Làm tốt công tác thu chi ngân sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 10 tháng đầu năm 2018
TCCSĐT - Ngày 02-11-2018, tại Hà Nội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị Cung cấp thông tin định kỳ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tháng 10-2018. Ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam dự và chủ trì Hội nghị.
Theo báo cáo tại Hội nghị, 10 tháng đầu năm 2018, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc là 14,19 triệu người; BHXH tự nguyện là 251 nghìn người; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 12,13 triệu người; bảo hiểm y tế (BHYT) là 82,33 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 87,62% dân số.
Song song với đó số thu toàn ngành là 26.235 tỷ đồng. Lũy kế hết tháng 10-2018 toàn ngành thu 264.462 tỷ đồng, đạt 80,1% kế hoạch cả năm; trong đó: thu BHXH là 175.152 tỷ đồng, thu BHTN là 12.417 tỷ đồng, thu BHYT là 76.892 tỷ đồng. Toàn ngành đã giải quyết 11.084 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng; 70.690 người hưởng trợ cấp 1 lần; 838.483 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Lũy kế 10 tháng đầu năm đã giải quyết 101.766 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng; giải quyết 676.605 người hưởng trợ cấp 1 lần; 8.025.482 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Đặc biệt, cả nước có khoảng 15,07 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT; lũy kế 10 tháng đầu năm 2018 có 146,552 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT.
BHXH đã phối hợp với ngành lao động - thương binh và xã hội giải quyết cho 63.210 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, 3.812 người hưởng kinh phí hỗ trợ học nghề. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2018, BHXH và ngành lao động - thương binh và xã hội giải quyết cho 597.577 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, 31.186 người hưởng kinh phí hỗ trợ học nghề.
Toàn ngành thực hiện chi BHXH, BHYT, BHTN 24.972 tỷ đồng. Lũy kế đến hết tháng 10-2018, số chi BHXH, BHYT, BHTN toàn ngành là 252.990 tỷ đồng, đạt 85,94% kế hoạch cả năm; trong đó: chi BHXH từ nguồn ngân sách 37.642 tỷ đồng, chi BHXH từ Quỹ BHXH 126.729 tỷ đồng, chi Quỹ BHTN 7.497 tỷ đồng và ước chi khám, chữa bệnh BHYT 80.921 tỷ đồng.
Trong tháng, BHXH Việt Nam đã ban hành 30 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, trong đó có nhiều văn bản quan trọng, như: Quyết định điều chỉnh hình thức đầu tư và thời gian thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin “Nâng cấp, mở rộng hệ thống hội nghị truyền hình ngành BHXH giai đoạn 1”; Công văn về việc đồng bộ mã số BHXH trên phần mềm Xét duyệt chính sách (TCS); công văn chấn chỉnh một số tồn tại trong chi trả trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân; Công văn về việc thực hiện phụ cấp khu vực một lần đối với người hưởng chế độ BHXH trước ngày 01-01-2016; Công văn hướng dẫn quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định; Công văn về việc nâng cao chất lượng hoạt động Khối, Cụm thi đua...
Phát huy kết quả đã đạt được, 2 tháng cuối năm 2018, BHXH Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan trong việc hoàn thiện các văn bản dự thảo quy định, hướng dẫn về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đẩy mạnh triển khai công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN; thanh tra liên ngành, kiểm tra đối với các đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN. Tiếp tục mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT trên toàn quốc; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng xác định số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc./.
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay