20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh: Kiến thiết một thành phố thông minh
21:59, ngày 03-01-2017
Ngày 03-1, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh tổ chức kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1-1-1997 – 1-1-2017). Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tới dự.
Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: TTXVN) |
Ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập và chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX tại kỳ họp thứ 10, ngày 15-11-1996.
Sau 20 năm tái lập, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cùng những cố gắng, nỗ lực trên tinh thần đoàn kết, sáng tạo của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, Bắc Ninh đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và toàn diện trên các lĩnh vực.
Từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, đến nay Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp đầu cả nước.
Kinh tế phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức hai con số. Bình quân giai đoạn 1997 - 2016 đạt 15,1%/năm, GRDP năm 2016 ước đạt gần 26.000 tỷ đồng, gấp 15,2 lần năm 1997; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bắc Ninh đã vươn lên trở thành tỉnh công nghiệp với sự đồng bộ trong phát triển các khu công nghiệp gắn liền với đô thị, cụm công nghiệp và phát huy lợi thế trong phát triển làng nghề.
Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 766.000 tỷ đồng, gấp gần 1.200 lần so với năm 1997.
Tính đến năm 2016, toàn tỉnh có 935 dự án với tổng số vốn đăng ký sau điều chỉnh 12,3 tỷ USD với các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới như Samsung, Microsoft, Canon, Pepsico...
Quy hoạch 16 khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp Yên Phong trở thành khu công nghiệp lớn nhất của cả nước tính theo giá trị thu hút vốn đầu tư, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu.
Bắc Ninh cũng chú trọng đẩy mạnh tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ, cơ giới hóa trong sản xuất... Tỉnh thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị.
Đến nay, số tiêu chí đạt chuẩn bình quân là 17,16 tiêu chí/xã, có 58 xã và 2 đơn vị huyện được công nhận chuẩn nông thôn mới.
Cùng với các thành tựu về phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng có nhiều khởi sắc. 20 năm sau ngày tái lập, Bắc Ninh nằm trong tốp đầu cả nước về phong trào giáo dục; chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng nâng cao; hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư mở rộng, nâng cấp; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Đến nay, Bắc Ninh có 2 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là Dân ca Quan họ Bắc Ninh và Ca trù.
Toàn tỉnh hiện có 4 di tích được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, 5 nhóm hiện vật, cổ vật được công nhận bảo vật quốc gia, 1 nghi lễ và trò chơi, 8 lễ hội, làng nghề được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: TTXVN) |
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an ghi nhận và biểu dương những thành tựu quan trọng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã đạt được trong 20 năm qua.
Đồng chí Tô Lâm đề nghị Bắc Ninh tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ sự giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương, của địa phương bạn phục vụ sự phát triển bền vững, lâu dài của tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh cần chủ động rà soát quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch chung đô thị và Quy hoạch điều chỉnh vùng Thủ đô.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đô thị, tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường cụm công nghiệp, làng nghề, đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh Bắc Ninh; thu hút đầu tư; đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với đô thị hóa; phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Ngoài ra, tập trung phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Tiếp thu ý kiến của Thượng tướng Tô Lâm, đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh khẳng định, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, khắc phục khó khăn, vượt qua mọi thách thức, tiếp tục tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.
Tỉnh hướng đến mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ 21 theo hướng văn minh, hiện đại; là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng mô hình kiến trúc chính quyền điện tử và kiến thiết một thành phố thông minh./.
Hà Nội: Truy thu, phạt hàng nghìn tỷ đồng sau thanh, kiểm tra  (03/01/2017)
Eurozone đối mặt với nhiều thách thức kinh tế trong năm 2017  (03/01/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 26-12-2016 đến ngày 01-01-2017)  (03/01/2017)
Đảng ủy Binh chủng Tăng Thiết giáp học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII  (03/01/2017)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên