Các nhà đầu tư Nhật Bản luôn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh
TCCS - Tính đến cuối tháng 10-2021, Nhật Bản đứng thứ 2/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 4.765 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt gần 64 tỷ USD. Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh năm 2021 với chủ đề “Quảng Ninh - Hội tụ và lan tỏa”, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh sẵn sàng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghệ thông minh; kinh tế biển, logistics, dịch vụ cảng biển...
Năm 2021, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư - kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với số vốn đầu tư đăng ký đạt trên 3,3 tỷ USD... Riêng tại Quảng Ninh, hiện có 6 dự án FDI của Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký các dự án gần 45,4 triệu USD đã được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động.
Với mục tiêu xây dựng bền vững và phát triển mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ và thiết lập các kênh để tiếp cận và quảng bá môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư từ Nhật Bản vào tỉnh, từ cuối năm 2014, Quảng Ninh đã thành lập bộ phận chuyên biệt hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là dấu mốc tốt đẹp đầu tiên trong Chương trình hợp tác Nhật Bản - Quảng Ninh với tầm nhìn 30 năm được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội) ký kết vào năm 2013.
Kể từ khi thành lập đến nay, Bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản đã góp phần giúp hoạt động xúc tiến đầu tư từ Nhật Bản vào tỉnh có nhiều khởi sắc và tiến triển tốt thông qua việc chủ động liên hệ và bố trí làm việc trực tiếp với các tổ chức, hiệp hội nước ngoài có vai trò xúc tiến đầu tư, trong đó có Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JBAV) và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO). Qua đó, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức này trong việc kêu gọi thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản; mặt khác, cũng giúp tỉnh tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc tiếp cận, thu hút đầu tư vốn FDI.
Mới đây tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh năm 2021 với chủ đề “Quảng Ninh - Hội tụ và lan tỏa”, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh sẵn sàng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghệ thông minh; kinh tế biển, logistics, dịch vụ cảng biển... Hội nghị Xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh năm 2021 do tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội) tổ chức với chủ đề “Quảng Ninh - Hội tụ và lan tỏa”. Đây được coi là sự kiện đầu tiên về hợp tác phát triển kinh tế, đầu tư ở cấp quốc gia, sau chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào cuối tháng 11-2021.
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia phát biểu của Ngài Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam; sự tham gia của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản; lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao; đại diện Trung tâm ASEAN Center Nhật Bản. Về phía tỉnh Quảng Ninh, có sự hiện diện của đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh; đồng chí Nguyễn Tường Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp, đại diện các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản; các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và đại diện các cơ quan thông tin, truyền thông trong và ngoài tỉnh.
Phát biểu chào mừng hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khẳng định: “Hội nghị là minh chứng cho những nỗ lực, quyết tâm của tỉnh trong việc triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe nhân dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp”. Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh luôn xác định Nhật Bản là đối tác đầu tư chiến lược của tỉnh theo tinh thần: Thế mạnh của doanh nghiệp Nhật Bản và cơ hội của tỉnh Quảng Ninh ưu tiên kêu gọi, thu hút dự án đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực cũng là thế mạnh của doanh nghiệp Nhật Bản.
Tại hội nghị, dưới sự chứng kiến của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, trung ương, các doanh nghiệp tại Quảng Ninh và doanh nghiệp Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, mở ra một trang mới trong quá trình hợp tác giữa các bên.
Hội nghị đã diễn ra phiên thảo luận “Quảng Ninh - Điểm đến an toàn, hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản” giữa chính quyền tỉnh Quảng Ninh và doanh nghiệp Nhật Bản do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng và ông Nakajima Takeo - Trưởng đại diện JETRO Hà Nội đồng chủ trì điều hành.
Phiên thảo luận tập trung chia sẻ những kinh nghiệm trong thu hút đầu tư Nhật Bản, các cơ hội của tỉnh Quảng Ninh; những kinh nghiệm đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh để những nhà đầu tư đang muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh có một cái nhìn khách quan về công tác hỗ trợ, ưu đãi đầu tư của chính quyền tỉnh; chia sẻ về mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư và lợi ích về thuế, tài chính của tỉnh Quảng Ninh so với các địa phương khác ở Việt Nam… Phiên thảo luận đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp Nhật Bản trao đổi những băn khoăn, vướng mắc và tương tác trực tiếp với chính quyền tỉnh Quảng Ninh.
Trong khuôn khổ các hoạt động của hội nghị, các đại biểu đã tham dự chương trình khảo sát thực địa tại khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, khu công nghiệp Sông Khoai để nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án tại địa bàn có cơ chế, chính sách ưu đãi nhất cả nước hiện nay là Khu Kinh tế ven biển Quảng Yên.
Với sự đồng hành, hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ ngoại giao, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội), đặc biệt là sự tham dự của lãnh đạo cao cấp các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư thành công tại Việt Nam và hơn 200 doanh nghiệp Nhật Bản tham dự trực tuyến tại các điểm cầu, Hội nghị Xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh năm 2021 với chủ đề “Quảng Ninh- Hội tụ và lan tỏa” đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Hội nghị là cơ hội nhằm thúc đẩy kênh trao đổi hợp tác đầu tư giữa Nhật Bản và Quảng Ninh, tạo động lực phát triển để Quảng Ninh trở thành một địa phương năng động, đổi mới, thuận lợi, an toàn và là điểm đến đầu tư mới, cơ hội đầu tư mới hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản trong thời gian tới; trở thành “nơi cần đến, nơi đáng sống” đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân Nhật Bản./
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nỗ lực cho những bước phát triển mới  (18/12/2021)
Tỉnh Quảng Ninh: Nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược  (17/12/2021)
Huyện Ba Chẽ phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới  (17/12/2021)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên