Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường để đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới
TCCS - Luật Bảo vệ môi trường lần đầu được thông qua năm 1993 và được sửa đổi hai lần vào các năm 2005, 2014. Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi lần thứ ba có nội dung phù hợp với tình hình mới và đã được trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Hiện nay, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi lần thứ ba đã nhận nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện trước khi ban hành.
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
Tuy nhiên, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao, tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp lực lớn lên tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức gay gắt.
Những yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường; chưa bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm việc bảo vệ môi trường; nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường của nhà nước, của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm.
Trong các nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên chủ yếu là: Công tác quản lý nhà nước về môi trường có nơi, có lúc còn buông lỏng; vai trò thống nhất quản lý nhà nước, điều phối nguồn lực bảo vệ môi trường của ngành môi trường còn yếu; chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn phân tán, chồng chéo; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đơn vị liên quan trong bảo vệ môi trường thiếu chặt chẽ; năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý bảo vệ môi trường của cán bộ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở cấp huyện, cấp xã. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách còn bất cập, chồng chéo, khó thực hiện…
Luật Bảo vệ môi trường được áp dụng từ năm 2014, đến nay mới được hơn 5 năm, dù chưa lâu, nhưng trong hơn 5 năm qua, bối cảnh kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của đất nước và xu thế môi trường thế giới đã thay đổi nhiều so với giai đoạn năm 2015. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, có rất nhiều quy định liên quan đến các bộ luật khác, trong đó có nhiều vấn đề chồng chéo, gây khó khăn cho quá trình thực thi. Qua tổng kết đánh giá, việc triển khai Luật Bảo vệ môi trường tại các địa phương còn nhiều khó khăn, vướng mắc có liên quan đến một số quy định, chính sách được quy định trong luật.
Việc xây dựng Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định pháp luật về Bảo vệ môi trường phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách , pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất về bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu đặt ra của giai đoạn phát triển mới, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững (Dự kiến, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) bao gồm 16 chương và 192 điều, giảm 4 chương và tăng 21 điều so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.).
Với mục đích xây dựng Luật Bảo vệ môi trường có tính tổng thể, toàn diện, đồng bộ, thống nhất và khả thi, khắc phục sự phân tán, chồng chéo; thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giải quyết được các vấn đề cấp bách về môi trường đang đặt ra, bảo đảm tăng cường các biện pháp quản lý, đầu tư cải thiện chất lượng môi trường.
Bảo vệ môi trường phải đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế. Có các cơ chế, chính sách mới mang tính đột phá, tạo nền tảng pháp lý cho việc hình thành và phát triển các mô hình tăng trưởng bền vững thông qua việc đẩy mạnh kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế phát thải ít các-bon.
Bên cạnh đó, cần thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước; ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị trong việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, từ hoạch định chính sách đến tổ chức, giám sát thực hiện; trong đó doanh nghiệp, người dân phải đóng vai trò trung tâm. Có đủ chế tài xử lý bảo đảm đủ tính răn đe để ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hiện nay, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sau khi nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng, đang được hoàn thiện để sớm ban hành, sẽ phát huy hiệu quả cao hơn trong công tác bảo vệ môi trường giai đoạn mới./.
Phát triển công nghiệp môi trường ở Việt Nam trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư  (02/09/2020)
Bảo vệ môi trường từ bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ, đập  (20/08/2020)
Thành phố Nha Trang quyết tâm xây dựng thành phố biển xanh, sạch, đẹp  (12/08/2020)
Không ngừng nỗ lực phấn đấu, xứng danh là cánh chim đầu đàn của ngành môi trường đô thị toàn quốc  (11/08/2020)
Bảo vệ môi trường: Bắt đầu từ loại bỏ rác thải nhựa  (02/08/2020)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển