Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch nhằm hình thành mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch tinh gọn, cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu quả; khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; bố trí hợp lý nguồn lực ngân sách nhà nước dành cho hoạt động sự nghiệp công về văn hóa, thể thao và du lịch; thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển lành mạnh,..
Mục tiêu cụ thể đến năm 2021, thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo phù hợp với nhu cầu của xã hội, của từng địa phương và Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, đảm bảo tinh gọn, đồng bộ, thống nhất. Trong quá trình sắp xếp, giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập và giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết số 19-NQ/TW).
Theo Quy hoạch, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cơ bản có 1 bảo tàng cấp tỉnh. Ảnh minh họa.
Hằng năm, tăng dần mức độ tự chủ chi thường xuyên phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công. Phấn đấu có 10% đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên, chi thường xuyên và chi đầu tư, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Theo Quy hoạch các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực di sản văn hóa, giai đoạn đến năm 2021, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ yêu cầu công tác quản lý, kết quả hoạt động, quy mô của các bảo tàng, ban quản lý di tích trực thuộc, thực hiện rà soát, nghiên cứu tổ chức lại bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Duy trì số lượng bảo tàng, ban quản lý di tích hiện có thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cơ bản có 01 bảo tàng cấp tỉnh. Đối với các bảo tàng chuyên đề cấp tỉnh, căn cứ yêu cầu công tác quản lý, điều kiện thực tế của địa phương, nghiên cứu rà soát, sắp xếp, tổ chức lại theo hướng sáp nhập hoặc hợp nhất các bảo tàng có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu tương đồng hoặc sáp nhập vào bảo tàng cấp tỉnh. Duy trì số lượng chi nhánh bảo tàng Hồ Chí Minh hiện có.
Căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, điều kiện thực tế của địa phương, rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các ban hoặc trung tâm quản lý (ban quản lý) di tích trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng sáp nhập hoặc hợp nhất thành 1 đầu mối cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và theo dõi các hoạt động tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn hoặc nghiên cứu sắp xếp, tổ chức lại theo hướng sáp nhập ban quản lý di tích cấp tỉnh vào bảo tàng cấp tỉnh. Duy trì số lượng ban quản lý đối với di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.
Các bảo tàng, ban quản lý di tích tăng dần mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo từng năm. Phấn đấu chuyển đổi cơ chế hoạt động của đơn vị ở mức tự chủ cao hơn; giảm chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Giai đoạn 2021 - 2030, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục rà soát, nghiên cứu tổ chức lại các bảo tàng, ban quản lý di tích trực thuộc bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Tiếp tục duy trì số lượng bảo tàng, ban quản lý di tích hiện có thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục duy trì 1 bảo tàng cấp tỉnh. Đối với các bảo tàng chuyên đề cấp tỉnh, tiếp tục thực hiện giảm đầu mối, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Tiếp tục duy trì số lượng chi nhánh bảo tàng Hồ Chí Minh hiện có; tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối ban quản lý di tích trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Tiếp tục duy trì số lượng ban quản lý đối với di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.
Quy hoạch yêu cầu sáp nhập các đoàn nghệ thuật có chức năng, nhiệm vụ, loại hình tương đồng. Ảnh minh họa.
Các bảo tàng, ban quản lý di tích phấn đấu chuyển đổi cơ chế hoạt động của đơn vị ở mức độ tự chủ cao hơn, giảm chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, giai đoạn đến năm 2021, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, sắp xếp, tổ chức lại theo hướng sáp nhập hoặc hợp nhất các nhà hát hoặc đoàn nghệ thuật có chức năng, nhiệm vụ, loại hình tương đồng.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duy trì 1 nhà hát hoặc đoàn nghệ thuật truyền thống, tiêu biểu của địa phương (nếu có). Các nhà hát hoặc đoàn nghệ thuật khác hợp nhất với trung tâm văn hóa, trung tâm văn hóa - thông tin hoặc nhà văn hóa cấp tỉnh (trung tâm văn hóa cấp tỉnh) thành 1 đầu mối hoặc chuyển sang hình thức ngoài công lập. Các nhà hát hoặc đoàn nghệ thuật tăng dần mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo từng năm. Giảm chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Giai đoạn 2021 - 2030, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các nhà hát hoặc đoàn nghệ thuật bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục duy trì 1 nhà hát hoặc đoàn nghệ thuật truyền thống, tiêu biểu của địa phương. Các nhà hát hoặc đoàn nghệ thuật khác, tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối hoặc chuyển sang hình thức ngoài công lập. Các nhà hát hoặc đoàn nghệ thuật phấn đấu chuyển đổi cơ chế hoạt động của đơn vị ở mức độ tự chủ cao hơn, giảm chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Theo Quy hoạch các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa cơ sở và văn hóa khác, giai đoạn đến năm 2021, duy trì các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa cơ sở và văn hóa khác hiện có thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duy trì 1 trung tâm văn hóa cấp tỉnh; thực hiện việc sáp nhập hoặc hợp nhất trung tâm văn hóa cấp tỉnh và trung tâm triển lãm hoặc nhà triển lãm cấp tỉnh thành 1 đầu mối; sắp xếp, tổ chức lại các trung tâm văn hóa, trung tâm văn hóa - thông tin, nhà văn hóa, trung tâm thể dục, thể thao trên địa bàn cấp huyện thành 1 đầu mối.
Các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa cơ sở và văn hóa khác tăng dần mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo từng năm. Phấn đấu chuyển đổi cơ chế hoạt động của đơn vị ở mức độ tự chủ cao hơn; giảm chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thư viện, giai đoạn đến năm 2021, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ yêu cầu công tác quản lý, kết quả hoạt động, quy mô của thư viện trực thuộc, thực hiện rà soát, nghiên cứu tổ chức lại bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Duy trì Thư viện Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duy trì 1 thư viện cấp tỉnh. Kiện toàn, củng cố các thư viện cấp huyện. Việc thành lập mới thư viện cấp huyện chỉ được thực hiện tại các địa phương có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Quyết định cũng phê duyệt Quy hoạch các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực điện ảnh, thể thao và du lịch./.
Mở ra không gian rộng lớn cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Romania và Cộng hòa Séc trên nhiều lĩnh vực  (21/04/2019)
V.I.Lênin - Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản thế giới  (21/04/2019)
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng văn hóa đáp ứng phát triển bền vững  (20/04/2019)
Các nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ  (20/04/2019)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ công bố Nghị quyết về thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương  (20/04/2019)
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm việc tại Hà Tĩnh  (20/04/2019)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên