Giới văn nghệ sĩ cả nước phấn đấu vì lòng tin với dân, với Đảng
TCCSĐT - Năm 2017 là năm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây cũng là năm giới văn nghệ sĩ cả nước gặt hái được nhiều thành công, phấn đấu vì lòng tin với dân, với Đảng.
Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật
Hai sự kiện lớn về lĩnh vực văn học, nghệ thuật diễn ra trong năm 2017 rất đáng được quan tâm tìm hiểu và làm sâu sắc thêm sự lớn mạnh của nền văn học, nghệ thuật nước nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây cũng là minh chứng sinh động nhất cho lòng tin với dân, với Đảng của đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà. Hai sự kiện đó là Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cho 113 văn nghệ sĩ có tác phẩm xuất sắc về văn học, nghệ thuật tại Hà Nội và Hội nghị toàn quốc về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật tại Quảng Ninh.
Ngày 20-5-2017, tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã long trọng tổ chức Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật, đợt V, năm 2017 cho 18 tác giả có tác phẩm đặc biệt xuất sắc và Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật cho 95 tác giả có tác phẩm xuất sắc về văn học, nghệ thuật.
Ở nhóm tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh lần này, gồm những tên tuổi lớn, những gương mặt “gạo cội” của nền văn học, nghệ thuật nước nhà, như các nhà văn Trần Hữu Mai, Nguyễn Xuân Thiều, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, Hà Ðức Trọng (Thu Bồn) và các nhạc sĩ Ðoàn Hữu Công (Thuận Yến), Hoàng Phi Hồng (Hoàng Hà, Cẩm La), Doãn Nho, Chu Minh, Nguyễn Trọng Bằng,... Hầu hết các văn nghệ sĩ được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước đợt này đều trưởng thành từ sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (năm 1954) cho đến hết thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Họ cùng với những lớp đàn anh đi trước tạo nên một nền văn học, nghệ thuật Việt Nam vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, phục vụ đắc lực cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc ta.
Tại Lễ trao giải, Chủ tịch nước Trần Ðại Quang thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước biểu dương và chúc mừng những thành tựu to lớn mà đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam đã đạt được trong những năm qua. Điều này chứng tỏ lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự lớn mạnh, những nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của đội ngũ văn nghệ sĩ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cũng như đặt trọn niềm tin vững chắc vào đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà. Mặt khác, qua sự kiện này cũng nói lên lòng tin yêu với dân, với Đảng của đội ngũ văn nghệ sĩ chân chính không bao giờ vơi cạn, mà luôn được bồi đắp bởi lý tưởng cách mạng, ý thức và lòng tự hào dân tộc, khát vọng độc lập, tự do và vững bước tiến tới tương lai theo con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Trong bài phát biểu tại buổi Lễ long trọng này, Chủ tịch nước nêu rõ: Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ðảng, Nhà nước, các văn nghệ sĩ nói riêng và nền văn học, nghệ thuật nước nhà nói chung đã gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của dân tộc; luôn luôn là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, tư tưởng của Đảng và của Nhà nước. Bằng các tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ nước ta luôn cố gắng đến mức có thể phản ánh chân thật công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cũng như công cuộc dựng xây lại đất nước sau chiến tranh. Họ là lực lượng tin cậy và trung thành của Đảng, Tổ quốc và nhân dân ta trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Các công trình, cụm công trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước là những phần thưởng cao quý của Ðảng và Nhà nước dành tặng những tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc nhất của những tác giả tiêu biểu trong đội ngũ văn nghệ sĩ. Bằng tài năng sáng tạo đặc biệt và sức lao động bền bỉ, họ đã sáng tạo nên các tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình có giá trị đặc biệt về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền văn học, nghệ thuật nước nhà.
Dù tình hình trong nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp, nhưng nếu các văn nghệ sĩ nước nhà tiếp tục quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Ðảng về văn học, nghệ thuật, mà trọng tâm là Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16-6-2008, của Bộ Chính trị khóa X, về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, ngày 9-6-2014, về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, thì nhất định đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà sẽ hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình, và giữ vững lòng tin với Đảng, với nhân dân.
Hội thảo “Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật toàn quốc”
Có thể coi Hội thảo “Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật toàn quốc” diễn ra vào ngày 05-12-2017, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là sự kiện văn học, nghệ thuật lớn thứ hai. Gần 70 tham luận của 9 chuyên ngành văn học, nghệ thuật đã gửi tới tham dự. Vì thời gian Hội thảo chỉ diễn ra trong một ngày nên số lượng tham luận được trình bày còn khá khiêm tốn, chỉ khoảng trên 10 tham luận. Nhưng qua các tham luận được trình bày, các ý kiến phát biểu tại Hội thảo, cũng như bản đề dẫn của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, đã nêu bật những thành tựu to lớn mà nền văn học, nghệ thuật nước nhà đạt được trong hai năm qua là rất đáng tự hào. Đồng thời, cũng đề cập đến những phức nhiễu của nó trong nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập văn hóa sâu rộng như hiện nay. Chẳng hạn, hai lĩnh vực điện ảnh và âm nhạc hầu như đã nhường “sân chơi” của nghệ thuật truyền thống cho âm nhạc và điện ảnh thị trường. Đương nhiên, đấy chỉ là xu hướng nhất thời khi mà bản thân hai lĩnh vực này còn “đói” nhiều thứ. Trong lĩnh vực văn học, văn chương thị trường tuy vẫn còn, nhưng ít rầm rộ như những năm trước đây, mà văn chương truyền thống và văn chương hàn lâm dần lấy lại được vị thế của mình trong sáng tác, lý luận, phê bình và thưởng thức. Công chúng văn chương hôm nay quan tâm hơn đến những cuốn sách có giá trị tư tưởng và thẩm mỹ, thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn cao cả của dân tộc và thế giới hơn là đuổi theo những cuốn sách chủ yếu đọc để giải trí như trước đây. Các lĩnh vực khác, như điêu khắc, kiếm trúc, hội họa, múa, sân khấu,... vẫn giữ được thế ổn định, mặc dù trước mắt còn nhiều khó khăn cần phải vượt qua.
Có được những thành tựu ấy, trước hết cần nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc rằng, đội ngũ văn nghệ sĩ nước ta luôn luôn kiên định lập trường và giữ vững lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, cũng như quá trình phát triển đi lên của đất nước, nên đã không ngừng phấn đấu, hy sinh vì sự phồn vinh của dân tộc.
Hội thảo lần này diễn ra đúng vào dịp Đảng ta đang chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, của Bộ Chính trị khóa X, về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” (2008 - 2018). Đây là một nghị quyết chuyên đề hết sức quan trọng dành riêng cho lĩnh vực văn học, nghệ thuật của đất nước, nên Hội thảo đã tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính: 1- Trao đổi, nắm bắt thực tiễn, nhận diện các xu hướng vận động diễn ra ở từng lĩnh vực văn học, nghệ thuật cụ thể; 2- Đánh giá, lý giải thực trạng hoạt động của văn học, nghệ thuật; 3/ Phân tích, chỉ ra các yếu tố tác động, chi phối quá trình vận động và phát triển của các xu hướng trong văn học, nghệ thuật; 4- Chỉ ra những xu hướng tích cực và tiêu cực trong văn học, nghệ thuật; làm rõ vai trò chủ đạo của văn học, nghệ thuật mác-xít; đưa ra các dự báo, cảnh báo cần thiết về sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong thời gian tới; 5- Trao đổi, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần định hướng cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật.
Điều đó chứng tỏ giới lý luận, phê bình văn học nước ta vừa luôn tin tưởng, trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vừa bám sát đời sống văn học, nghệ thuật nước nhà trong những năm gần đây để tham mưu cho Đảng nhằm đưa ra những quyết sách mang tính chiến lược đối với quá trình phát triển của nền văn nghệ nước nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng./.
Bảo đảm cho gia đình chính sách, công nhân lao động đều có Tết  (07/02/2018)
Hội nghị Tham tán thương mại năm 2018  (07/02/2018)
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định trong năm 2018  (07/02/2018)
Tăng cường tình hữu nghị giữa các địa phương Việt Nam - Campuchia  (07/02/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ  (07/02/2018)
Gắn phong trào thi đua với việc làm thiết thực  (07/02/2018)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay