Vĩnh Phúc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
TCCS - Đi qua những ngày khó khăn của dịch bệnh COVID-19, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều tín hiệu tích cực, nhất là thu hút DDI. Trong 8 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã thu hút được 21 dự án DDI, trong đó có 14 dự án cấp mới, 7 dự án điều chỉnh vốn, với tổng vốn đăng ký 9.797 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với mục tiêu năm 2022 và tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết tháng 8 năm 2022, các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc thu hút 426 dự án đầu tư, trong đó có 87 dự án DDI và 339 dự án FDI. Riêng về thu hút vốn FDI của tỉnh đã đạt 87% kế hoạch năm với 15 dự án đầu tư mới và 24 dự án điều chỉnh tăng vốn, trong đó tập trung vào các nhóm ngành: Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử, máy tính, may mặc, vật liệu xây dựng và chế biến các sản phẩm công nghiệp khác.
Đặc biệt, trong số các dự án FDI mới, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 2 dự án có tổng vốn đầu tư trên 50 triệu USD là dự án nhà máy Ojitex Vĩnh Phúc của Công ty TNHH Ojitex Hải Phòng, tổng vốn đầu tư 58 triệu USD, chuyên gia công các sản phẩm bao bì chất lượng cao và dự án sản xuất, kinh doanh ghế Sofa, đệm và trang trí nội thất của Nitori Việt Nam, tổng vốn đầu tư 61,5 triệu USD.
Đón đầu xu hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI, Vĩnh Phúc đã linh hoạt triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư. Ngày 7-4-2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022. Cuối tháng 6-2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức Hội nghị “Vĩnh Phúc trong kết nối hợp tác và phát triển Việt Nam – Nhật Bản”.
Mới đây, kỷ niệm 77 năm Quốc khánh 2-9, Công ty cổ phần Tập đoàn CNC Tech đã khởi công xây dựng tổ hợp công nghiệp công nghệ CNC Tech Global tại Khu công nghiệp Bá Thiện 1 nhằm thu hút các dự án đầu tư có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, cơ khí, điện tử, bán dẫn, thiết bị y tế, đào tạo lao động, nông nghiệp công nghệ cao vừa tạo ra giá trị kinh tế cao vừa thân thiện với môi trường. Đồng thời, thúc đẩy tiến trình chuyển giao khoa học và công nghệ, cân bằng dòng vốn FDI và DDI gắn với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp. Theo dự kiến, trong tháng 9-2022, Ban quản lý các khu công nghiệp sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 đến 5 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 3 đến 4 dự án, với tổng vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng vốn là 15 đến 20 triệu USD và 100 tỷ đồng.
Để năm 2022 thu hút đầu tư đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã hoàn thành dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách thu hút dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021 - 2030. Tiếp tục chỉ đạo các công ty phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và thực hiện các thủ tục xây dựng tại các khu công nghiệp: Sơn Lôi, Sông Lô I, Sông Lô II, Tam Dương I- khu vực 2, Nam Bình Xuyên để thực hiện khởi công xây dựng như tiến độ cam kết; đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại của các khu công nghiệp: Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện II, Tam Dương II - khu A, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư./.
Nguyễn Việt (tổng hợp)
Vĩnh Phúc hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025  (10/09/2022)
Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Luông Nậm Thà (Lào) thăm và làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc (Việt Nam)  (08/08/2022)
Trên 16.400 hộ được thụ hưởng vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc  (03/08/2022)
Nâng tầm giá trị sản phẩm sữa bò Tam Đảo  (02/08/2022)
Nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh  (20/06/2022)
- Hệ thống chính trị cơ sở với việc bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội
- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu: Thành công và hạn chế
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược có “tâm, tầm, trí” - yếu tố then chốt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
- Tỉnh Bình Định tích cực chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Kết quả, thành tựu thực hiện công bằng về lĩnh vực xã hội trong gần 40 năm đổi mới đất nước và nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Văn hóa - Xã hội
Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và nâng tầm văn hóa Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Căng thẳng Nga - Ukraine: Bản chất, nguyên nhân và triển vọng