Chính thức đóng điện lưới quốc gia ra đảo Trần
TCCS - Ngày 2-9-2020, tại Trung tâm Điều hành Điện lực Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, đã phát lệnh chính thức đóng điện lưới quốc gia ra đảo Trần (huyện Cô Tô). Đây là đảo xa bờ cuối cùng có người dân sinh sống mà Quảng Ninh hoàn thành cấp điện lưới quốc gia, đánh dấu sự kiện 100% khu vực dân cư thuộc tỉnh có điện lưới.
Cùng dự và chứng kiến sự kiện quan trọng này có Thiếu tướng Lê Đình Thương, Phó Tư lệnh Quân khu 3; các đồng chí lãnh đạo đại diện một số bộ, ngành. Về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh.
Tại buổi đóng điện lưới quốc gia ra đảo Trần, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, khẳng định: Việc khánh thành Dự án đưa điện lưới ra đảo Trần là sự kiện quan trọng của tỉnh thể hiện sự quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân xã đảo.
Năm 2013, tỉnh Quảng Ninh đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô, tiếp đó là 5 xã đảo của huyện Vân Đồn, xã đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực (Móng Cái), Cái Chiên (Hải Hà) và hôm nay là đảo Trần, đảo xa bờ có dân cư sinh sống, là đảo cuối cùng mà tỉnh Quảng Ninh hoàn thành việc cấp điện lưới quốc gia ra đảo.
Việc hoàn thành dự án cấp điện lưới quốc gia ra đảo Trần đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành tiêu chí cấp điện lưới 100% đến các hộ dân trên đất liền và hải đảo - đảo xa bờ cuối cùng có dân, có điện của tỉnh; phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phủ về ưu tiên đầu tư phát triển cho những vùng biên giới hải đảo; góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng khu vực Đông Bắc Bộ của Tổ quốc.
Sự kiện đóng điện lưới quốc gia ra đảo Trần đúng dịp cả nước kỷ niệm Quốc khánh 2-9, Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Quảng Ninh tập trung, thi đua chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9, đã thể hiện tình cảm cao quý, sự quan tâm đặc biệt dành cho nhân dân xã đảo. Đây không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, mà với tỉnh Quảng Ninh việc đưa điện lưới ra các xã đảo và vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc miền núi có ý nghĩa rất lớn để bảo đảm phát triển nhanh, bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, đặc biệt là củng cố thế trận lòng dân, thế trận an ninh nhân dân cũng như việc xóa chênh lệch vùng miền và từng bước thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Đảo Trần thuộc huyện Cô Tô là hòn đảo xa đất liền nhất của tỉnh Quảng Ninh. Với sự quan tâm của tỉnh, cùng sự chung tay của doanh nghiệp, đời sống của quân và dân trên đảo những năm qua không ngừng được nâng cao.
Để chuẩn bị đủ điều kiện kết nối điện lưới quốc gia từ đảo Vĩnh Thực ra đảo Trần, trước đó năm 2016, Điện lực Quảng Ninh đã thực hiện thi công mở rộng lộ xuất tuyến, xây dựng mới đường dây, cáp ngầm trên cạn, cáp ngầm xuyên biển… từ thành phố Móng Cái ra đảo Vĩnh Thực với tổng vốn đầu tư 197 tỷ đồng.
Dự án đưa điện lưới ra đảo Trần được khởi công từ tháng 1-2020 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư có tổng vốn 397 tỷ đồng bao gồm các hạng mục: Xây dựng mới đoạn tuyến cáp ngầm xuyên biển 22kV, 1 mạch dài 13,31km điểm đầu tại đảo Vĩnh Thực (thành phố Móng Cái), điểm cuối tại đảo Trần (huyện Cô Tô); đường dây 22kV, 1 mạch với tổng chiều dài 6,651km; 3 trạm biến áp 22/0,4kV với tổng công suất 460kVA, lắp đặt công tơ…
Sau hơn 200 ngày, đêm khẩn trương thi công với tinh thần “thần tốc, táo bạo, sáng tạo” công trình đã bảo đảm cả về tiến độ, thời gian và chất lượng, hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Quốc khánh, đưa vào sử dụng, gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu bảo đảm cung cấp điện an toàn, đầy đủ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đảo; giúp bà con ngư dân yên tâm bám biển, phát triển hậu cần nghề cá.
Phương án cấp điện cho đảo Trần, huyện Cô Tô đã được Bộ Quốc phòng thống nhất thực hiện; Bộ Công Thương; Bộ Tài Chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án cấp điện bằng nguồn điện lưới quốc gia. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng, quy hoạch, chiến lược phát triển của tỉnh và phù hợp quy hoạch phát triển các ngành. Dự án sẽ mang lại các lợi ích cho xã hội, kích thích phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chủ quyền biển đảo quốc gia.
Ngay sau khi tổ chức đóng điện, các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành Trung ương và tỉnh Quảng Ninh đã ra đảo Trần để thăm hỏi nhân dân trên đảo, tổ chức gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Phát biểu tại lễ gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đã chúc mừng nhân dân đảo Trần, biểu dương chủ đầu tư và các nhà thầu thi công dự án.
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh: Mặc dù công trình được triển khai thi công trên vùng biển đảo gặp nhiều khó khăn, nhất là việc vận chuyển thiết bị, tập kết vật tư, vật liệu... song với sự nỗ lực của chủ đầu tư và các nhà thầu, công trình đã hoàn thành đóng điện, cấp điện lưới quốc gia cho các cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo, phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống. Qua đó, thể hiện tinh thần quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh vì mục tiêu an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên những vùng biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng mong muốn sau khi công trình đưa vào sử dụng, nhân dân trên đảo Trần sẽ có nhiều thay đổi cả trong suy nghĩ, cách làm so với trước đây, đặc biệt trong phát triển dịch vụ nghề cá và trong phát triển du lịch, dịch vụ kết hợp với bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững. Đảng ủy và chính quyền huyện Cô Tô tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống bà con trên đảo Trần.
Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tặng Bằng khen cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai xây dựng công trình; tỉnh Quảng Ninh đã tặng ti vi và thiết bị thu sóng cho các hộ dân trên đảo Trần./.
Xây dựng nông thôn mới: Công tác tuyên truyền đi trước  (02/09/2020)
Khẳng định vai trò của lực lượng biên phòng trong công tác dân vận  (02/09/2020)
Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh  (27/08/2020)
Tỉnh Quảng Ninh bảo đảm cơ sở vật chất cho năm học mới  (26/08/2020)
Động lực tăng trưởng mới của tỉnh Quảng Ninh  (25/08/2020)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay