Một số kinh nghiệm về công tác trí thức của Trung Quốc
21:20, ngày 31-05-2012
TCCSĐT - Với những chính sách phù hợp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thời gian qua, đội ngũ trí thức nước này đã có sự phát triển nhanh chóng. Trí thức Trung Quốc ở nước ngoài về tham gia xây dựng đất nước cũng ngày càng tăng góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng trong những năm qua.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước Trung Quốc về trí thức
Đội ngũ trí thức ở Trung Quốc được hiểu là những người lao động trí óc trong số những người lao động xã hội cùng thời đại, có kiến thức chuyên môn tương đối cao, coi sáng tạo, tích lũy, truyền bá kiến thức văn hóa chuyên môn là nghề nghiệp chủ yếu của mình. Về bằng cấp, một trong những tiêu chí để được xem là trí thức, người lao động trí óc, có trình độ văn hóa trung học chuyên nghiệp trở lên.
Nếu như ở Việt Nam, Đảng ta coi trí thức (gần đây thường gọi là đội ngũ trí thức) là một bộ phận hợp thành của Liên minh công nhân – nông dân và trí thức thì Đảng Cộng sản Trung Quốc lại coi đội ngũ này là một bộ phận của giai cấp công nhân. Đặc biệt kể từ khi bắt đầu cải cách mở cửa và xây dựng kinh tế thị trường, Đặng Tiểu Bình nêu ra lý luận: khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất số một thì đội ngũ trí thức càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Đảng và Chính phủ Trung Quốc thường xuyên coi trọng công tác đội ngũ trí thức, tiến hành nghiên cứu phân tích rất sâu sắc tình hình biến động qua từng thời kỳ đối với đội ngũ trí thức, phát hiện và giải quyết những vấn đề như nạn chảy máu chất xám, trí thức quay lưng với chính trị... Trong đó, chính sách cơ bản và phương châm chỉ đạo công tác trí thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay có thể tóm tắt 7 điểm như sau:
1. Tuyên bố rõ rằng, trí thức là một bộ phận của giai cấp công nhân, cũng giống như công nhân và nông dân, trí thức được coi là một lực lượng cơ bản xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.
5. Thông qua các kênh khác nhau để lắng nghe ý kiến và tiếng gọi của trí thức, đối xử đúng đắn với sự phê bình của họ.
6. Về học thuật, kiên trì quán triệt phương châm “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, xây dựng môi trường và không khí thông thoáng.
7. Chủ trương và khuyến khích trí thức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, kết hợp với thực tiễn xã hội, kết hợp với công nhân, nông dân, cải tạo thế giới chủ quan đồng thời với cải tạo thế giới khách quan.
Trong công tác trí thức, Trung Quốc chia làm hai loại đối tượng là trí thức trong Đảng và trí thức ngoài Đảng. Về cơ cấu bộ máy của Đảng, có một Ban của Đảng là Ban Công tác Mặt trận thống nhất (gọi tắt Ban Thống chiến), tương đương Ban Dân vận của ta làm công tác trí thức, trong đó chủ yếu là đối với trí thức ngoài Đảng. Công tác trí thức luôn được khẳng định là công tác chung của toàn Đảng, nhiều bộ, ban, ngành của Đảng và Nhà nước có chức trách trong công tác này.
Theo Báo cáo của Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc, việc kết hợp các bộ, ban, ngành làm công tác đội ngũ trí thức được Trung ương Đảng Trung Quốc nhấn mạnh mấy điểm:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo sự bố trí sắp xếp thống nhất của Đảng ủy, chú trọng làm tốt công tác trí thức ngoài Đảng. Các kế hoạch, việc tổng kết hội nghị quan trọng, các hoạt động phải báo cáo thỉnh thị đảng ủy.
- Tăng cường phân công phối hợp chặt chẽ giữa các ngành tổ chức, tuyên truyền, nhân sự; tăng cường phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, bảo đảm lao động.
- Các tổ chức đoàn thể như Chính hiệp, các đảng phái dân chủ, Liên hiệp công thương, Hiệp hội khoa học kỹ thuật v.v… cần có quan hệ rộng rãi và thân mật với số phần tử trí thức ngoài Đảng.
Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức ở Trung Quốc
Trung Quốc đã chi ra hàng tỉ USD cho nghiên cứu khoa học, hầu như mỗi bộ ngành của nước này đều có hàng loạt chương trình nghiên cứu với mong muốn có được thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực, từ tên lửa đạn đạo đến y khoa. Rasmus Nielsen, nhà di truyền học tại Đại học Berkeley, California, Hoa Kỳ nhận xét: “họ đã phát triển quá nhanh và quá bất ngờ đến mức mọi người vẫn còn hoài nghi”. Nếu năm 1995, Trung Quốc đứng thứ 14 trên thế giới về số lượng bài báo nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, kỹ thuật trên toàn thế giới, thì năm 2009, nước này đã đứng thứ hai, chỉ sau Hoa Kỳ. Năm 2009, số cán bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là 52 triệu người, trong đó cán bộ nữ chiếm 40%. Số cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đã tăng từ 11% (năm 2002) lên 25% (năm 2009). Theo số liệu chính thức do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 28-4-2011, tổng số dân của nước này hiện vào khoảng 1,3 tỉ người, trong đó nguồn nhân lực dành cho ngành khoa học công nghệ chiếm khoảng 36 triệu người và trở thành đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ với quy mô hùng hậu đứng đầu thế giới.
Để có được đội ngũ trí thức hùng hậu, Trung Quốc tập trung chỉ đạo công tác khuyến học, khuyến tài theo các hướng:
Về chính sách và biện pháp đào tạo và sử dụng trí thức ở Trung Quốc đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước. Trong đó, đáng chú ý là “Luật Tiến bộ Khoa học công nghệ” ban hành năm 1993, sửa đổi năm 2007 và “Điều lệ công tác lựa chọn đề bạt bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền” ban hành năm 2002. Ngoài ra, Trung ương Đảng, Quốc Vụ viện hết sức coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua các chương trình quốc gia gồm:
Chương trình nâng cao năng lực của các trường đại học trọng điểm (chương trình 211). Đây là chương trình xây dựng 100 trường đại học trọng điểm của Trung Quốc về nội dung chương trình giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất… nhằm đưa 100 trường đại học này tiếp cận hoặc đạt được trình độ của các trường đại học hàng đầu thế giới vào những năm đầu của thế kỉ XXI. Trong 10 năm qua đã đầu tư cho Chương trình 211 số tiền 36,826 tỉ NDT, trong đó Trung ương cấp qua các chương trình/đề tài 7,842 tỉ NDT, Bộ chủ quản cấp 6,049 tỉ NDT, chính quyền địa phương cấp 8,5 tỉ NDT, bản thân các trường tự chi 14,435 tỉ NDT.
Chương trình “khoa giáo hưng quốc”. Năm 1977, với quan điểm “khoa học và giáo dục là lực lượng sản xuất số 1”, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chiến lược “Khoa giáo hưng quốc”, nhằm chấn hưng đất nước. Các nhà lãnh đạo nối tiếp như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cũng đã hết sức coi trọng chiến lược này và triển khai trong các chính sách, chiến lược quốc gia.
Với Chiến lược gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, những năm gần đây (từ năm 1996 đến cuối năm 2005), thông qua Quỹ học bổng quốc gia, Trung Quốc đã cử 22.031 người đi đào tạo ở nhiều nước. Hiện đã có 18.098 người trở về nước làm việc, đạt bình quân 97,2%. Những người đạt tiêu chuẩn đi học không ngừng nâng cao về mặt chất lượng. Số liệu năm 2005, những người được chọn đi đào tạo tại nước ngoài có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm tỷ lệ 83,5%, 54,29% là tiến sĩ. Nhiều người trong số họ là những cán bộ cốt cán của các dự án trọng điểm quốc gia, những người ưu tú trong các lĩnh vực khoa học. Quỹ học bổng quốc gia có quan hệ chặt chẽ và có hiệp định hợp tác với nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới, đồng thời ưu tiên chọn gửi đi đào tạo tại 7 lĩnh vực lớn đó là: Công nghệ thông tin truyền thông; Nông nghiệp kỹ thuật cao; Công nghệ sinh học và đời sống; Khoa học vật liệu và vật liệu mới; Năng lượng và môi trường; Khoa học công trình và xã hội học ứng dụng và những vấn đề liên quan WTO.
Chính sách khuyến tài của Trung Quốc tập trung vào “3 tài”, đó là: bồi dưỡng nhân tài là cơ sở, thu hút nhân tài là trọng điểm, dùng tốt nhân tài là then chốt. Chỉ có dùng tốt nhân tài mới có thể thu hút được nhân tài; chỉ có dùng tốt nhân tài mới có thể định hướng chính xác việc bồi dưỡng nhân tài. Dùng tốt nhân tài phải đẩy mạnh 6 mặt:
Một là, ra sức ủng hộ trí thức sáng tạo lập nghiệp, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển hóa thành quả khoa học kỹ thuật thành sức sản xuất;
Hai là, bảo hộ bản quyền tri thức, khuyến khích lấy kiến thức làm yếu tố sản xuất tham gia phân phối, thể hiện đầy đủ giá trị của kiến thức;
Ba là, thúc đẩy nhân tài luân chuyển hợp lí, cạnh tranh công bằng, hình thành cơ chế nhân tài ưu tú thể hiện hết được tài năng của mình;
Bốn là, thông thoáng các kênh lắng nghe ý kiến của đội ngũ trí thức, thúc đẩy dân chủ hóa, khoa học hóa quyết sách;
Năm là, tăng cường công tác tư tưởng chính trị đối với đội ngũ trí thức, dẫn dắt họ kết hợp một cách hữu cơ giữa thực hiện giá trị cá nhân với yêu cầu của Đảng và Nhà nước;
Sáu là, nỗ lực làm tốt các công tác phục vụ bảo đảm, tạo ra môi trường xã hội tốt đẹp cho đội ngũ trí thức thể hiện hết được tài năng, có tài năng là được sử dụng./.
----------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo của Hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc tháng 11-2011
2. Báo cáo của ông Trần Hậu Ngọc tại Bắc Kinh ngày 9-5-2008
3. Báo cáo của Bà Dương Tú Cầm, Tổng Thư ký Quỹ học bổng Quốc gia Trung quốc (CSC) trong buổi hợp báo vào ngày 29-5-2006
4. Trung Quốc tạo mạng lưới dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao. website: www.congluan.vn (Thứ Hai, 26-03-2012 - 3:00 PM)
5. Yidong Gong. Many Chinese science workers want to switch career, 25August 2009.
6. Ngô Minh Trí (Washington Post) – đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị ngày 02-7-2010
7.Trung Quốc đã đặt mục tiêu 5% dân số có hiểu biết về khoa học vào năm 2015. www. baodatviet.vn (01-06-2011).
Đội ngũ trí thức ở Trung Quốc được hiểu là những người lao động trí óc trong số những người lao động xã hội cùng thời đại, có kiến thức chuyên môn tương đối cao, coi sáng tạo, tích lũy, truyền bá kiến thức văn hóa chuyên môn là nghề nghiệp chủ yếu của mình. Về bằng cấp, một trong những tiêu chí để được xem là trí thức, người lao động trí óc, có trình độ văn hóa trung học chuyên nghiệp trở lên.
Nếu như ở Việt Nam, Đảng ta coi trí thức (gần đây thường gọi là đội ngũ trí thức) là một bộ phận hợp thành của Liên minh công nhân – nông dân và trí thức thì Đảng Cộng sản Trung Quốc lại coi đội ngũ này là một bộ phận của giai cấp công nhân. Đặc biệt kể từ khi bắt đầu cải cách mở cửa và xây dựng kinh tế thị trường, Đặng Tiểu Bình nêu ra lý luận: khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất số một thì đội ngũ trí thức càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Đảng và Chính phủ Trung Quốc thường xuyên coi trọng công tác đội ngũ trí thức, tiến hành nghiên cứu phân tích rất sâu sắc tình hình biến động qua từng thời kỳ đối với đội ngũ trí thức, phát hiện và giải quyết những vấn đề như nạn chảy máu chất xám, trí thức quay lưng với chính trị... Trong đó, chính sách cơ bản và phương châm chỉ đạo công tác trí thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay có thể tóm tắt 7 điểm như sau:
1. Tuyên bố rõ rằng, trí thức là một bộ phận của giai cấp công nhân, cũng giống như công nhân và nông dân, trí thức được coi là một lực lượng cơ bản xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.
2. Đề ra phương châm “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài”, trở thành cốt lõi của chính sách trí thức trong thời kì mới.
Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường sử dụng những nhân sĩ ngoài Đảng Cộng sản vào các vị trí quan trọng của chính quyền. Hiện đã có 2 trí thức ngoài Đảng giữ chức vụ bộ trưởng, 205 người ngoài Đảng giữ các chức vụ từ phó tỉnh trưởng trở lên. Họ đều là những nhà trí thức ưu tú. |
3. Chính sách cơ bản đối với trí thức từ phương châm “đoàn kết, giáo dục, cải tạo” trước đây, chuyển thành “đối xử bình đẳng về chính trị, sử dụng rộng tay trong công việc, quan tâm chăm sóc trong cuộc sống”. Từ năm 2000 lại phát triển thành “bồi dưỡng nhân tài, dùng tốt nhân tài, thu hút nhân tài” (gọi tắt là chính sách “3 tài”).
4. Nâng cao đãi ngộ đối với trí thức, cải thiện điều kiện sống của họ.
6. Về học thuật, kiên trì quán triệt phương châm “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, xây dựng môi trường và không khí thông thoáng.
7. Chủ trương và khuyến khích trí thức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, kết hợp với thực tiễn xã hội, kết hợp với công nhân, nông dân, cải tạo thế giới chủ quan đồng thời với cải tạo thế giới khách quan.
Trong công tác trí thức, Trung Quốc chia làm hai loại đối tượng là trí thức trong Đảng và trí thức ngoài Đảng. Về cơ cấu bộ máy của Đảng, có một Ban của Đảng là Ban Công tác Mặt trận thống nhất (gọi tắt Ban Thống chiến), tương đương Ban Dân vận của ta làm công tác trí thức, trong đó chủ yếu là đối với trí thức ngoài Đảng. Công tác trí thức luôn được khẳng định là công tác chung của toàn Đảng, nhiều bộ, ban, ngành của Đảng và Nhà nước có chức trách trong công tác này.
Theo Báo cáo của Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc, việc kết hợp các bộ, ban, ngành làm công tác đội ngũ trí thức được Trung ương Đảng Trung Quốc nhấn mạnh mấy điểm:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo sự bố trí sắp xếp thống nhất của Đảng ủy, chú trọng làm tốt công tác trí thức ngoài Đảng. Các kế hoạch, việc tổng kết hội nghị quan trọng, các hoạt động phải báo cáo thỉnh thị đảng ủy.
- Tăng cường phân công phối hợp chặt chẽ giữa các ngành tổ chức, tuyên truyền, nhân sự; tăng cường phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, bảo đảm lao động.
- Các tổ chức đoàn thể như Chính hiệp, các đảng phái dân chủ, Liên hiệp công thương, Hiệp hội khoa học kỹ thuật v.v… cần có quan hệ rộng rãi và thân mật với số phần tử trí thức ngoài Đảng.
Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức ở Trung Quốc
Trung Quốc đã chi ra hàng tỉ USD cho nghiên cứu khoa học, hầu như mỗi bộ ngành của nước này đều có hàng loạt chương trình nghiên cứu với mong muốn có được thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực, từ tên lửa đạn đạo đến y khoa. Rasmus Nielsen, nhà di truyền học tại Đại học Berkeley, California, Hoa Kỳ nhận xét: “họ đã phát triển quá nhanh và quá bất ngờ đến mức mọi người vẫn còn hoài nghi”. Nếu năm 1995, Trung Quốc đứng thứ 14 trên thế giới về số lượng bài báo nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, kỹ thuật trên toàn thế giới, thì năm 2009, nước này đã đứng thứ hai, chỉ sau Hoa Kỳ. Năm 2009, số cán bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là 52 triệu người, trong đó cán bộ nữ chiếm 40%. Số cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đã tăng từ 11% (năm 2002) lên 25% (năm 2009). Theo số liệu chính thức do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 28-4-2011, tổng số dân của nước này hiện vào khoảng 1,3 tỉ người, trong đó nguồn nhân lực dành cho ngành khoa học công nghệ chiếm khoảng 36 triệu người và trở thành đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ với quy mô hùng hậu đứng đầu thế giới.
Để có được đội ngũ trí thức hùng hậu, Trung Quốc tập trung chỉ đạo công tác khuyến học, khuyến tài theo các hướng:
Về chính sách và biện pháp đào tạo và sử dụng trí thức ở Trung Quốc đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước. Trong đó, đáng chú ý là “Luật Tiến bộ Khoa học công nghệ” ban hành năm 1993, sửa đổi năm 2007 và “Điều lệ công tác lựa chọn đề bạt bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền” ban hành năm 2002. Ngoài ra, Trung ương Đảng, Quốc Vụ viện hết sức coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua các chương trình quốc gia gồm:
Chương trình nâng cao năng lực của các trường đại học trọng điểm (chương trình 211). Đây là chương trình xây dựng 100 trường đại học trọng điểm của Trung Quốc về nội dung chương trình giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất… nhằm đưa 100 trường đại học này tiếp cận hoặc đạt được trình độ của các trường đại học hàng đầu thế giới vào những năm đầu của thế kỉ XXI. Trong 10 năm qua đã đầu tư cho Chương trình 211 số tiền 36,826 tỉ NDT, trong đó Trung ương cấp qua các chương trình/đề tài 7,842 tỉ NDT, Bộ chủ quản cấp 6,049 tỉ NDT, chính quyền địa phương cấp 8,5 tỉ NDT, bản thân các trường tự chi 14,435 tỉ NDT.
Chương trình “khoa giáo hưng quốc”. Năm 1977, với quan điểm “khoa học và giáo dục là lực lượng sản xuất số 1”, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chiến lược “Khoa giáo hưng quốc”, nhằm chấn hưng đất nước. Các nhà lãnh đạo nối tiếp như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cũng đã hết sức coi trọng chiến lược này và triển khai trong các chính sách, chiến lược quốc gia.
Với Chiến lược gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, những năm gần đây (từ năm 1996 đến cuối năm 2005), thông qua Quỹ học bổng quốc gia, Trung Quốc đã cử 22.031 người đi đào tạo ở nhiều nước. Hiện đã có 18.098 người trở về nước làm việc, đạt bình quân 97,2%. Những người đạt tiêu chuẩn đi học không ngừng nâng cao về mặt chất lượng. Số liệu năm 2005, những người được chọn đi đào tạo tại nước ngoài có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm tỷ lệ 83,5%, 54,29% là tiến sĩ. Nhiều người trong số họ là những cán bộ cốt cán của các dự án trọng điểm quốc gia, những người ưu tú trong các lĩnh vực khoa học. Quỹ học bổng quốc gia có quan hệ chặt chẽ và có hiệp định hợp tác với nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới, đồng thời ưu tiên chọn gửi đi đào tạo tại 7 lĩnh vực lớn đó là: Công nghệ thông tin truyền thông; Nông nghiệp kỹ thuật cao; Công nghệ sinh học và đời sống; Khoa học vật liệu và vật liệu mới; Năng lượng và môi trường; Khoa học công trình và xã hội học ứng dụng và những vấn đề liên quan WTO.
Chính sách khuyến tài của Trung Quốc tập trung vào “3 tài”, đó là: bồi dưỡng nhân tài là cơ sở, thu hút nhân tài là trọng điểm, dùng tốt nhân tài là then chốt. Chỉ có dùng tốt nhân tài mới có thể thu hút được nhân tài; chỉ có dùng tốt nhân tài mới có thể định hướng chính xác việc bồi dưỡng nhân tài. Dùng tốt nhân tài phải đẩy mạnh 6 mặt:
Một là, ra sức ủng hộ trí thức sáng tạo lập nghiệp, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển hóa thành quả khoa học kỹ thuật thành sức sản xuất;
Hai là, bảo hộ bản quyền tri thức, khuyến khích lấy kiến thức làm yếu tố sản xuất tham gia phân phối, thể hiện đầy đủ giá trị của kiến thức;
Ba là, thúc đẩy nhân tài luân chuyển hợp lí, cạnh tranh công bằng, hình thành cơ chế nhân tài ưu tú thể hiện hết được tài năng của mình;
Bốn là, thông thoáng các kênh lắng nghe ý kiến của đội ngũ trí thức, thúc đẩy dân chủ hóa, khoa học hóa quyết sách;
Năm là, tăng cường công tác tư tưởng chính trị đối với đội ngũ trí thức, dẫn dắt họ kết hợp một cách hữu cơ giữa thực hiện giá trị cá nhân với yêu cầu của Đảng và Nhà nước;
Sáu là, nỗ lực làm tốt các công tác phục vụ bảo đảm, tạo ra môi trường xã hội tốt đẹp cho đội ngũ trí thức thể hiện hết được tài năng, có tài năng là được sử dụng./.
----------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo của Hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc tháng 11-2011
2. Báo cáo của ông Trần Hậu Ngọc tại Bắc Kinh ngày 9-5-2008
3. Báo cáo của Bà Dương Tú Cầm, Tổng Thư ký Quỹ học bổng Quốc gia Trung quốc (CSC) trong buổi hợp báo vào ngày 29-5-2006
4. Trung Quốc tạo mạng lưới dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao. website: www.congluan.vn (Thứ Hai, 26-03-2012 - 3:00 PM)
5. Yidong Gong. Many Chinese science workers want to switch career, 25August 2009.
6. Ngô Minh Trí (Washington Post) – đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị ngày 02-7-2010
7.Trung Quốc đã đặt mục tiêu 5% dân số có hiểu biết về khoa học vào năm 2015. www. baodatviet.vn (01-06-2011).
Dĩ hoà vi quý  (31/05/2012)
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực, đào tạo theo nhu cầu xã hội  (30/05/2012)
Chủ tịch nước gặp gỡ đoàn đại biểu cựu tù chính trị  (30/05/2012)
Các nước SNG đã ký hàng chục văn kiện hợp tác  (30/05/2012)
Trao kỷ niệm chương hữu nghị tặng Đại sứ Hungary  (30/05/2012)
Bảo vệ quyền lợi du khách cần được đưa vào Luật  (30/05/2012)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên