Bầu cử Tổng thống Mỹ

Tổng thống Mỹ và Phó Tổng thống Mỹ là những quan chức đứng đầu cơ quan hành pháp của Chính phủ Liên bang, với nhiệm kỳ bốn năm và được bầu bởi các Đại cử tri của các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp. Bởi theo luật bầu cử Mỹ, một ứng cử viên có thể trở thành Tổng thống mà không cần đạt được đa số phiếu phổ thông, chỉ cần đạt đa số phiếu của đại cử tri.

Những gương mặt sáng giá trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng

Một là ứng cử viên già nhất với những mối quan hệ thân thiện với giới truyền thông và chính trị; một là chính trị gia trẻ tuổi, năng động đầy bản lĩnh đồng thời là ứng cử viên da đen đầu tiên; một là đệ nhất phu nhân đầu tiên có học vị tiến sĩ từng thành công trong chuyên môn cũng như trong hoạt động chính trị, Giôn Mắc-kên, Ô-ba-ma Bơ-rách hay Hi-la-ry Clin-tơn đang là những gương mặt sáng giá trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Những cái đầu tiên, duy nhất và chuyện có thật về các Tổng thống Mỹ

Có những câu chuyện thật như đùa xung quanh đời tư các Tổng thống Mỹ như câu chuyện về Tổng thống Ben-gia-mi Ha-ri-xơn, người đầu tiên được sử dụng điện trong Nhà Trắng, nhưng vì sợ điện giật nên cả Tổng thống và vợ ông đều ngại chạm vào công tắc điện.

Nước Mỹ: Những thách thức trước thềm bầu cử Tổng thống 2008

Đầu năm 2007, giới chuyên gia Mỹ cho rằng khả năng kinh tế nước này rơi vào suy thoái chỉ khoảng 30%. Nhưng trên thực tế, dù người thắng cử thuộc Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa thì vị tân Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ vẫn sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức trước nguy cơ suy thoái kinh tế, hiểm họa khủng bố, bạo lực, uy tín và hình ảnh nước Mỹ giảm sút trên trường quốc tế...

Thấy gì trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ 2008?

Vài tháng nữa mới đến cuộc bỏ phiếu cuối cùng bầu cử Tổng thống Mỹ, vì vậy còn quá sớm để khẳng định ai sẽ là người kế nhiệm ông G.Bu-sơ. Nhưng qua cuộc tranh cử này người ta có thể thấy, không chỉ việc tranh cử qua mạng được các ứng cử viên ráo riết sử dụng mà cả vấn đề Cu-ba lẫn vấn đề về tôn giáo đều có thể trở thành quân bài trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2008.

Hi-la-ry - Ô-ma-ma: Không chỉ là cuộc đối đầu 1-1

Một nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái, một cuộc chiến sa lầy ở I-rắc, một Đảng Cộng hòa 8 năm liên tục làm chủ Nhà Trắng... tất cả các yếu tố này đều khiến cánh cửa tòa Bạch Ốc càng mở rộng hơn cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ. Vì thế, không có gì là quá lời nếu nói trận quyết đấu giữa Cựu đệ nhất phu nhân nước Mỹ Hi-la-ry và Thượng nghị sĩ da màu Ô-ba-ma là trận chung kết sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2008.

Người Mỹ gốc Việt với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2008

Bang Ca-li-phoóc-ni-a là bang lớn nhất nước Mỹ, cũng là bang tập trung đông đảo nhất người Mỹ gốc Việt. Với số dân hơn một triệu người đang sống tại Mỹ, lá phiếu của người Mỹ gốc Việt không phải hoàn toàn vô hiệu quả trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới. Kinh nghiệm qua các cuộc bầu cử Tổng thống trước đây cho thấy, sự thắng bại đôi khi chỉ chênh nhau có vài trăm ngàn lá phiếu.

Đảng Dân chủ - Đảng Cộng hòa Mỹ: Đối lập nhưng không đối đầu

Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa là hai đảng chính trị lớn nhất ở Mỹ, hàng trăm năm nay luôn cạnh tranh để thay phiên nhau nắm quyền đất nước được coi là “hùng mạnh nhất thế giới”. Song dù cuộc ganh đua đó quyết liệt đến đâu, cả hai đảng đều gặp nhau ở một điểm chung xuyên suốt: vì lợi ích tối thượng của nước Mỹ!

Vua bà

Chịu quá nhiều búa rìu dư luận vì là nữ chính trị gia, Hy-la-ry nhận được nhiều ủng hộ từ công chúng không hẳn vì người ta thích bà hoặc tán thành chính sách mà bà đưa ra mà vì thông cảm nhiều hơn. Bởi búa rìu dư luận đối với người phụ nữ thành đạt nhiều khi quá tàn nhẫn, bất công, xăm soi vào sự riêng tư tới mức có thể làm người ta bật khóc. Dù người Mỹ có ủng hộ hay không đối với khả năng nước này sắp có vua bà, công bằng mà nói, không phải ai cũng đủ dũng cảm đương đầu với sóng gió trên chính trường như Hi-la-ry.

Tản mạn về bầu cử Tổng thống Mỹ

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn thu hút được sự quan tâm theo dõi của nước Mỹ và cả thế giới. Các cuộc trưng cầu dân ý, những lời dự đoán của các chuyên gia, các vụ cá cược của dân chúng Mỹ đang ngày càng sôi động cùng guồng quay của chính trường. Các nhà kinh tế học, chính trị học, các cố vấn tranh cử và cả các phóng viên... cũng đều bị cuốn hút vào cuộc tranh đua quyền lực này và thế là những phỏng đoán sai cứ trở thành chuyện thường ngày của huyện.

Những bất đồng trong tranh cử Tổng thống Mỹ 2008

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của Mỹ đang nóng dần lên theo thời gian, các ứng cử viên của hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa đang ráo riết cho cuộc tranh đua gay cấn này. Trước thềm bầu cử, ứng cử viên của hai đảng đã đề ra nhiều cương lĩnh tranh cử cho mình nhằm giành được nhiều nhất sự ủng hộ của cử tri và các cương lĩnh này cũng bộc lộ nhiều mối bất đồng lớn đang xảy ra giữa hai chính đảng thống trị chính trường ở quốc gia giàu có nhất hành tinh này...

Xuất khẩu dân chủ theo kiểu Mỹ

Xuất khẩu nền dân chủ kiểu Mỹ được tiến hành một cách mạnh mẽ, tích cực sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhằm mục đích chuyển hóa các nước Đông Âu và họ đã thành công. Trong rất nhiều trường hợp, xuất khẩu dân chủ thông qua diễn biến hòa bình không đem lại những kết quả như mong muốn, chính quyền Mỹ đã không ngần ngại sử dụng biện pháp quân sự nhằm lật đổ chính phủ được bầu lên một cách hợp hiến.

Có thể bạn chưa biết

Ngày 3-1, vòng bầu cử sơ bộ đầu tiên để lựa chọn ứng cử viên Tổng thống của cả hai đảng: Dân chủ và Cộng hòa tại bang Ai-ô-oa (Iowa). Ngày 5-1 đến 3-6 bầu cử sơ bộ tại tất cả các bang còn lại trên toàn nước Mỹ. Ngày 25 đến 28-8 Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ bầu cử ứng cử viên tranh cử Tổng thống của đảng. Ngày 1 đến 4-9 Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa bầu ứng cử viên tranh cử Tổng thống của đảng. Ngày 4-11 bầu cử Tổng thống, Phó Tổng thống tại tất cả 50 bang và quận Cô-lôm-bi-a. Ngày 20-1-2009, Tân Tổng thống nhậm chức.

Các đời Tổng thống Mỹ

Gioóc- giơ Oa-sinh-tơn (George Washington), sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 1789-1797. Gioóc- giơ Bu-sơ (George Bush), sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946, thuộc Đảng Cộng hòa, là Tổng thống thứ 43, nhiệm kỳ 2001-2009. Tới đây ai sẽ trở thành chủ nhân Nhà Trắng lần thứ 44?

Cuộc đua tăng lãi suất VND: Những nguy cơ tiềm ẩn

Trong thời gian vừa qua, thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam vì chứng kiến cuộc ra quân ồ ạt và mạnh mẽ của khối ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động vốn VNĐ. Một mặt bằng lãi suất mới dường như đang được tạo nên trước những cuộc rượt đuổi ở mức gia tăng nguy hiểm của các chương trình siêu lãi suất.

2 tuần trong 5 phút

Việt Nam

Thế giới

*** Văn học - nghệ thuật

Hữu Ngọc và hành trình lãng du trong không gian văn hóa Việt Nam

Nếu có cuộc bầu chọn người có công chuyên chở văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và ngược lại, thì chắc chắn, một trong những ứng cử viên sáng giá nhất chính là nhăn văn hóa Hữu Ngọc. Ông là tác giả của hàng nghìn bài báo và nhiều công trình về văn hóa thật sự đồ sộ từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.

*** Văn hóa - xã hội

Lai Xá - từ làng đến phố

Nằm ở một vùng ven đô, Lai Xá là làng nghề chụp ảnh duy nhất của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Trải qua hơn một trăm năm du nhập và phát triển nghề ảnh, Lai Xá đang đứng trước cơn lốc đô thị hóa với những thay đổi từng ngày.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Tân Tổng thống Nga Mét-vê-đép: Danh xứng tài đức

Vài ngày trước khi đắc cử Tổng thống Nga trong một buổi trả lời phỏng vấn “Tuần báo chính trị - xã hội” (ITOGI - Nga), Phó Thủ tướng thứ nhất Đ.Mét-vê-đép nói: Các bạn biết không, đối với tôi điều quan trọng nhất là trong bất kỳ tình huống nào, mình vẫn cứ phải là một con người bình thường và hợp thời.