Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức gặp mặt nhân dịp 94 năm Ngày Tạp chí Cộng sản ra số đầu (5-8-1930 - 5-8-2024)
TCCS - Ngày 5-8-2024, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức gặp mặt nhân dịp 94 năm Ngày Tạp chí Cộng sản ra số đầu (5-8-1930 - 5-8-2024), nhằm ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Tạp chí do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và làm chủ biên đầu tiên, cùng các thế hệ tiền bối có công gây dựng, tạo lập vị thế, uy tín của Tạp chí như ngày hôm nay.
Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí lãnh đạo Tạp chí qua các thế hệ: Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Vũ Văn Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Cùng tham dự còn có các đồng chí nguyên Phó Tổng Biên tập: Phạm Tất Thắng, Phạm Đình Đảng, Vũ Văn Hà, Vũ Trọng Lâm; các đồng chí nguyên Ủy viên Ban Biên tập.
Về phía Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đương nhiệm, có các đồng chí: Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bí thư Đảng ủy cơ quan; Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan; các đồng chí Ủy viên Ban Biên tập, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Tạp chí Cộng sản cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động Bộ Biên tập tại Trụ sở 28 Trần Bình Trọng, Hà Nội; cán bộ chủ chốt Công ty TNHH MTV In Tạp chí Cộng sản. Đặc biệt, đến tham dự buổi gặp mặt còn có sự tham gia của toàn thể các đồng chí cán bộ hưu trí của Tạp chí Cộng sản qua các thời kỳ.
Trước khi diễn ra buổi gặp mặt, các đại biểu và toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động Tạp chí Cộng sản dành một phút mặc niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, trí tuệ, mẫu mực, nhà lý luận, văn hóa lớn của Đảng và dân tộc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, bày tỏ lòng thương kính và sự biết ơn công lao, những đóng góp to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc nói chung, đối với Tạp chí Cộng sản nói riêng.
Trong không khí ấm áp, trang trọng, thân tình, buổi gặp mặt đã lắng nghe nhiều ý kiến tâm huyết của các đồng chí nguyên lãnh đạo Tạp chí Cộng sản, các đồng chí đại diện cán bộ hưu trí trong niềm tự hào sâu sắc về chặng đường phát triển vẻ vang của Tạp chí. Những ý kiến phát biểu tại buổi gặp mặt giúp các thế hệ cán bộ, nhân viên của Tạp chí hiểu sâu sắc hơn tầm nhìn xa, rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác lý luận, tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị ngay từ thời dựng Đảng. Người đã khai bút, mở nghiệp, dựng cơ đồ của Tạp chí Cộng sản. Các lãnh đạo tiền bối của Đảng, của Tạp chí Cộng sản vừa là nhà chính trị, vừa là nhà lý luận, vừa là nhà báo - nhà văn hóa đã sử dụng vũ khí lý luận phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Tạp chí Cộng sản.
Bên cạnh đó là những kỷ niệm không thể nào quên trong quá trình làm việc, cống hiến của mỗi cán bộ, nhân viên khi đang còn công tác, khi đã chuyển công tác hoặc khi đã nghỉ hưu về sự nghiệp tuyên truyền lý luận chính trị của Đảng, về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi còn công tác tại Tạp chí Cộng sản, về cơ quan Tạp chí, chia sẻ về tình đồng chí, đồng nghiệp...
Thay mặt Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, PGS, TS Lê Hải Bình nhấn mạnh, Tạp chí Đỏ - nay là Tạp chí Cộng sản - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và làm chủ biên đầu tiên. Tạp chí Đỏ ra đời cho thấy, ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã khẳng định vai trò quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận của Đảng cách mạng; coi trọng yêu cầu tuyên truyền lý luận chính trị, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đảng viên; thể hiện tầm nhìn xa, rộng, cách làm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Tạp chí Cộng sản có một truyền thống lịch sử vẻ vang, rất đáng tự hào mà ít cơ quan báo chí nào có được. Truyền thống, bề dày lịch sử đó luôn được bồi đắp và phát huy qua các giai đoạn, tiếp nối qua các thế hệ, tạo thành một giá trị, bản sắc riêng có.
Đồng chí Lê Hải Bình bày tỏ sự tri ân đến các thế hệ lãnh đạo, cán bộ của Tạp chí Cộng sản đã dày công vun đắp, xây dựng nên truyền thống vẻ vang này. Vinh dự và tự hào vì ngay từ những ngày đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập tạp chí tuyên truyền lý luận của Đảng, trải qua nhiều bước thăng trầm, đến nay, Tạp chí Cộng sản luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vững tôn chỉ, mục đích, bản sắc của tạp chí lý luận chính trị, "phấn đấu mãi mãi xứng đáng là ngọn cờ tư tưởng, lý luận trên mặt trận tư tưởng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam" như lời căn dặn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng./.
Phong cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Giản dị, kỷ luật, tiết kiệm  (01/08/2024)
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đội ngũ cán bộ, phóng viên Tạp chí Cộng sản  (01/08/2024)
Tình đồng nghiệp, đồng chí và những dấu ấn không thể nào quên  (31/07/2024)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một nhà lãnh đạo mẫu mực  (31/07/2024)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay