Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia
TCCS - Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 06 và đáp ứng tình hình thực tiễn thực hiện đề án, ngày 21-6-2022, Đảng ủy Công an thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 10-NQ/ĐUCA, Về tăng cường sự lãnh đạo đối với việc thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”, đúng tiến độ đã đề ra.
Chủ động, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ
Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06). Trong đó, Thủ đô Hà Nội được Chính phủ lựa chọn là đơn vị làm mẫu, làm điểm thực hiện Đề án 06 để nhân rộng ra cả nước.
Mục tiêu tổng quát của Đề án 06 là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Với mục tiêu chung của đề án năm 2022, hoàn thành tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số Chứng minh nhân dân (9 số) với Căn cước công dân trên cổng Dịch vụ công quốc gia, Đề án 06 đang bước vào giai đoạn “then chốt”, các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp hơn và cũng chưa có trong tiên lệ, nếu không tập trung thực hiện sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ, tiến độ của đề án.
Do vậy, để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực Đề án 06 của thành phố Hà Nội, bảo đảm là đơn vị gương mẫu, đi đầu trong toàn quốc, cấp ủy các cấp Công an thành phố Hà Nội đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với cấp ủy các sở, ban, ngành Thành phố Hà Nội nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tham mưu, triển khai thực hiện Đề án 06, Quyết định số 10695; Kế hoạch số 54/KH-UBND, ngày 17-2-2022, của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 6-1-2022, của Thủ tướng Chính phủ gắn với Luật Cư trú, Luật Căn cước Công dân và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các chương trình công tác của Đảng ủy Công an Trung ương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an thành phố.
Cấp ủy các cấp, thủ trưởng các đơn vị thuộc Công an thành phố Hà Nội nhận luôn thức sâu sắc, đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của Đề án 06 xuyên suốt theo 4 cấp công an; xác định việc thực hiện Đề án là một trong những công tác trọng tâm của năm 2022 và những năm tiếp theo, từ đó, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Đề án 06, Quyết định số 10695 với các biện pháp, giải pháp linh hoạt, nhiệm vụ, lộ trình, thời gian cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ đơn vị thực hiện, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành sớm các mục tiêu, nhiệm vụ được xác định trong Đề án 06 và Quyết định 10695. Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo và phân công trách nhiệm cụ thể từng nội dung công việc gắn với tiến độ hoàn thành, để đạt được những kết quả cụ thể, qua đó tạo dấu ấn lan tỏa trong các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đề án.
Công an thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Đảng ủy Công an Trung ương, Thành ủy Hà Nội về cải cách hành chính; đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Đề án số 06, Quyết định 10695… Phối hợp nghiên cứu, rà soát, tham mưu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan đến Đề án 06, Quyết định 10695 của Bộ Công an, việc khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và phát triển kinh tế - xã hội... đồng thời chỉ đạo rà soát và chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót đã chỉ ra trong công tác “làm sạch” dữ liệu; thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Công an về bổ sung, cập nhật dữ liệu dân cư, bảo đảm luôn “đúng, đủ, sạch, sống” gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và từng cá nhân phụ trách; gắn kết chặt chẽ công tác bổ sung, cập nhật dữ liệu với nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú, quản lý đối tượng, quản lý địa bàn và công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
Cùng với quá trình này Công an thành phố cũng phối hợp với các bộ phận chức năng của Bộ Công an, các sở, ngành có liên quan tham mưu, triển khai thực hiện việc kết nối, tích hợp, khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố phục vụ 5 nhóm tiện ích đã xác định trong Đề án 06.
Bên cạnh đó, Công an thành phố Hà Nội cũng tăng cường tham mưu thực hiện việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Bộ Công an về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi, chức năng quản lý. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các dịch vụ công của lực lượng công an nhân dân trên môi trường số theo đúng tiến độ, cải cách triệt để các thủ tục, quy trình, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy nhanh chuyển đổi trạng thái từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường số, tiến hành số hóa các dữ liệu, nhất là để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, hạn chế tiếp xúc công dân tại trụ sở.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06, các cấp ủy, các đơn vị Công an thành phố Hà Nội luôn xác định lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số, giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà, hướng tới mục tiêu minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước…
Bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”
Từ sự chủ động và quyết tâm hành động như vậy, nên trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ và phát huy tốt vai trò Cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân dân thành phố triển khai Đề án 06 trên địa bàn thành phố. Việc cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử, Công an thành phố đã thực hiện theo đúng chỉ tiêu đề ra, tính đến nay, Công an thành phố đã cấp căn cước công dân đợt thứ 4 tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã; đã viết phần mềm trên Cổng Thông tin điện tử Công an thành phố để lực lượng cảnh sát khu vực, công an xã cập nhật căn cước công dân đã trả và chưa trả cho công dân, để công dân biết cách thức tra cứu thông tin; đã thực hiện cao điểm cấp căn cước công dân gắn chíp cho đối tượng thuộc nhóm ưu tiên 1 (công dân sinh năm 2004 đến 2007) để phục vụ cho kỳ thi trung học phổ thông, trung học cơ sở năm 2022… Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết hơn 3,4 triệu hồ sơ đề nghị cấp định danh điện tử; đối với căn cước công dân gắn chíp, thu nhận được hơn 6 triệu dữ liệu. Tính đến ngày 24-8-2022, toàn thành phố Hà Nội đã cập nhật 191.566 thẻ căn cước công dân. Trong đó, đã trả 135.451 thẻ căn cước công dân cho công dân.
Công an thành phố đã triển khai Kế hoạch số 135, ngày 16-6-2022 và yêu cầu công an các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai, chủ động tổ chức kiểm tra, phúc tra kết quả thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư trú, cấp căn cước công dân và thu thập, cập nhật thông tin dân cư, làm sạch dữ liệu trên địa bàn. Đồng thời thành lập 3 đoàn kiểm tra của Công an thành phố để phúc tra kết quả thực hiện của công an cấp huyện, cấp xã…
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế, như: hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền kết nối hệ thống mạng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các dịch vụ công thiết yếu, các dịch vụ công 3, 4 đôi lúc còn hoạt động chập chờn, dẫn đến tốc độ truy xuất, tra cứu thông tin còn chậm, ảnh hưởng đến thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; trang thiết bị phục vụ Đề án 06, như máy tính, máy in, máy scan... số lượng hạn chế, đã cũ, một số đã xuống cấp cần sửa chữa, nâng cấp và bổ sung mới; cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trụ sở tiếp dân còn thiếu thốn, eo hẹp…
Khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án 06, Công an thành phố quyết tâm bảo đảm 3 nguyên tắc, đó là: Bảo đảm chặt chẽ đúng pháp luật, đúng quy trình và ứng dụng dữ liệu vào cuộc sống; Bên cạnh đó phải bảo đảm bảo mật tuyệt đối thiết bị đầu ra, đầu vào ở cấp xã, phường; không được để cán bộ chiến sỹ tiêu cực. Thực hiện được nhiệm vụ “khi người dân cần công an có, khi người dân khó có công an” và luôn bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”, quyết tâm khắc phục khó khăn, cố gắng cao độ để hoàn thành mục tiêu của đề án./.
Đối ngoại Hà Nội: Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tạo nguồn lực và thúc đẩy Thủ đô phát triển  (02/10/2022)
Ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống thành phố Hà Nội - triển vọng và thách thức sau đại dịch COVID-19  (01/10/2022)
Một số giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới  (01/10/2022)
Kinh tế đối ngoại Hà Nội trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế  (29/09/2022)
Cơ cấu lại nông nghiệp Hà Nội dựa trên lợi thế so sánh  (29/09/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam