“Khiêm tốn”
Một trong những bài học đầu tiên, mà ai cũng thuộc lòng ngay từ thuở ấu thơ, đó là cần rèn đức tính khiêm tốn (cùng với thật thà, dũng cảm). Ấy vậy mà trong xã hội, nhiều người dù thành đạt, thậm chí đến tuổi “lên lão” lại chưa hiểu đúng, đủ về hai chữ “khiêm tốn”.
Có hiện tượng hạ thấp ý nghĩa của sự khiêm tốn, cũng như hiểu sai về vấn đề lễ nghĩa, văn hóa, để rồi cho rằng khiêm tốn là không được thể hiện mình, không được đi trước người khác trong công việc. Thậm chí lấy đó làm lý do buộc người khác (thường là cấp dưới, người yếu thế hơn,...) phải nín nhịn, nghe theo, vâng lệnh răm rắp.
Có những người lại dùng vỏ bọc “khiêm tốn” để trốn tránh trách nhiệm, ra vẻ đề cao người khác cốt để bản thân “ngồi mát”. Ngược lại, có những người lại cho rằng khiêm tốn làm mất đi giá trị cá nhân nên phải thể hiện sự “sáng chói” của mình, đầy hãnh tiến, kiêu ngạo.
Cũng thật lạ khi đức tính vô cùng tốt đẹp là khiêm tốn lại bị lạm dụng với ý nghĩa là “hạn chế”, “nhỏ bé”. Chúng ta thường xuyên được nghe những câu đại loại như: thành tích còn khiêm tốn, kết quả còn khiêm tốn,... với ý nghĩa là những gì đạt được còn nhỏ bé, chưa xứng tiềm năng.
Vậy, cần hiểu khiêm tốn sao cho đúng; vì sao khiêm tốn là một đức tính quan trọng hàng đầu, nhất là đối với cán bộ, đảng viên?
Trong Từ điển tiếng Việt, khiêm tốn là “có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho là mình hơn người”; trái nghĩa với nó là kiêu căng, kiêu ngạo. C. Mác cho rằng: Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa. Ph. Ăng-ghen cũng từng nói: Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi được hỏi về khiêm tốn đã trả lời rằng: Khiêm tốn là nền tảng đạo đức của cả dân tộc Việt Nam; đối với bản thân thì bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình; đối với đồng chí và bạn bè thì ai cũng là thầy học của mình, tìm cho được điều mình phải học tập; đối với kẻ thù cần biết cái mạnh của địch, cái yếu của ta. Đảng ta khi xây dựng khung tiêu chí đánh giá cán bộ cũng nêu rõ yêu cầu: Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị.
Khiêm tốn luôn gắn với thật thà, trung thực, với văn hóa, với lối sống nghĩa tình, thủy chung, lễ nghĩa, tôn trọng người khác, nhất là với những người hiền tài và với nhân dân. Khiêm tốn giúp xử thế giữa con người với nhau, giữa đảng viên với nhân dân, giữa lãnh đạo với cấp dưới,... chan hòa tình đồng chí, đồng tình, đồng thuận.
Khiêm tốn cũng luôn gắn với dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; tận tụy với công việc, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; lấy cái chung đặt trên cái riêng nhưng cần nỗ lực bởi từ sự cống hiến của mỗi cá nhân mới đem tới thành công chung của tập thể.
Khiêm tốn là hết lòng, hết sức trong công việc, vì việc công, vì xã hội, vì mục tiêu, lý tưởng nhưng không khoe khoang thành tích, không tự đề cao, tôn vinh bản thân. Khiêm tốn là để tập thể đánh giá, suy tôn mình; để tự những thành công của mình được tỏa sáng theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”. Nó khác xa với các thói kiêu ngạo, tự mãn lẫn tự ti, né tránh.
Khiêm tốn đó là sự tự đánh giá về bản thân mình, về công việc mình làm một cách công tâm, khoa học, đủ lý lẫn tình, thể hiện sự khiêm nhường. Chẳng hạn như câu nói mà người đứng đầu Đảng ta hiện nay thường nhắc khi đánh giá sự phát triển của đất nước: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Lời nói đó thực sự mang đúng ý nghĩa khiêm tốn, đồng thời cũng khẳng định những kết quả, thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà chúng ta đạt được qua hơn 35 năm đổi mới, khẳng định sự kiêu hãnh của dân tộc ta trên bước đường thành công./.
Chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19 là tiêu chí bắt buộc trong đánh giá, xếp loại thi đua hằng năm của cán bộ, nhân viên tỉnh Quảng Ninh  (16/12/2021)
Thừa chỉ trích, thiếu trách nhiệm  (15/12/2021)
Đừng để lãng phí… niềm tin!  (14/12/2021)
Danh dự  (09/12/2021)
Hòn đá và nhân tài  (08/11/2021)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay