Chủ động đổi mới để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của hệ thống chính trị cơ sở ở Đắk Nông
Vận dụng sáng tạo, tích cực đổi mới trong chỉ đạo, lãnh đạo
Khi mới thành lập (tháng 1-2004), toàn Đảng bộ tỉnh Đắk Nông có 302 tổ chức cơ sở đảng, gần 6.200 đảng viên, có 145 thôn, buôn, bon, tổ dân phố không có đảng viên; kinh tế - xã hội chậm phát triển, an ninh - quốc phòng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đời sống của người dân gặp không ít khó khăn... Trước tình hình ấy, Tỉnh ủy Đắk Nông xem nhiệm vụ cấp thiết là cần phải nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng trong toàn hệ thống chính trị. Để làm được điều đó, Tỉnh ủy Đắk Nông đã bám sát Nghị quyết số 17 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Chương trình hành động số 9 của Tỉnh ủy Đắk Lắk (cũ) và ngày 13-5-2004 ban hành Nghị quyết số 2 “về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị gắn với xây dựng thôn, buôn, bon, tổ dân phố vững mạnh toàn diện”. Quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị” và Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”; Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã xây dựng nghị quyết, chương trình hành động, ban hành những quyết sách phù hợp với tình hình thực tế địa phương để chỉ đạo, lãnh đạo.
Xuất phát từ thực tiễn của địa phương, Tỉnh ủy Đắk Nông còn chủ động xây dựng quy chế làm việc, bổ sung trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Bí thư, Phó bí thư…; điều chỉnh các mối quan hệ giữa Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị trong tình hình mới.
Trên tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và đổi mới, Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Theo đó, để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh đã tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt và làm tốt công tác tuyên truyền; cấp ủy, chính quyền, tổ chức các đoàn thể ở cơ sở đã xây dựng chương trình hành động phù hợp với từng loại hình cơ sở của mình để phát huy vai trò và sức mạnh của cả hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Tỉnh ủy rất xem trọng công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở và thực hiện thường xuyên; các đảng bộ huyện, thị làm tốt công tác sơ kết, tổng kết; Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn chỉ đạo phân công cán bộ phụ trách địa bàn; tổ chức kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với các buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhờ việc ban hành các nghị quyết, chương trình hành động phù hợp, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, công khai, dân chủ trong Đảng, trong xã hội... ngày càng được đổi mới nên quyền làm chủ của nhân dân được phát huy mạnh mẽ; tính năng động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và vai trò quản lý, giám sát của tổ chức đảng đối với đảng viên không ngừng được nâng cao.
Những kết quả đạt được thiết thực và rõ nét
Hội đồng nhân dân tỉnh tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trong việc thực hiện chức năng giám sát theo quy định của pháp luật; duy trì tốt công tác điều phối giữa các phòng, ban trong việc phân công, thẩm tra các báo cáo, đề án và dự thảo nghị quyết trình ra các kỳ họp. Ban cán sự Đảng của Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo triển khai thực hiện tốt các nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Các cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các cấp chính quyền. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể quần chúng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nắm vững và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng chính sách và pháp luật của Nhà nước; phát huy được vai trò tập hợp, vận động đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tập trung đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn. Công tác tổ chức, xây dựng Đảng đã được Đảng bộ tỉnh hết sức chú trọng, hai năm gần đây, toàn tỉnh đã phát triển, thành lập thêm 1 đảng bộ trực thuộc; 85 tổ chức cơ sở đảng; 10 đảng bộ xã, phường, thị trấn; 100% thôn, bon, buôn, tổ dân phố có chi bộ; kết nạp hơn 4.000 đảng viên… Đến nay, sau hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành, mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm sâu sát từ Trung ương, sự nỗ lực, sáng tạo của toàn Đảng bộ, chính quyền địa phương, tỉnh Đắk Nông đã có 13 đảng bộ trực thuộc, 435 tổ chức cơ sở đảng, hơn 17.000 đảng viên; 100% thôn, buôn, bon, tổ dân phố có chi bộ độc lập.
Có thể khẳng định rằng, với việc không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, thời gian qua, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đem lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của tỉnh. Đáng chú ý, các đảng bộ xã, phường, thị trấn cơ bản phát huy được vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện lĩnh vực công tác ở cơ sở; phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện có hiệu qủa các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Cùng với những kết quả đạt được, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông đã nhìn thấy một số hạn chế, tồn tại cần sớm khắc phục như nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, cán bộ, đảng viên chưa sâu sắc, còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện. Công tác tổ chức, cán bộ chưa đồng bộ, thiếu tính chiến lược. Việc thực hiện cải cách hành chính còn chậm so với yêu cầu. Năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền một số nơi còn nhiều hạn chế. Tác phong, lề lối làm việc của không ít cán bộ, công chức còn chưa khoa học, vẫn còn hiện tượng phiền hà nhân dân. Mặt trận và các tổ chức đoàn thể có lúc, có nơi chưa phát huy hết vai trò, chức năng.
Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
1. Phải thật sự quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức chính trị và năng lực công tác; phát huy tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây dựng cấp ủy vững mạnh. Trước hết, đồng chí bí thư cấp ủy phải thật sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực lãnh đạo, có khả năng quy tụ, phát huy sức mạnh của tập thể cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cấp ủy phải là tập thể đoàn kết, thống nhất cao, có trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị một cách sáng tạo, hiệu quả.
2. Sự lãnh đạo của Đảng luôn được tăng cường, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Các nghị quyết đề ra phải cụ thể và sát, đúng với tình hình thực tế địa phương, có tính khả thi cao. Trong lãnh đạo phải gắn liền với công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể; làm tốt việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung nhiệm vụ, giải pháp kịp thời.
3. Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt của các cấp ủy, chi bộ; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phát huy vai trò cá nhân phụ trách; từng tổ chức đảng và đảng viên bám vào quy chế hoạt động, lấy việc thực hiện quy chế là yêu cầu bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và là căn cứ để đánh giá cán bộ, đảng viên một cách nghiêm túc, khen, chê rõ ràng, kịp thời.
4. Chăm lo, xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, thật sự là chính quyền "của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân"; củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ xã, phường, thị trấn đến thôn, buôn, bon, tổ dân phố đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những biểu hiện gây phiền hà và nhũng nhiễu nhân dân trong việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện làm việc, bảo đảm phục vụ tốt các hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
5. Chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác tập hợp, vận động quần chúng. Thường xuyên bám sát cơ sở, gần dân, sâu sát dân, kịp thời tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể và những giải pháp, nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của hệ thống chính trị ở cơ sở
Một là, tăng cường và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tư tưởng, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Theo đó, kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới phương pháp, nội dung bồi dưỡng cán bộ làm công tác tư tưởng, tuyên giáo ở cơ sở, tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong các cơ quan làm công tác chính trị, tư tưởng; cấp ủy các cấp phải nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên có biểu hiện vi phạm nguyên tắc Đảng; nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân với Đảng.
Hai là, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, cũng như số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, thực hiện hiệu quả tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”. Chú trọng công tác kiếm tra, giám sát, sơ tổng kết; kịp thời bổ sung, uốn nắn những lệch lạc để đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống.
Ba là, quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở; Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải đạt chuẩn; Làm tốt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động và luân chuyển cán bộ.
Bốn là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở từng bước vững mạnh toàn diện.
Năm là, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội trong toàn tỉnh. Trong đó, đa dạng hóa các hình thức vận động; phát huy các hình thức tự quản của cộng đồng dân cư, coi trọng vai trò các già làng, trưởng bon, những người có uy tín ở cộng đồng dân cư. Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc./.
Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh lao động gắn liền với phát triển kinh tế đất nước bền vững  (03/01/2013)
Tác động tương hỗ của các yếu tố dân số và phát triển  (03/01/2013)
Đánh giá kinh tế nước ta năm 2012 qua các sự kiện tiêu biểu  (03/01/2013)
Đánh giá kinh tế nước ta năm 2012 qua các sự kiện tiêu biểu  (03/01/2013)
Năm 2013: Hà Nội nỗ lực bảo đảm giao thông  (02/01/2013)
Thành lập 8 đoàn thanh tra thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán  (02/01/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên