Thu hút nguồn vốn FDI theo hướng thân thiện môi trường tại Ninh Bình
TCCS - Sau gần 30 năm tái lập tỉnh, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ninh Bình phát triển mạnh, trở thành một trong những nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên, chất lượng vốn FDI thu hút vào Ninh Bình còn thấp, nhiều dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, cản trở việc hướng đến phát triển một nền kinh tế xanh. Vì vậy, việc thực hiện chiến lược thu hút FDI xanh ở Ninh Bình có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI của Ninh Bình
Hiện nay, toàn tỉnh Ninh Bình hiện có 97 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.675,63 triệu USD, với các nhà đầu tư đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh với 45 dự án và đứng thứ 2 về vốn đầu tư (đạt 450,18 triệu USD), chiếm 27% tổng vốn đầu tư FDI toàn tỉnh. Trong đó, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp đã đóng góp quan trọng hình thành nên ngành công nghiệp hỗ trợ trên đà phát triển mạnh ở các lĩnh vực: may mặc, các sản phẩm giày dép, linh kiện điện tử, linh kiện ô-tô….
Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có công nghệ cao, như: Dự án Nhà máy sản xuất camera modul và linh kiện điện tử của Công ty TNHH Mcnex Vina, Dự án Nhà máy sản xuất cần gạt nước xe ô-tô của Công ty TNHH ADM 21, Dự án DNC AUTOMOTVE, Nhà máy sản xuất dây cáp điện ô-tô của Công ty TNHH Esmo Vina...
Cùng với đó, nhiều dự án dệt may, da giày đi vào hoạt động, như: Nhà máy Giày dép xuất khẩu Ninh Bình của Công ty TNHH sản xuất giày Chung Jye Ninh Bình, Nhà máy sản xuất giày dép xuất khẩu và nguyên phụ liệu ngành giày dép của Công ty Giày ADORA Việt Nam, Nhà máy sản xuất gia công sản phẩm giày dép Viennery của Công ty Montop Holding Limited...
Ngoài ra, Tập đoàn Thành Công với 8 dự án, vốn đăng ký 12.138,487 tỷ đồng. Trong đó, lớn nhất là Dự án Nhà máy HTMV2, với vốn đầu tư 3.208 tỷ đồng, công suất 100.000 xe ô-tô du lịch/năm, dự kiến đến năm 2025 đạt 180.000 xe/năm.
Chiến lược, mục tiêu thu hút nguồn vốn FDI theo hướng thân thiện môi trường tại Ninh Bình
Hiện nay, thu hút vốn FDI chất lượng cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường (FDI theo hướng thân thiện môi trường) đang là một xu hướng đầu tư tất yếu, đồng thời các quốc gia nhận đầu tư ngày càng chú trọng đến việc tăng cường các chính sách bảo vệ môi trường. Vì vậy, khi nhận được các dự án đầu tư FDI sạch, sẽ có cơ hội đón nhận các công nghệ xử lý, thân thiện với môi trường hiện đại, vừa tăng được các lợi ích về kinh tế, vừa bảo đảm hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Chính vì vây, để tiếp tục đẩy mạnh thu vốn đầu tư trực tiếp nươc ngoài FDI, đặc biệt là vốn đầu tư FDI theo hướng thân thiện môi trường, ngày 20-3-2024, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Bình đã ban hành chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Bình năm 2024.
Với định hướng chiến lược là tập trung thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, hiện đại, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách, ít thâm dụng lao động, sử dụng tiết kiệm đất, hiệu quả đầu tư cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cụ thể, trong lĩnh vực công nghiệp: thu hút dự án công nghiệp chế biến, chế tạo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi xanh, năng lượng xanh có giá trị gia tăng lớn, công nghệ sạch và sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu; ưu tiên phát triển dự án công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực và thế mạnh của tỉnh Ninh Bình và khu vực như dự án công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô-tô, công nghiệp điện tử…
Trong lĩnh vực nông nghiệp: thu hút đầu tư các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, theo chuỗi giá trị đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, theo hướng hữu cơ, tuần hoàn đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp sinh thái cảnh quan, du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa cộng đồng.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội: triển khai lựa chọn, xây dựng, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hoá của địa phương. Thu hút đầu tư xây dựng các phim trường, các trung tâm tổ chức sự kiện, các sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch. Thu hút đầu tư các dự án làng nghề, tiểu thủ công nghiệp truyền thống gắn với văn hóa đặc trưng của địa phương như thêu ren, cói, gốm sứ...
Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: thu hút các dự án đầu tư xây dựng đồng bộ các khu du lịch quốc gia (Tràng An, Kênh Gà - Vân Trình), các khu du lịch cấp tỉnh (Cúc Phương - hồ Đồng Chương, Vân Long, hồ Yên Thắng - Đồng Thái, khu du lịch ven biển Kim Sơn và Cồn Nổi) với các sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế (đặc biệt là phát triển sản phẩm du lịch di sản tại Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới quần thể danh thắng Tràng An); đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chất lượng cao (chủ yếu là khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp 4 - 5 sao, các phương tiện vận chuyển chuyên dùng, các hình thức và phương tiện vui chơi giải trí hiện đại, các dịch vụ bổ sung…); đầu tư cho các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch (sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ; trung tâm thương mại; trung tâm hội chợ triển lãm, chợ đêm; trung tâm dịch vụ logistics …); phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch (giao thông, bến thuyền, bãi đỗ xe, hệ thống đường thủy, hệ thống cấp nước, cấp năng lượng, hệ thống xử lý chất thải... ở các khu, điểm du lịch, khu vực dịch vụ du lịch); ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng trung tâm CBD (Central Business District) tại thành phố Ninh Bình (tập trung các dịch vụ tài chính, ngân hàng, trung tâm thương mại, các dịch vụ và kinh tế đô thị khác...); đầu tư cho kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, các ứng dụng du lịch thông minh đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư… Tăng cường ứng dụng công nghệ cho quá trình chuyển đối số ngành tài chính nhằm tạo các sản phẩm tài chính đột phá, tăng trải nghiệm cho khách hàng, đồng thời bảo đảm an toàn và bảo mật. Trong lĩnh vực hạ tầng: thu hút các dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; dự án xây dựng khu đô thị; khu nhà ở xã hội; dự án hạ tầng logistics.
Mở rộng xúc tiến thu hút đầu tư các đối tác có công nghệ cao, công nghệ nguồn, đứng đầu các chuỗi cung ứng và đến từ các nước là thành viên của hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP như Hoa Kỳ, Canada, EU, Singapore, Australia, New Zealand… Lựa chọn ưu tiên những ngành, lĩnh vực dự án mà Việt Nam có lợi thế về chính sách, biện pháp hàng rào thuế quan và phi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, nhất là các hiệp định thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP.... Đồng thời, tiếp tục duy trì các thị trường và đối tác truyền thống, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan… Với mục tiêu quan trọng là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; bảo đảm chất lượng thu hút đầu tư 100% sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm quỹ đất và thân thiện với môi trường.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI và hướng đến thu hút FDI theo hướng thân thiện với môi trường
Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành nhằm cải cách thủ hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh.
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ công chức, viên chức trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhất quán quan điểm “chính quyền đồng hành, cầu thị, lắng nghe, tháo gỡ một cách thực chất các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp” lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm để phục vụ nhằm tạo hỉnh ảnh chính quyền năng động, thân thiện. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 19-8-2021 của UBND tỉnh về triển khai Kết luận số 62-KL/TU ngày 14-5-2021 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 12-6-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tiếp tục triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Ninh Bình, tạo động lực cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ trong nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, thị trường, đất đai, công nghệ, tín dụng; nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Thực hiện tốt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch lồng ghép với hội nghị xúc tiến đầu tư để các tổ chức, nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu đầu tư tại tỉnh. Nghiên cứu, rà soát, đánh giá, đề xuất điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Ninh Bình và định hướng phát triển các đô thị trên địa bàn tỉnh làm cơ sở hoạch định, kiến tạo, không gian phát triển, tạo bước đột phá mới, đồng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh về quy hoạch, kế hoạch đầu tư. Tập trung các nguồn lực phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp; hạ tầng kỹ thuật đô thị; hiện đại hóa hạ tầng viễn thông và năng lượng, điện thoại, cáp viễn thông, cáp truyền hình tại khu vực trung tâm các đô thị; tăng cường, đầu tư, cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông quan trọng, huyết mạch, có tính chất kết nối vùng, liên vùng, phát triển mở rộng không gian đô thị.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
Rà soát cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh, kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Quan tâm hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có được mặt bằng nhanh chóng, thuận lợi, sớm đưa dự án vào hoạt động. Hỗ trợ cung ứng và đào tạo lao động, rà soát quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với với quy hoạch tỉnh; gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề; hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề để liên kết đào tạo tại tỉnh, trong đó chú trọng các trường kỹ thuật đào tạo kỹ sư phần mềm, công nghệ cao; mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, tổ chức xây dựng, thực hiện chương trình đào tạo mới, nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xã hội; tổ chức rà soát nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Khuyến khích, hỗ trợ nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động hợp tác giáo dục - đào tạo nhằm trang bị những kiến thức, trình độ khoa học - kĩ thuật cho người lao động.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư
Thứ nhất, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư cả về nội dung và phương thức thực hiện; chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ, xây dựng danh sách các nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm để chủ động tiếp xúc vận động, kêu gọi đầu tư vào tỉnh.
Thứ hai, đa dạng hóa, đa phương hóa đối tác thu hút đầu tư; chủ động theo dõi, đánh giá xu hướng dịch chuyển dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ một số nước trong khu vực để lựa chọn thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, dịch vụ hiện đại, có nguồn thu lớn tạo đà tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, mở rộng hợp tác xúc tiến đầu tư với tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, các tỉnh đồng bằng sông Hồng để huy động tối đa nguồn lực đầu tư; tăng cường liên kết vùng gắn với phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường; liên kết giữa các địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước để thu hút, kêu gọi đầu tư.
Thứ tư, tăng cường liên kết với các bộ, ngành, đại sứ quán, tham tán, tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp VCCI, Jica, Jetro, KCCI, Kotra … để quảng bá, kêu gọi đầu tư. Thường xuyên tham gia các hội nghị, diễn đàn, hội trợ triển lãm. Đây là cơ hội để tiếp xúc với nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh.
Thứ năm, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đang hoạt động đầu tư, kinh doanh để nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tại chỗ, đặc biệt là các đối tác đã và đang đầu tư, kinh doanh tại tỉnh nhằm tạo sự uy tín của tỉnh đối với doanh nghiệp trong việc mở rộng, tái đầu tư.
Thứ sáu, ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2024 - 2025; xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu xúc tiến đầu tư bảo đảm cả về nội dung, hình thức; phần mềm quảng bá phục vụ xúc tiến đầu tư; hệ thống quản lý dữ liệu về doanh nghiệp và dự án đầu tư.
Thứ bảy, định kỳ hằng năm xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư. Tích cực xã hội hóa hoạt động xúc tiến đầu tư bằng việc khuyến khích, lựa chọn nhà đầu tư tài trợ để quảng bá cho các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư. Bố trí nguồn lực cho công tác đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ làm công tác xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch của tỉnh. Trong đó, tập trung bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm trong xúc tiến đầu tư đối với đội ngũ trực tiếp làm việc hoặc liên quan mật thiết tới hoạt động xúc tiến đầu tư.
Tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan trên địa bàn tỉnh trong quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư; xây dựng quy chế phối hợp quản lý dự án đầu tư ngoài ngân sách giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư từ bước thẩm định cấp phép đầu tư đến bước chấm dứt hoạt động dự án; quy định chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị có liên quan, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác thu hút và quản lý dự án đầu tư; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin các dự án đầu tư khi đi vào hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tài chính; nâng cao chất lượng công tác theo dõi, thống kê, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các nhà đầu tư, doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường.
Đối với các dự án đầu tư chậm triển khai cần đôn đốc và giám sát thường xuyên; phối hợp giải quyết các vướng mắc, khó khăn gây ra chậm triển khai dự án của nhà đầu tư. Kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án và thu hồi quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án không triển khai hoặc vi phạm quy định của pháp luật, không thực hiện đúng các cam kết về đầu tư và các lĩnh vực có liên quan khi đã có văn bản kiểm tra đề nghị khắc phục sai phạm. Có cơ chế kiểm soát chặt chẽ các hoạt động chuyển nhượng dự án, góp vốn, mua cổ phần, vốn góp, không để xảy ra tình trạng “đầu tư chui”, “đầu tư núp bóng” làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, môi trường đầu tư của tỉnh./.
Phát triển công nghiệp công nghệ cao thân thiện môi trường tại Ninh Bình: Một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay  (18/11/2024)
Huyện Kim Sơn phát huy vai trò của đồng bào các tôn giáo trong xây dựng nông thôn mới  (16/11/2024)
Mô hình phát triển du lịch xanh tỉnh Ninh Bình  (15/11/2024)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm