Vai trò của nghệ nhân trong bảo tồn, phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình
TCCS - Ninh Bình là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc, lâu đời, trong công tác bảo tồn và phát triển làng nghề, nghệ nhân của các làng nghề chính là linh hồn, là “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của nghề truyền thống, là chỗ dựa vững chắc cho làng nghề.
Làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình góp phần tôn vinh giá trị truyền thống
Ninh Bình là vùng đất địa linh, nhân kiệt, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, trong đó có những làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm như thêu ren, gốm sứ, chạm khắc đá, nghề mộc... thể hiện bằng những hiện vật được khai quật khảo cổ học trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhiều hiện vật vẫn giữ nguyên nét tinh xảo, độc đáo, thể hiện sự tài ba của bàn tay và khối óc người thợ thủ công Ninh Bình.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có 677 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình công nhận và phân bố ở 8/8 huyện, thành phố; trong đó có 63 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tổng số lao động trong 77 làng nghề trên địa bàn tỉnh là 64.965 người, trong đó số lao động tham gia nghề là 24.445 người đạt 37,62%; số hộ trong các làng nghề là 30.132 hộ, trong đó có 14.048 hộ tham gia nghề chiếm 46.62%. Số lao động được đào tạo nghề là 24.445 người, trong đó chủ yếu là lao động tự đào tạo 24.012 người, chiếm 98.23%; đào tạo nghề có sự hỗ trợ của nhà nước là 433 người, chiếm 1.77%.
Số cơ sở sản xuất kinh doanh, trong làng nghề năm 2023 có 731 cơ sở, trong đó 592 cơ sở quy mô hộ gia đình, 21 tổ hợp tác, 3 hợp tác xã, 84 doanh nghiệp tư nhân; 31 công ty trách nhiệm hữu hạn.
Trong năm 2023, tổng giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 1.842,6 tỷ đồng; trong đó tổng giá trị sản xuất của các làng nghề thủ công nghiệp đạt trên 1.650 tỷ đồng. Thu nhập trung bình trên năm của lao động tham gia các làng nghề: đá mỹ nghệ là khoảng 110 triệu đồng/năm; gỗ mỹ nghệ 80,76 triệu đồng/năm; chế biến cối bèo bồng 47,91 triệu đồng/năm; gồm sử 78 triệu đồng/năm; thêu ren 60 triệu đồng/năm; nề 91,8 triệu đồng/năm.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, của các làng nghề đang tiếp tục duy trì phát triển, tạo việc làm cho khoảng 45.000 lao động khu vực nông thôn với thu nhập ổn định trung bình đạt 4-5 triệu đồng/tháng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp tích cực vào việc xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Làng nghề là chiếc nôi sinh ra những người thợ giỏi, tâm huyết, có nhiều kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, là nguồn đề phát triển thế hệ nghệ nhân thủ công mỹ nghệ trong tương lai.
Sự phát triển của các ngành nghề truyền thống không chỉ có vai trò nâng cao mức sống cho người dân mà còn là dấu ấn truyền thống văn hóa dân tộc qua mỗi thời kỳ. Đó là kho tàng văn hóa quý giá rất cần được gìn giữ và bảo tồn.
Nghệ nhân người giữ lửa các nghề truyền thống
Đội ngũ nghệ nhân lâu năm, giàu kinh nghiệm nắm giữ gia tài nghề truyền thống của cha ông để lại, là nòng cốt duy trì, phát triển làng nghề, tạo dựng thương hiệu cho làng nghề phát triển. Tâm huyết với nghề, vượt qua mọi khó khăn, vất vả, họ dành cả cuộc đời cho nghề. Với bàn tay tài hoa, óc sáng tạo, họ lưu giữ được tất cả những tinh túy của nghề truyền thống, có công lớn trong việc giữ nghề, để qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề truyền thống vẫn thể hiện rõ nét tinh hoa văn hóa dân tộc tồn tại đến ngày nay. Mỗi nghệ nhân với kinh nghiệm cả đời, là lực lượng nòng cốt trong việc sáng tạo lên mỗi sản phẩm, khiến cho sản phẩm sống động với những nét riêng độc đáo riêng biệt phù hợp với thị hiếu của thị trường. Sản phẩm nghề được khách hàng công nhận và yêu thích, trở thành thương hiệu. Điều đó sẽ thúc đẩy các nghệ nhân say mê làm nghề và tìm tòi đổi mới sáng tạo, cũng như nghệ nhân sẽ có niềm tin vào việc truyền nghề, khích lệ cho thế hệ trẻ.
Thông qua việc sáng tạo và truyền dạy của các nghệ nhân, các nghề truyền thống đã được khôi phục. Đồng thời, làm cho các thế hệ trẻ, thanh niên trong làng biết yêu quý và tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống. Ngoài ra, các nghệ nhân còn tham gia các hoạt động giao lưu tại một số tỉnh, tạo được cho cộng đồng, người dân và nghệ nhân có dịp giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, từ đó có ý thức hơn trong việc bảo tồn văn hóa dân gian truyền thống của quê hương mình, truyền dạy lại cho thế hệ trẻ các giá trị văn hóa của dân tộc.
Theo đó, trong làng nghề thường có sự tiếp nối giữa các thế hệ trong một gia đình, dòng họ, câu lạc bộ… Các thành viên trong gia đình nghệ nhân thường đều có niềm say mê yêu nghề, có ý thức giữ gìn nghề cha ông truyền lại.
Hiện nay, việc đào tạo, dạy nghề ở các làng nghề truyền thống đang trở nên vô cùng cấp thiết. Xây dựng lực lượng nghệ nhân trẻ, có đủ tài, đủ đam mê gánh vác công việc của làng nghề trong tình hình mới và gánh vác được trọng trách này không ai khác chính là đội ngũ nghệ nhân nghề tiểu thủ công nghiệp.
Thực tế, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình các nghệ nhân vẫn thực hành nghề, họ trăn trở, tâm huyết âm thầm, lặng lẽ làm việc chuyển tải vốn di sản của mình cho thế hệ trẻ từ đời này sang đời khác để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông. Hầu hết các nghệ nhân dân gian hiện nay tại Ninh Bình đều đã cao tuổi nên bản thân họ có nhu cầu truyền nghề cho thế hệ kế tiếp. Tuy nhiên, ở một số ngành nghề truyền thống, việc truyền dạy không phải là công việc một sớm một chiều mà thường diễn ra trong một thời gian khá dài, có những nghề mà nghệ nhân không phải truyền dạy, phổ biến rộng rãi cho nhiều người mà chỉ truyền dạy, chỉ bày cho một số người, trong khi ở một số nghề nhất định, chỉ những người có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh mới có thể tiếp thu được vốn liếng của nghệ nhân đi trước.
Làng nghề có phát triển thì các nghệ nhân mới có điều kiện được thể hiện tài năng. Đồng thời, Nhà nước có chế độ đãi ngộ tốt với các nghệ nhân thì họ sẽ là lực lượng tiên phong, chủ chốt để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống.
Từ năm 2013 đến năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Ninh Bình đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh cho 98 cá nhân (trong đó có 38 nghệ nhân đá mỹ nghệ, 13 nghệ nhân đan cói bèo bồng, 16 nghệ nhân gỗ mỹ nghệ, 17 nghệ nhân gốm mỹ nghệ, 14 nghệ nhân thêu ren). Tỉnh Ninh Bình có 6 nghệ nhân ưu tú: ông Phan Văn Vang nghệ nhân ưu tú nghề gốm sứ, ông Trần Đức Lăng nghệ nhân ưu tú nghề gỗ mỹ nghệ, ông Phạm Ngọc Hoàn nghệ nhân ưu tú nghề đá mỹ nghệ, bà Vũ Thị Hồng Yến nghệ nhân bán nghề thêu, Ông Nguyễn Ngọc Thạch nghệ nhân ưu tú ghề đan cói, đan bèo bồng và bà Vũ Thị Tuệ nghệ nhân ưu tú nghề thêu ren.
Các nghệ nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ (cấp tỉnh, cấp quốc gia) đều là các cá nhân có có uy tín, có nhiều cống hiến, tâm huyết, tận tụy với nghề, có kỹ năng, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt trong thiết kế, kỹ thuật chế tác làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế và mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Ninh Bình. Việc công nhận nghệ nhân thủ công mỹ nghệ đã tạo động lực cho các cá nhân được phong tặng phát huy tinh thần yêu nghề, tâm huyết với nghề, truyền nghề qua đó góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương.
Việc tôn vinh nghệ nhân là một trong những yếu tố rất quan trọng để bảo tồn làng nghề và ngược lại muốn bảo tồn, phát triển làng nghề nhất thiết phải phát huy vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi. Sản phẩm làng nghề muốn tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại thì không chỉ có chất lượng kỹ thuật mà còn phải có giá trị thẩm mỹ cao, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và tâm hồn, trí tuệ của nghệ nhân./.
Huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân  (06/11/2024)
Làng nghề Nam Định trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu  (05/11/2024)
Huyện ủy Nho Quan chủ trương phát huy nguồn lực văn hóa, con người, khai thác bền vững văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng nông thôn mới  (05/11/2024)
Vai trò các tôn giáo trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn  (28/10/2024)
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm