Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
23:42, ngày 14-12-2018
TCCSĐT - Tư duy lý luận có vai trò quan trọng đối với cán bộ, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số, cụ thể là cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, bởi đây là địa bàn có vị trí quan trọng, chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Tây Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và một phần của Hòa Bình. Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối đồi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Về văn hóa, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của hơn 20 dân tộc anh em. Trong số đó, đông nhất là dân tộc Thái chiếm 32% dân số trong vùng; dân tộc Mường chiếm 24,8%; dân tộc Kinh chiếm 20,85%; dân tộc Hmông chiếm 13%; dân tộc Dao chiếm 3%; dân tộc Khơmú chiếm 1,1%; dân tộc Tày chiếm 1%... Mỗi dân tộc thường có truyền thống văn hóa, tín ngưỡng riêng, tạo cho nơi đây có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng. Chịu tác động của điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh đặc thù của Tây Bắc khiến đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, cán bộ người dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng và tác động lớn của các thiết chế xã hội truyền thống. Cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, đa phần là những người con được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trên vùng đất đặc thù của đất nước. Họ hoạt động trên địa bàn lãnh thổ rộng với mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp và trong môi trường văn hóa xã hội phong phú, đa dạng. Do vậy, cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc phải xử lý hàng loạt mối quan hệ xã hội khá phức tạp: giữa những người đồng tộc và khác tộc; xử lý hài hòa những phong tục, hủ tục, tập quán, tâm lý, thói quen giống nhau và khác nhau. Điều đó đòi hỏi họ không chỉ nắm vững đường lối, chính sách, pháp luật chung của Đảng, Nhà nước, mà còn phải có tư duy lý luận - nhằm nâng tầm nhận thức lên một trình độ mới về chất, không những nhận thức được thực chất của cái đã, đang có mà còn là cái sẽ xảy ra, tức là những tiên đoán khoa học về sự vật, hiện tượng - cũng như sự hiểu biết sâu sắc về dân tộc mình và các dân tộc anh em trên cùng địa bàn.
Thứ hai, cán bộ người dân tộc thiểu số có lối sống thẳng thắn, chân thật, mộc mạc, giản dị, trọng danh dự, có thái độ yêu, ghét rõ ràng đối với bạn và thù. Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự lực tự cường và có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Do vậy, cán bộ người dân tộc thiểu số không chỉ tuyên truyền mà còn thường xuyên phải trực tiếp tham gia công việc cụ thể với dân, tức là miệng nói, tay làm hướng dẫn đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba, cán bộ người dân tộc thiểu số ít có điều kiện thuận lợi để học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nên họ thường gặp khó khăn trong công tác và cuộc sống đời thường; có tư tưởng tự ti và ảnh hưởng của tâm lý, tập quán cũ, lạc hậu còn rơi rớt đã kìm hãm tính năng động trong suy nghĩ và hành động. Thậm chí, một bộ phận cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa còn bàng quan, thờ ơ trước cuộc sống, trước những chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Từ thế kỷ XIX, Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra rằng: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”(1). Nhận định đó đã được chứng minh trong thực tiễn phát triển và đổi mới của Việt Nam. Hiện nay, sau 30 năm Đổi mới, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, so với cả nước, vùng Tây Bắc hiện nay vẫn là vùng nghèo của cả nước về các chỉ tiêu từ sản xuất công, nông nghiệp, xây dựng đến hoạt động dịch vụ, du lịch. GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt khoảng 4.105.000 đồng, bằng 40,7% mức trung bình của cả nước, thấp nhất trong các vùng kinh tế. Đến năm 2016 tỷ lệ đói nghèo toàn vùng có giảm, nhưng 6 tỉnh thuộc vùng lõi Tây Bắc tỷ lệ nghèo, đói vẫn cao trên 20%. Nguồn thu ngân sách địa phương quá ít nên phải dựa vào ngân sách Trung ương là chính.
Nguyên nhân các địa phương trong vùng Tây Bắc đều có tỷ lệ hộ nghèo cao và có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất cả nước là do điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp, đất đai khô cằn, diện tích đất sản xuất giảm, chất lượng suy thoái; thiếu nguồn nước; do các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt như nóng, lạnh, lũ quét, sạt lở đất thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn đến tính mạng, sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới đói nghèo ở vùng Tây Bắc còn cao là yếu tố con người. Đặc biệt, nơi đây đang thiếu một đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ người dân tộc thiểu số có tầm nhìn chiến lược với tư duy lý luận đột phá.
Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là lực lượng đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân; đồng thời, cũng là người tổ chức cho nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Chỉ có đồng bào và cán bộ người dân tộc mình mới hiểu dân tộc mình sâu sắc nhất, để phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của dân tộc và mọi tiềm năng của quê hương mình trong việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”(2).
Thứ nhất, cán bộ người dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng và tác động lớn của các thiết chế xã hội truyền thống. Cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, đa phần là những người con được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trên vùng đất đặc thù của đất nước. Họ hoạt động trên địa bàn lãnh thổ rộng với mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp và trong môi trường văn hóa xã hội phong phú, đa dạng. Do vậy, cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc phải xử lý hàng loạt mối quan hệ xã hội khá phức tạp: giữa những người đồng tộc và khác tộc; xử lý hài hòa những phong tục, hủ tục, tập quán, tâm lý, thói quen giống nhau và khác nhau. Điều đó đòi hỏi họ không chỉ nắm vững đường lối, chính sách, pháp luật chung của Đảng, Nhà nước, mà còn phải có tư duy lý luận - nhằm nâng tầm nhận thức lên một trình độ mới về chất, không những nhận thức được thực chất của cái đã, đang có mà còn là cái sẽ xảy ra, tức là những tiên đoán khoa học về sự vật, hiện tượng - cũng như sự hiểu biết sâu sắc về dân tộc mình và các dân tộc anh em trên cùng địa bàn.
Thứ hai, cán bộ người dân tộc thiểu số có lối sống thẳng thắn, chân thật, mộc mạc, giản dị, trọng danh dự, có thái độ yêu, ghét rõ ràng đối với bạn và thù. Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự lực tự cường và có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Do vậy, cán bộ người dân tộc thiểu số không chỉ tuyên truyền mà còn thường xuyên phải trực tiếp tham gia công việc cụ thể với dân, tức là miệng nói, tay làm hướng dẫn đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba, cán bộ người dân tộc thiểu số ít có điều kiện thuận lợi để học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nên họ thường gặp khó khăn trong công tác và cuộc sống đời thường; có tư tưởng tự ti và ảnh hưởng của tâm lý, tập quán cũ, lạc hậu còn rơi rớt đã kìm hãm tính năng động trong suy nghĩ và hành động. Thậm chí, một bộ phận cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa còn bàng quan, thờ ơ trước cuộc sống, trước những chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Từ thế kỷ XIX, Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra rằng: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”(1). Nhận định đó đã được chứng minh trong thực tiễn phát triển và đổi mới của Việt Nam. Hiện nay, sau 30 năm Đổi mới, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, so với cả nước, vùng Tây Bắc hiện nay vẫn là vùng nghèo của cả nước về các chỉ tiêu từ sản xuất công, nông nghiệp, xây dựng đến hoạt động dịch vụ, du lịch. GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt khoảng 4.105.000 đồng, bằng 40,7% mức trung bình của cả nước, thấp nhất trong các vùng kinh tế. Đến năm 2016 tỷ lệ đói nghèo toàn vùng có giảm, nhưng 6 tỉnh thuộc vùng lõi Tây Bắc tỷ lệ nghèo, đói vẫn cao trên 20%. Nguồn thu ngân sách địa phương quá ít nên phải dựa vào ngân sách Trung ương là chính.
Nguyên nhân các địa phương trong vùng Tây Bắc đều có tỷ lệ hộ nghèo cao và có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất cả nước là do điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp, đất đai khô cằn, diện tích đất sản xuất giảm, chất lượng suy thoái; thiếu nguồn nước; do các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt như nóng, lạnh, lũ quét, sạt lở đất thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn đến tính mạng, sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới đói nghèo ở vùng Tây Bắc còn cao là yếu tố con người. Đặc biệt, nơi đây đang thiếu một đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ người dân tộc thiểu số có tầm nhìn chiến lược với tư duy lý luận đột phá.
Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là lực lượng đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân; đồng thời, cũng là người tổ chức cho nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Chỉ có đồng bào và cán bộ người dân tộc mình mới hiểu dân tộc mình sâu sắc nhất, để phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của dân tộc và mọi tiềm năng của quê hương mình trong việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”(2).
Thời gian qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Bắc quan tâm chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đến nay, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có tỷ lệ cơ cấu dân tộc khá hợp lý, được đào tạo cơ bản ngày càng tăng, qua đó chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao về nhiều mặt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, có trình độ năng lực nghiệp vụ và giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị, địa phương…
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, tại các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đa số đều có cán bộ người dân tộc thiểu số làm việc. Cán bộ người dân tộc thiểu số cấp tỉnh ở Hòa Bình là 357/1.283 cán bộ (chiếm tỷ lệ 27,82%); Yên Bái là 175/1.468 cán bộ (chiếm tỷ lệ 12%); Lai Châu là 1.332/6.787 cán bộ (chiếm tỷ lệ 19,62%)... Cán bộ người dân tộc thiểu số cấp huyện ở Hòa Bình là 790/1.078 cán bộ (chiếm tỷ lệ 73,28%); Lai Châu là 3.049/11.037 cán bộ (chiếm tỷ lệ 27,62%)... Cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã chiếm tỷ lệ cao, ở Sơn La có số cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã là 4.054/4.521 người, chiếm tỷ lệ cao nhất (89,67%), Điện Biên và Lai Châu cũng chiếm tỷ lệ trên 80%. Trong đó Sơn La là một tỉnh có nhiều đổi mới trong quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số; so với nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhiệm kỳ mới quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số cấp ủy cấp tỉnh là 52,7%; cấp ủy cấp huyện là 49,2%; cấp sở, ban, ngành là 29,8%; cấp ủy cấp xã là 88,8%(3)...
Tuy nhiên, một bộ phận khá lớn cán bộ còn hạn chế về năng lực tư duy, trình độ chuyên môn. Rõ nhất là năng lực điều hành, tổ chức và quản lý còn yếu; khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn còn chưa cao, lúng túng trong chỉ đạo, xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Thực tế cho thấy, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số trong tổng số cán bộ, công chức chung của địa phương tăng đáng kể, nhưng cơ cấu bất hợp lý. Số cán bộ dân tộc thiểu số nắm giữ các chức vụ chủ chốt ít; tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong cấp ủy, chính quyền còn thấp. Tỉnh Sơn La có 82% người dân tộc thiểu số nhưng tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số theo thống kê đến đầu năm 2015 chỉ chiếm 28,64% cán bộ cấp tỉnh và 37,13% cán bộ cấp huyện. Tỉnh Yên Bái có 54,16% đồng bào dân tộc nhưng mới chỉ có 37,3% cán bộ cấp chi ủy là người dân tộc; trong các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số chỉ có 17,28%. Điều này tác động đến lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đặc biệt khó khăn. Cần nói thêm, tại một số địa bàn phức tạp về tình hình an ninh, chính trị đều có một phần nguyên nhân từ đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở là người dân tộc thiểu số còn "mỏng" và yếu, như Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã chỉ rõ: "Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm”(4).
Thời gian qua, các tỉnh vùng Tây Bắc đã chú trọng xây dựng kế hoạch, quy hoạch, đào tạo, sử dụng con em người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các địa phương gặp "lực cản" khá lớn khi mặt bằng chung về dân trí, chất lượng nguồn nhân lực thấp, năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số còn yếu kém. Một số lượng không nhỏ cán bộ dân tộc thiểu số chưa qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, phần lớn trong số họ, bên cạnh sự hạn chế về tư duy lý luận, còn hạn chế về năng lực hoạt động thực tiễn. Trong tổng số 306 cán bộ được khảo sát, về trình độ văn hóa: tiểu học chiếm 16%, trung học cơ sở 58,8% và trung học phổ thông 23,2%. Về chuyên môn: chưa qua đào tạo chiếm 56,2%, sơ cấp 14,4%, trung cấp 28%, không có cán bộ đã tốt nhiệp đại học, cao đẳng. Về quản lý nhà nước: chưa qua đào tạo 66,67% và sơ cấp 21,3%. Về lý luận chính trị cũng có tới 56,2% chưa qua đào tạo, sơ cấp 19,6%, trung cấp 26,8%. Với trình độ văn hóa, chuyên môn còn yếu của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đã dẫn tới năng lực tư duy lý luận cũng hạn chế. Cụ thể là:
Một là, mức độ nắm bắt và chuyển hóa kiến thức lý luận thành tư duy, suy nghĩ còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn và bằng nhiều phương thức khác nhau. Một số cán bộ trưởng thành trong môi trường quân đội và lao động sản xuất trực tiếp, có trình độ chuyên môn thấp đã được đào tạo, bồi dưỡng dần trong quá trình công tác, song kiến thức không hệ thống và cơ bản; một số thuộc lớp trẻ được đào tạo về chuyên môn, nhưng kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý còn hạn chế. Số lượng cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc đã được đào tạo về lý luận chính trị cao cấp và cử nhân chính trị còn rất khiêm tốn (chưa qua đào tạo gần 60%), thậm chí ngay trong số những cán bộ đã được đào tạo đó không phải ai cũng đã nhận thức được thực chất khoa học của lý luận, chuyển hóa được những kiến thức lý luận thành tư duy, suy nghĩ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý.
Hai là, việc nhận thức và vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trên địa bàn vùng Tây Bắc còn có những biểu hiện giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa. Vùng Tây Bắc muốn phát triển kinh tế - xã hội thì trước hết phải nắm được tinh thần, thực chất, nội dung cốt lõi của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với thực tiễn của địa phương để xây dựng chủ trương, chính sách của tỉnh mình, huyện mình, xã mình cho phù hợp. Do đó, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý trong vùng cần phải có tư duy sáng tạo ở trình độ lý luận: tư duy chính bằng những khái niệm và tính biện chứng phản ánh trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của lối tư duy kinh nghiệm và giáo điều. Do đặc điểm của cán bộ người dân tộc thiểu số ít được học lý luận, chủ yếu họ trưởng thành trực tiếp từ trong quá trình lao động sản xuất, thiếu kiến thức chuyên môn sâu nên trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, về cơ bản họ vẫn sử dụng kinh nghiệm.
Ba là, năng lực tổ chức thực tiễn, tổng kết thực tiễn của cán bộ người dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập. Cuộc sống, thực tiễn vốn sinh động, phức tạp, phong phú và có quy luật riêng của nó. Không có năng lực tiếp cận thực tiễn ở cấp độ lý luận, chưa nhận thức được bản chất của vấn đề đa dạng, phong phú đang diễn ra trong địa phương, chưa nhận thức được thế mạnh mũi nhọn của tỉnh, huyện, xã mình quản lý thì việc tổ chức thực tiễn rất dễ rơi vào giáo điều, kinh nghiệm, chủ quan, giản đơn tùy tiện, thiển cận.
Về năng lực tổ chức thực tiễn, đại đa số cán bộ người dân tộc thiểu số biết tổ chức tốt phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo đảm an ninh - quốc phòng và đoàn kết cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, còn thiếu kiến thức lý luận về phát triển kinh tế, ổn định chính trị, nên việc xác định cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng trên địa bàn vùng Tây Bắc còn chưa phù hợp, chưa khai thác và phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh từng vùng, thu nhập bình quân vẫn thấp nhất trong cả nước, thu ngân sách không đủ chi, vẫn dựa vào Trung ương.
Về năng lực sơ kết, tổng kết của cán bộ người dân tộc thiểu số được thể hiện tương đối rõ trong các báo cáo (báo cáo tháng, báo cáo năm, báo cáo nhiệm kỳ...) của các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Nhìn chung, các báo cáo đã khái quát được tình hình thực tiễn địa phương, đánh giá được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, rút ra được các bài học kinh nghiệm. Song, chất lượng của báo cáo cũng đã phản ánh rõ những điểm yếu về năng lực sơ kết, tổng kết của cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là đối với cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã, yếu kém về năng lực tư duy lý luận. Mặc dù khả năng sơ kết, tổng kết tương đối toàn diện, nhưng thường sa vào liệt kê, mô tả sự việc, khả năng phân tích, khái quát những vấn đề bức xúc còn hạn chế, không chỉ ra được những vấn đề mấu chốt, nổi cộm; những nguyên nhân trực tiếp tác động mạnh mẽ và có tính quyết định những yếu kém, khuyết điểm.
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thời cơ nhưng cũng tiềm ẩn không ít những nguy cơ, thách thức đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và ổn định quốc phòng an ninh các địa phương vùng dân tộc Tây Bắc. Vấn đề nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc cán bộ dân tộc thiểu số phải có trình độ học vấn cơ bản, hiện đại, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải nắm vững tri thức lý luận và có kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt, vấn đề trang bị trình độ lý luận chính trị trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết để họ có thể nâng cao nhận thức chính trị, khắc phục lối tư duy kinh nghiệm, biết kế thừa, chọn lọc, phát triển và áp dụng khoa học vào thực tiễn, từng bước đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống. Thời gian tới, chúng ta tiếp tục cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ người dân tộc thiểu số đây là giải pháp cơ bản và bền vững cho nâng cao năng lực tư duy lý luận. Một trong những vấn đề mang tính nền tảng của nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay là công tác giáo dục, nâng cao dân trí, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ này.
Hai là, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số từ cơ sở đến huyện và tỉnh bảo đảm cơ cấu, số lượng, chất lượng theo ngành, vùng. Quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số bảo đảm cơ cấu, số lượng, chất lượng là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng cần thiết. Bởi nó mang tính tự giác, tính tổ chức cao, tính khoa học của quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ này ở các cấp từ cơ sở, đến huyện và tỉnh. Do vậy, xây dựng quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số phải dựa trên cơ sở khoa học, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo sao cho phù hợp với từng ngành, vùng, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng. Làm tốt công tác này sẽ tạo động lực cho cán bộ người dân tộc thiểu số tập trung học tập, nâng cao trình độ lý luận của bản thân.
Ba là, đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ người dân tộc thiểu số. Để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay, điều cơ bản và thiết yếu nhất cần đổi mới nội dung, phương pháp chương trình giáo dục lý luận chính trị cho phù hợp và thiết thực với đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Điều đó đòi hỏi phải có nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị bám sát tình hình thực tiễn cũng như đặc điểm của cán bộ người dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc. Khắc phục tình trạng kéo dài chương trình đào tạo lý luận, cái cần thì không được học, cái được học thì không sử dụng được hoặc có chăng chưa thật cần thiết. Điều đó dẫn tới sự nhàm chán, thoát ly thực tế, trong khi cán bộ người dân tộc thiểu số (nhất là cơ sở) còn thiếu và yếu, công việc bộn bề, thu xếp để đi học rất khó khăn. Ngoài việc trang bị những kiến thức cơ bản chung, cần trang bị kiến thức lý luận để có thể chủ động, tự tin, giải quyết tốt các vấn đề do thực tiễn đặt ra như: hoạch định phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phân tích, đánh giá những điểm mạnh và mặt yếu của địa phương, trên cơ sở đó xây dựng phương án phát triển vùng; biết triển khai chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, cũng cần trang bị cho cán bộ người dân tộc thiểu số một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý như: biết tiếp dân và thuyết phục được dân; biết xử lý các tình huống tranh chấp dân sự; hiểu biết các phong tục, tập quán, ngôn ngữ của các dân tộc anh em trên địa bàn mình phụ trách; biết làm công tác khuyến nông, khuyến lâm; có khả năng giám sát các chương trình, dự án phát triển tại địa phương; biết làm công tác giữ vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh... Đối với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa của Tây Bắc, cần tăng cường bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ công tác cho các đại biểu hội đồng nhân dân; giúp cho cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể người dân tộc thiểu số triển khai việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giải quyết tốt những tồn đọng khiếu kiện của dân; giúp đồng bào các dân tộc sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đó là những nội dung thiết thực mà cán bộ người dân tộc thiểu số cần được trang bị nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận của bản thân./.
-----------------------------------------------------
(1) C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập, T20, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1994, Tr.489
(2) Phạm Văn Đồng, Truyền thống tốt đẹp của Việt Nam: sự đoàn kết hòa hợp của các dân tộc anh em cùng nhau giữ nước và dựng nước, Báo Nhân dân ra ngày 15-01-1986, tr.3 - 4
(3) Xem TS. Cao Anh Đô: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc, http://tcnn.vn, 10-11-2016
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr 77
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, tại các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đa số đều có cán bộ người dân tộc thiểu số làm việc. Cán bộ người dân tộc thiểu số cấp tỉnh ở Hòa Bình là 357/1.283 cán bộ (chiếm tỷ lệ 27,82%); Yên Bái là 175/1.468 cán bộ (chiếm tỷ lệ 12%); Lai Châu là 1.332/6.787 cán bộ (chiếm tỷ lệ 19,62%)... Cán bộ người dân tộc thiểu số cấp huyện ở Hòa Bình là 790/1.078 cán bộ (chiếm tỷ lệ 73,28%); Lai Châu là 3.049/11.037 cán bộ (chiếm tỷ lệ 27,62%)... Cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã chiếm tỷ lệ cao, ở Sơn La có số cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã là 4.054/4.521 người, chiếm tỷ lệ cao nhất (89,67%), Điện Biên và Lai Châu cũng chiếm tỷ lệ trên 80%. Trong đó Sơn La là một tỉnh có nhiều đổi mới trong quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số; so với nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhiệm kỳ mới quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số cấp ủy cấp tỉnh là 52,7%; cấp ủy cấp huyện là 49,2%; cấp sở, ban, ngành là 29,8%; cấp ủy cấp xã là 88,8%(3)...
Tuy nhiên, một bộ phận khá lớn cán bộ còn hạn chế về năng lực tư duy, trình độ chuyên môn. Rõ nhất là năng lực điều hành, tổ chức và quản lý còn yếu; khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn còn chưa cao, lúng túng trong chỉ đạo, xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Thực tế cho thấy, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số trong tổng số cán bộ, công chức chung của địa phương tăng đáng kể, nhưng cơ cấu bất hợp lý. Số cán bộ dân tộc thiểu số nắm giữ các chức vụ chủ chốt ít; tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong cấp ủy, chính quyền còn thấp. Tỉnh Sơn La có 82% người dân tộc thiểu số nhưng tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số theo thống kê đến đầu năm 2015 chỉ chiếm 28,64% cán bộ cấp tỉnh và 37,13% cán bộ cấp huyện. Tỉnh Yên Bái có 54,16% đồng bào dân tộc nhưng mới chỉ có 37,3% cán bộ cấp chi ủy là người dân tộc; trong các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số chỉ có 17,28%. Điều này tác động đến lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đặc biệt khó khăn. Cần nói thêm, tại một số địa bàn phức tạp về tình hình an ninh, chính trị đều có một phần nguyên nhân từ đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở là người dân tộc thiểu số còn "mỏng" và yếu, như Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã chỉ rõ: "Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm”(4).
Thời gian qua, các tỉnh vùng Tây Bắc đã chú trọng xây dựng kế hoạch, quy hoạch, đào tạo, sử dụng con em người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các địa phương gặp "lực cản" khá lớn khi mặt bằng chung về dân trí, chất lượng nguồn nhân lực thấp, năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số còn yếu kém. Một số lượng không nhỏ cán bộ dân tộc thiểu số chưa qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, phần lớn trong số họ, bên cạnh sự hạn chế về tư duy lý luận, còn hạn chế về năng lực hoạt động thực tiễn. Trong tổng số 306 cán bộ được khảo sát, về trình độ văn hóa: tiểu học chiếm 16%, trung học cơ sở 58,8% và trung học phổ thông 23,2%. Về chuyên môn: chưa qua đào tạo chiếm 56,2%, sơ cấp 14,4%, trung cấp 28%, không có cán bộ đã tốt nhiệp đại học, cao đẳng. Về quản lý nhà nước: chưa qua đào tạo 66,67% và sơ cấp 21,3%. Về lý luận chính trị cũng có tới 56,2% chưa qua đào tạo, sơ cấp 19,6%, trung cấp 26,8%. Với trình độ văn hóa, chuyên môn còn yếu của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đã dẫn tới năng lực tư duy lý luận cũng hạn chế. Cụ thể là:
Một là, mức độ nắm bắt và chuyển hóa kiến thức lý luận thành tư duy, suy nghĩ còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn và bằng nhiều phương thức khác nhau. Một số cán bộ trưởng thành trong môi trường quân đội và lao động sản xuất trực tiếp, có trình độ chuyên môn thấp đã được đào tạo, bồi dưỡng dần trong quá trình công tác, song kiến thức không hệ thống và cơ bản; một số thuộc lớp trẻ được đào tạo về chuyên môn, nhưng kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý còn hạn chế. Số lượng cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc đã được đào tạo về lý luận chính trị cao cấp và cử nhân chính trị còn rất khiêm tốn (chưa qua đào tạo gần 60%), thậm chí ngay trong số những cán bộ đã được đào tạo đó không phải ai cũng đã nhận thức được thực chất khoa học của lý luận, chuyển hóa được những kiến thức lý luận thành tư duy, suy nghĩ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý.
Hai là, việc nhận thức và vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trên địa bàn vùng Tây Bắc còn có những biểu hiện giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa. Vùng Tây Bắc muốn phát triển kinh tế - xã hội thì trước hết phải nắm được tinh thần, thực chất, nội dung cốt lõi của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với thực tiễn của địa phương để xây dựng chủ trương, chính sách của tỉnh mình, huyện mình, xã mình cho phù hợp. Do đó, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý trong vùng cần phải có tư duy sáng tạo ở trình độ lý luận: tư duy chính bằng những khái niệm và tính biện chứng phản ánh trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của lối tư duy kinh nghiệm và giáo điều. Do đặc điểm của cán bộ người dân tộc thiểu số ít được học lý luận, chủ yếu họ trưởng thành trực tiếp từ trong quá trình lao động sản xuất, thiếu kiến thức chuyên môn sâu nên trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, về cơ bản họ vẫn sử dụng kinh nghiệm.
Ba là, năng lực tổ chức thực tiễn, tổng kết thực tiễn của cán bộ người dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập. Cuộc sống, thực tiễn vốn sinh động, phức tạp, phong phú và có quy luật riêng của nó. Không có năng lực tiếp cận thực tiễn ở cấp độ lý luận, chưa nhận thức được bản chất của vấn đề đa dạng, phong phú đang diễn ra trong địa phương, chưa nhận thức được thế mạnh mũi nhọn của tỉnh, huyện, xã mình quản lý thì việc tổ chức thực tiễn rất dễ rơi vào giáo điều, kinh nghiệm, chủ quan, giản đơn tùy tiện, thiển cận.
Về năng lực tổ chức thực tiễn, đại đa số cán bộ người dân tộc thiểu số biết tổ chức tốt phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo đảm an ninh - quốc phòng và đoàn kết cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, còn thiếu kiến thức lý luận về phát triển kinh tế, ổn định chính trị, nên việc xác định cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng trên địa bàn vùng Tây Bắc còn chưa phù hợp, chưa khai thác và phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh từng vùng, thu nhập bình quân vẫn thấp nhất trong cả nước, thu ngân sách không đủ chi, vẫn dựa vào Trung ương.
Về năng lực sơ kết, tổng kết của cán bộ người dân tộc thiểu số được thể hiện tương đối rõ trong các báo cáo (báo cáo tháng, báo cáo năm, báo cáo nhiệm kỳ...) của các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Nhìn chung, các báo cáo đã khái quát được tình hình thực tiễn địa phương, đánh giá được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, rút ra được các bài học kinh nghiệm. Song, chất lượng của báo cáo cũng đã phản ánh rõ những điểm yếu về năng lực sơ kết, tổng kết của cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là đối với cán bộ người dân tộc thiểu số cấp xã, yếu kém về năng lực tư duy lý luận. Mặc dù khả năng sơ kết, tổng kết tương đối toàn diện, nhưng thường sa vào liệt kê, mô tả sự việc, khả năng phân tích, khái quát những vấn đề bức xúc còn hạn chế, không chỉ ra được những vấn đề mấu chốt, nổi cộm; những nguyên nhân trực tiếp tác động mạnh mẽ và có tính quyết định những yếu kém, khuyết điểm.
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thời cơ nhưng cũng tiềm ẩn không ít những nguy cơ, thách thức đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và ổn định quốc phòng an ninh các địa phương vùng dân tộc Tây Bắc. Vấn đề nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc cán bộ dân tộc thiểu số phải có trình độ học vấn cơ bản, hiện đại, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải nắm vững tri thức lý luận và có kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt, vấn đề trang bị trình độ lý luận chính trị trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết để họ có thể nâng cao nhận thức chính trị, khắc phục lối tư duy kinh nghiệm, biết kế thừa, chọn lọc, phát triển và áp dụng khoa học vào thực tiễn, từng bước đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống. Thời gian tới, chúng ta tiếp tục cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ người dân tộc thiểu số đây là giải pháp cơ bản và bền vững cho nâng cao năng lực tư duy lý luận. Một trong những vấn đề mang tính nền tảng của nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay là công tác giáo dục, nâng cao dân trí, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ này.
Hai là, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số từ cơ sở đến huyện và tỉnh bảo đảm cơ cấu, số lượng, chất lượng theo ngành, vùng. Quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số bảo đảm cơ cấu, số lượng, chất lượng là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng cần thiết. Bởi nó mang tính tự giác, tính tổ chức cao, tính khoa học của quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ này ở các cấp từ cơ sở, đến huyện và tỉnh. Do vậy, xây dựng quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số phải dựa trên cơ sở khoa học, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo sao cho phù hợp với từng ngành, vùng, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng. Làm tốt công tác này sẽ tạo động lực cho cán bộ người dân tộc thiểu số tập trung học tập, nâng cao trình độ lý luận của bản thân.
Ba là, đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ người dân tộc thiểu số. Để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay, điều cơ bản và thiết yếu nhất cần đổi mới nội dung, phương pháp chương trình giáo dục lý luận chính trị cho phù hợp và thiết thực với đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Điều đó đòi hỏi phải có nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị bám sát tình hình thực tiễn cũng như đặc điểm của cán bộ người dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc. Khắc phục tình trạng kéo dài chương trình đào tạo lý luận, cái cần thì không được học, cái được học thì không sử dụng được hoặc có chăng chưa thật cần thiết. Điều đó dẫn tới sự nhàm chán, thoát ly thực tế, trong khi cán bộ người dân tộc thiểu số (nhất là cơ sở) còn thiếu và yếu, công việc bộn bề, thu xếp để đi học rất khó khăn. Ngoài việc trang bị những kiến thức cơ bản chung, cần trang bị kiến thức lý luận để có thể chủ động, tự tin, giải quyết tốt các vấn đề do thực tiễn đặt ra như: hoạch định phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phân tích, đánh giá những điểm mạnh và mặt yếu của địa phương, trên cơ sở đó xây dựng phương án phát triển vùng; biết triển khai chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, cũng cần trang bị cho cán bộ người dân tộc thiểu số một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý như: biết tiếp dân và thuyết phục được dân; biết xử lý các tình huống tranh chấp dân sự; hiểu biết các phong tục, tập quán, ngôn ngữ của các dân tộc anh em trên địa bàn mình phụ trách; biết làm công tác khuyến nông, khuyến lâm; có khả năng giám sát các chương trình, dự án phát triển tại địa phương; biết làm công tác giữ vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh... Đối với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa của Tây Bắc, cần tăng cường bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ công tác cho các đại biểu hội đồng nhân dân; giúp cho cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể người dân tộc thiểu số triển khai việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giải quyết tốt những tồn đọng khiếu kiện của dân; giúp đồng bào các dân tộc sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đó là những nội dung thiết thực mà cán bộ người dân tộc thiểu số cần được trang bị nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận của bản thân./.
-----------------------------------------------------
(1) C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập, T20, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1994, Tr.489
(2) Phạm Văn Đồng, Truyền thống tốt đẹp của Việt Nam: sự đoàn kết hòa hợp của các dân tộc anh em cùng nhau giữ nước và dựng nước, Báo Nhân dân ra ngày 15-01-1986, tr.3 - 4
(3) Xem TS. Cao Anh Đô: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc, http://tcnn.vn, 10-11-2016
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr 77
Đoạn tuyệt khúc buồn về “bệnh thành tích” trong giáo dục  (14/12/2018)
Tổ chức trọng thể Lễ tang đồng chí Nguyễn Văn Trân  (14/12/2018)
Mối quan hệ và sự chuyển hóa giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống  (14/12/2018)
Thủ tướng tiếp các Đại sứ Trung Quốc, Đan Mạch  (13/12/2018)
Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng  (13/12/2018)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm