà Nẵng: Kỷ niệm 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Sáng ngày 31-12, tại Cung Thể thao Tiên Sơn, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ kỷ niệm 20 năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Tham dự Lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các đoàn ngoại giao nước ngoài; lãnh đạo Đảng, chính quyền các tỉnh ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đại diện các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động cùng đông đảo nhân dân, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn.
Diễn văn kỷ niệm do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Nguyễn Xuân Anh trình bày, nêu rõ: Tại kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa IX thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Từ đó, Đà Nẵng được “khoác lên mình một chiếc áo” phù hợp hơn, tạo sức bật cho sự phát triển một cách mạnh mẽ và toàn diện trên các lĩnh vực. Thành phố đã thực hiện công cuộc quy hoạch, chỉnh trang, phát triển đô thị một cách mạnh mẽ và có cách làm mới về huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo sức bật mới cho Đà Nẵng đổi thay nhanh chóng. Không gian đô thị không ngừng được mở rộng, từ chỗ diện tích vùng nội ô chật hẹp đã mở rộng đến 21.300 ha, tăng gần gấp 4 lần so với năm 1997. Kinh tế thành phố đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2015, tổng thu nhập bình quân đầu người ước đạt 3.059 USD, tăng khoảng 7 lần so với năm 1997. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 18.227 tỷ đồng so với 1.164,4 tỷ đồng so với năm 1997, tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 34.275 tỷ đồng so với 1.625 tỷ đồng năm 1997… Dịch vụ phát triển mạnh mẽ, nhất là dịch vụ du lịch và thương mại. Giá trị sản xuất dịch vụ ước tăng 12,1%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 16,8%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 15,4%/năm. Du lịch phát triển nhanh, từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn,…
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc đánh giá cao những kết quả mà Đà Nẵng đạt được trong 20 năm qua. Thành phố đã thật sự vươn lên ở tầm cao, vị thế mới; năng động, dám nghĩ, dám làm. Theo Thủ tướng, những năm tới, Đà Nẵng cần khắc phục hạn chế, phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời, dựa trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh và dự báo tình hình sắp tới. Qua đó, có chủ trương, chính sách phù hợp, huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng Đà Nẵng trở thành một đầu tàu, động lực phát triển của khu vực. Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng tập trung thực hiện 07 nhiệm vụ trọng tâm: (1) Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của Đảng bộ, chính quyền thành phố…; (2) Tập trung xây dựng thành phố thông minh, khởi nghiệp, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó chú ý tạo ra sự khác biệt so với các thành phố khác trên thế giới…; (3) Đi đầu trong đổi mới căn bản trong giáo dục - đào tạo; (4) Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội…; (5) Không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của chính quyền các cấp trên địa bàn…; (6) Tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương trong khu vực, trong đó, Đà Nẵng phải là hạt nhân trong phát triển vùng…; (7) Tích cực vươn ra biển lớn, phấn đấu gia nhập vào nhóm thành phố cạnh tranh toàn cầu… Ngoài ra, Thủ tướng còn yêu cầu Đà Nẵng tiếp tục tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Cà Mau
Tối 31-12, tỉnh Cà Mau đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh. Dự lễ có các đồng chí: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, với bề dày truyền thống cách mạng và thành tựu đạt được trong 20 năm qua, Đảng bộ, chính quyền quân và dân tỉnh Cà Mau sẽ phát huy tinh thần ‘‘đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo’’, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới toàn vẹn và đồng bộ, sớm đưa Cà Mau đến năm 2020 trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, xứng đáng với vị trí là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý: Đảng bộ, quân và dân Cà Mau cần nỗ lực quyết tâm hơn nữa để khắc phục khó khăn, hạn chế, vượt qua thách thức; cần quán triệt sâu sắc, vận dụng linh hoạt các chủ trương của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 15 của tỉnh để phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.
Trong không khí vui tươi đón chào xuân mới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng bộ, lãnh đạo chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm, chăm lo để đồng bào đón tết ấm cúng, lành mạnh, vui tươi, tiết kiệm, an toàn tuyệt đối; đồng thời chúc cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Cà Mau đạt nhiều thành tựu mới; chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cùng toàn thể đồng bào có nhiều sức khỏe, gia đình hạnh phúc, đón một mùa xuân mới ngập tràn niềm vui.
Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Hà Nam
Sáng ngày 01-01, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Hà Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh (01-01-1997 – 01-01-2017) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất (lần thứ hai).
Dự Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã phát biểu Chúc mừng những kết quả, thành tích xuất sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong 20 năm qua đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của vùng đất nghèo khó năm xưa, tạo tiền đề để tỉnh Hà Nam tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh và bền vững hơn trong những năm tới.
Về những nhiệm vụ trọng tâm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam tiếp tục đổi mới tư duy, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế-xã hội gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Hà Nam cần đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng; tập trung phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp thực phẩm; khuyến khích hộ nông dân thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên lá cờ truyền thống và trao bằng công nhận Huân chương cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam. Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam tiếp tục đổi mới toàn diện, tạo những bứt phá mới trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển nhanh và bền vững, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Khánh thành tượng đài hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Đài độc lập  (04/01/2017)
Điều kiện công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới  (03/01/2017)
Thủ tướng: Nguy cơ thiếu điện trung, dài hạn đang hiện hữu  (03/01/2017)
[Infographics] Lần đầu tiên Việt Nam có 41 tỷ USD dự trữ ngoại hối  (03/01/2017)
Học viện Quốc phòng cần nâng cao khả năng dự báo chiến lược  (03/01/2017)
20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh: Kiến thiết một thành phố thông minh  (03/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay