Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển con người
TCCS - Lĩnh vực giáo dục và đào tạo được huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) xác định có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04-11-2013, “ Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thời gian qua được cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị huyện Bình Liêu xác định là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển con người toàn diện.
Khái quát một số thành tựu và hạn chế cơ bản
Về quy mô giáo dục: Trước khi thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, toàn huyện Bình Liêu có 27 trường; 08/08 xã, thị trấn có đủ trường học độc lập hoặc liên cấp (cả ba cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở); cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng tối thiểu nhu cầu dạy và học; 08/27 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 29,63%); đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 100% đạt chuẩn theo Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14-6-2005, của Quốc hội;... Sau khi thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, trên tinh thần tinh gọn tổ chức, tập trung vào nâng cao chất lượng, hiệu quả, quy mô, mạng lưới trường, lớp là 24 trường. Năm 2022, huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi với 100%; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp luôn trên 99,7%, tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi đi học chuyên cần 100%. Năm 2018, huyện đã đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và luôn được duy trì được mức độ phổ cập này. Từ cuối năm 2013, đầu năm 2014, toàn huyện đã điều tra chi tiết số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi (15 - 60) với tỷ lệ mù chữ độ tuổi 15 - 60 là 2.306/19.861, chiếm 11,61%. Đây là tỷ lệ mù chữ cao so với các địa phương trong tỉnh. Trước thực trạng nêu trên, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 913/KH-BCĐ, ngày 13-10-2014, về việc xóa mù chữ và chống mù chữ trên địa bàn huyện. Kết quả, đến năm 2022, huyện đã đạt chuẩn phổ cập xóa mù chữ mức độ 2 với 100% số xã, thị trấn, trong đó: tỷ lệ trong độ tuổi từ 15 đến 60 biết chữ là 21.555 người/21.772 người, đạt 99,00%, tăng 0,8% so với năm 2018 và tăng 10,61% so với năm 2013. Tính đến năm 2023: Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học đạt trên 99%. Kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa, khoa học - kỹ thuật cấp huyện và cấp tỉnh đều tăng. 100% các trường trung học cơ sở đã thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên được đẩy mạnh, 100% cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị (đạt chỉ tiêu); 100% giáo viên được tham dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ (đạt chỉ tiêu). Tính đến tháng 4-2023, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành là 816 người. Tỷ lệ cán bộ quản lý đạt chuẩn 100%, giáo viên đạt chuẩn 87,99%. Tỷ lệ trình độ cao cấp lý luận chính trị trong ngành giáo dục đạt 0,48%, trung cấp lý luận chính trị đạt 12,2%.
Về giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên: Huyện thường xuyên chỉ đạo ngành giáo dục - đào tạo cùng với Hội Khuyến học huyện Bình Liêu thực hiện nhiều giải pháp tích cực cùng với các địa phương, đơn vị, các tổ chức đoàn thể, nhân dân và cơ quan truyền thông đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển đa dạng, phong phú cả về hình thức và nội dung nên đã thu hút và khích lệ tinh thần thi đua học tập của mọi tầng lớp nhân dân; chỉ đạo định hướng, lựa chọn các ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy vai trò của các trung tâm học tập cộng đồng trong việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động, góp phần tích cực xây dựng xã hội học tập; chú trọng đào tạo nghề kết hợp với dạy văn hóa. Từ năm 2020 - 2022, huyện đã tạo việc làm mới cho 1.238/1.200 lao động (đạt 103,16% kế hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra).
Một trong những điển hình của hoạt động gắn giáo dục trong nhà trường với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, của thị trường lao động thể hiện ở Quy chế phối hợp giữa Huyện ủy Bình Liêu và Đảng ủy Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam. Từ năm 2020 - 2023 đã tổ chức 47 hội nghị tư vấn trực tiếp đến các thôn, bản, khu phố về tuyển sinh đào tạo, đưa lao động đi làm việc tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, đã có 343 lao động làm việc tại Tập đoàn. Năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt tổ chức 07 hội nghị tư vấn tuyển lao động làm việc tại công ty với 247 lao động tham gia. Kết quả, đã có 109 lao động đi làm việc tại Công ty.
Về cơ sở vật chất các trường: 100% các trường đủ điều kiện về thiết bị dạy học để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh hệ thống trường học đạt chuẩn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu học tập và nhu cầu nội trú, bán trú của học sinh, huyện phấn đấu xây dựng các phòng học thông minh, trường học thông minh, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục làm cơ sở nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Cơ sở vật chất các trường được tăng cường, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Các trường, điểm trường đều có công trình nước sạch và nhà vệ sinh (toàn huyện có 114 công trình vệ sinh, công trình nước sạch). Tất cả các trường đều có phòng thư viện (trong đó có 09 phòng thư viện đạt chuẩn) phục vụ nhu cầu đọc và mượn sách của giáo viên, học sinh. Hầu hết khuôn viên các trường, điểm trường đều có cây xanh bóng mát. Trang thiết bị dạy học được quan tâm và đầu tư mua sắm tương đối đầy đủ, phục vụ kịp thời cho việc dạy và học. Có đủ bàn ghế, phòng học; 100% các lớp học đều dùng bảng chống lóa; 100% học sinh đều có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
Bài học kinh nghiệm rút ra
Một là, đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học
Thực hiện tinh thần này của Nghị quyết số 29-NQ/TW, Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa phổ thông huyện Bình Liêu, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện theo đúng yêu cầu đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo. Xây dựng đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và đầu tư cơ sở vật chất trường học, bảo đảm các điều kiện để nâng cao chất lượng chương trình giáo dục phổ thông. Hằng năm, giao dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; theo đó, giao dự toán kinh phí tự chủ đến từng trường để thực hiện nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Đổi mới các hình thức giáo dục (trực tuyến, trực tiếp) đồng thời với nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các chuyên đề, tập huấn, tọa đàm trao đổi về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học; đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học kịp thời phù hợp với thực tế tại địa phương, nhà trường. Chú trọng các yêu cầu học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội, nhằm phát huy phẩm chất, năng lực người học. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh, mục tiêu kiểm tra đánh giá hướng tới năng lực và phẩm chất dựa trên cơ sở hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản thông qua các môn học và hoạt động giáo dục.
Dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với việc triển khai, thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Chỉ đạo 100% các nhà trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học từ dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác, xây dựng các chủ đề học tập tích hợp liên môn, phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, qua đó tăng kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức các bộ môn đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Hai là, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.
Các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập một cách toàn diện, thu hút và khích lệ tinh thần thi đua học tập trong các tầng lớp nhân dân, xây dựng môi trường học tập lành mạnh.
Ba là, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất.
Trong 10 năm qua, Ủy ban nhân dân huyện đã tích cực chỉ đạo chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương nền nếp công vụ, đạo đức nhà giáo, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh công sở, môi trường văn hóa trường học, đặc biệt là công tác dạy thêm, học thêm trái quy định trên địa bàn. Hằng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với các phòng, ban, đơn vị; chỉ đạo Phòng Giáo dục - đào tạo Bình Liêu kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra toàn diện tại các nhà trường bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Qua kiểm tra, hầu hết các trường học đã xây dựng kế hoạch năm học, phân công rõ trách nhiệm cho cán bộ quản lý và giáo viên trong triển khai nhiệm vụ; thực hiện đúng định mức thu, chi kinh phí; không để phát sinh những bức xúc, dư luận trái chiều trong nhân dân trên địa bàn huyện.
Bốn là, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bảo đảm chuẩn hóa, từng bước nâng cao tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn; nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Hằng năm, rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp, điều chuyển, luân chuyển hợp lý; thực hiện tốt Đề án luân chuyển cán bộ, giáo viên. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 185/ĐA-UBND, ngày 31-01-2019, của Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu, về việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành giáo dục và đào tạo huyện Bình Liêu giai đoạn 2018 - 2021 và định hướng đến năm 2025. Đề án số 700/ĐA-UBND, ngày 31-01-2019, của Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu về việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành giáo dục và đào tạo huyện Bình Liêu giai đoạn 2018 - 2021 và định hướng đến năm 2025.
Để đáp ứng giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngay từ đầu các năm học, huyện đã tạo điều kiện cho 100% giáo viên tham gia tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Năm học 2020 - 2021 bắt đầu triển khai thay sách và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1; năm học 2021 - 2022 triển khai ở các lớp 1, 2, 6; năm học 2022 - 2023 triển khai ở các lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10. Ngành giáo dục và đào tạo Bình Liêu đã cử giáo viên tập huấn thay sách giáo khoa, tham gia học bồi dưỡng để dạy các môn tin học, khoa học tự nhiên, lịch sử, địa lí, nghệ thuật,… bảo đảm tất cả các lớp đều có đủ giáo viên đáp ứng theo chương trình./.
Quảng Ninh đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân  (16/11/2024)
Khơi dậy tiềm năng du lịch văn hóa để phát triển bền vững  (15/11/2024)
Quảng Ninh: An sinh bảo đảm, phúc lợi nâng cao, nhân dân hạnh phúc  (10/11/2024)
- Quyết tâm đưa Vĩnh Phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tỉnh Vĩnh Phúc và iMarket Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp và sân golf
- Vĩnh Phúc sẽ phân bổ, giao chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án trước ngày 31-12-2024
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
- Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm